Rùng mình loài rắn độc dài nhất hành tinh, ăn thịt cả đồng loại

Rùng mình loài rắn độc dài nhất hành tinh, ăn thịt cả đồng loại

Được biết đến là loài rắn độc dài nhất thế giới, hổ mang chúa có chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m.

 Rắn hổ mang chúa có tên khoa học là Ophiophagus hannah, là loài rắn độc có kích cỡ khổng lồ và đặc tính “ngóc đầu dậy” khi cảm thấy nguy hiểm.
Rắn hổ mang chúa có tên khoa học là Ophiophagus hannah, là loài rắn độc có kích cỡ khổng lồ và đặc tính “ngóc đầu dậy” khi cảm thấy nguy hiểm.
Rắn hổ mang chúa là loài rắn thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ) phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m.
Rắn hổ mang chúa là loài rắn thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ) phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m.
Mặc dù danh từ "rắn hổ mang" nằm trong tên gọi thông thường của loài rắn này nhưng chúng không thuộc chi Naja (chi rắn hổ mang thật sự). Đây là loài duy nhất thuộc chi Ophiophagus.
Mặc dù danh từ "rắn hổ mang" nằm trong tên gọi thông thường của loài rắn này nhưng chúng không thuộc chi Naja (chi rắn hổ mang thật sự). Đây là loài duy nhất thuộc chi Ophiophagus.
Con mồi của rắn hổ mang chúa chủ yếu là những loài rắn khác, thậm chí loài rắn này còn ăn thịt đồng loại. Khi con mồi chủ yếu khan hiếm, rắn hổ mang chúa sẽ ăn một vài loài nhỏ có xương sống như thằn lằn, gặm nhấm.
Con mồi của rắn hổ mang chúa chủ yếu là những loài rắn khác, thậm chí loài rắn này còn ăn thịt đồng loại. Khi con mồi chủ yếu khan hiếm, rắn hổ mang chúa sẽ ăn một vài loài nhỏ có xương sống như thằn lằn, gặm nhấm.
Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người.
Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người.
Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin gồm các độc tố thần kinh, cytotoxin và một vài hợp chất khác. Những chất này có thể gây tổn hại mô thần kinh và làm vô hiệu các tế bào.
Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin gồm các độc tố thần kinh, cytotoxin và một vài hợp chất khác. Những chất này có thể gây tổn hại mô thần kinh và làm vô hiệu các tế bào.
Rắn hổ mang chúa có khả năng tiêm một lượng lớn nọc độc với liều khoảng 200 đến 500mg vào nạn nhân trong một vết cắn. Nọc độc của rắn hổ mang chúa sẽ khiến con mồi giảm thị lực nhanh chóng, gây tê liệt, sau đó là suy hô hấp và tim ngừng đập và tử vong.
Rắn hổ mang chúa có khả năng tiêm một lượng lớn nọc độc với liều khoảng 200 đến 500mg vào nạn nhân trong một vết cắn. Nọc độc của rắn hổ mang chúa sẽ khiến con mồi giảm thị lực nhanh chóng, gây tê liệt, sau đó là suy hô hấp và tim ngừng đập và tử vong.
Một số trường hợp, lượng nọc độc rắn hổ mang chúa tiết ra trong một vết cắn có thể lên tới 7ml, đủ để giết chết một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng.
Một số trường hợp, lượng nọc độc rắn hổ mang chúa tiết ra trong một vết cắn có thể lên tới 7ml, đủ để giết chết một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng.
Nếu con người bị rắn hổ mang chúa cắn, nọc độc của nó sẽ tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt, tê liệt thần kinh, hôn mê và thiệt mạng nhanh chóng.
Nếu con người bị rắn hổ mang chúa cắn, nọc độc của nó sẽ tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt, tê liệt thần kinh, hôn mê và thiệt mạng nhanh chóng.
Về mang rắn, giống như các loài rắn hổ mang khác, khi gặp nguy hiểm rắn hổ mang chúa có khả năng phồng mang, bành rộng phần cổ ra. Với cách này, rắn hổ mang chúa sẽ ngụy trang thân hình của mình to hơn bình thường rất nhiều, giúp rắn uy hiếp kẻ thù.
Về mang rắn, giống như các loài rắn hổ mang khác, khi gặp nguy hiểm rắn hổ mang chúa có khả năng phồng mang, bành rộng phần cổ ra. Với cách này, rắn hổ mang chúa sẽ ngụy trang thân hình của mình to hơn bình thường rất nhiều, giúp rắn uy hiếp kẻ thù.
Về mắt rắn, rắn hổ mang chúa sở hữu đôi mắt đen tròn sáng và mi mắt trong suốt; có nghĩa là rắn hổ mang chúa không bao giờ chớp mắt, rất hữu dụng khi săn mồi. Khi bị trầy xước, lớp mi này nhanh chóng bong tróc và được thay thế bằng một lớp khác.
Về mắt rắn, rắn hổ mang chúa sở hữu đôi mắt đen tròn sáng và mi mắt trong suốt; có nghĩa là rắn hổ mang chúa không bao giờ chớp mắt, rất hữu dụng khi săn mồi. Khi bị trầy xước, lớp mi này nhanh chóng bong tróc và được thay thế bằng một lớp khác.
Về tuổi thọ, rắn hổ mang chúa hoang dã có tuổi thọ trung bình khoảng 20 năm. Tuổi thọ tối đa ước lượng được 30 năm.
Về tuổi thọ, rắn hổ mang chúa hoang dã có tuổi thọ trung bình khoảng 20 năm. Tuổi thọ tối đa ước lượng được 30 năm.
Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.

GALLERY MỚI NHẤT