Quy trình sản xuất đường mạch nha siêu bẩn
Kẹo mạch nha là nguyên liệu không thể thiếu trong công nghiệp sản xuất mứt kẹo và bia. Thế nhưng tại các làng nghề sản xuất đường mạch nha lại có quy trình sản xuất kém chất lượng đến không ngờ.
Theo ghi nhận của PV báo Tổ quốc tại 1 trụ sở sản xuất đường mạch nha thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội, cơ sở này rất mất vệ sinh cũng như chất lượng hạ tầng vô cùng kém. Những thùng phuy lớn cáu bẩn chứa thành phẩm sau khi chế biến đường mạch nha.
Đường mạch nha. |
Các loại nguyên liệu không chỉ được đựng trong các vật chứa cáu bẩn mà còn được đổ đống ra đất, mặc người ta dẫm đạp thậm chí... khạc nhổ thẳng vào.
Hoảng với mứt Tết dâng tận miệng kiến cũng không ăn
Hầu hết các loại mứt tổng hợp được rao bán đều có thời gian bảo quản lâu, không chảy rữa dù để ngoài trời. Thậm chí, các sản phẩm này dâng tận miệng đến kiến, côn trùng cũng không ăn như đặc tính của mứt thông thường.
Mứt tết không tem nhãn bày bán tràn lan. |
Nhằm tăng thời gian bảo quản của loại thực phẩm này cần phải cho thêm các loại chất bảo quản để tẩm ướp. Để có được những màu sắc hấp dẫn và bắt mắt thì cần phải cho thêm các loại phẩm tương thích với màu thực của quả.
Với nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, mứt Tết có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe, thậm chí các bệnh nguy hiểm như ung thư.
Lo bị phạt, tìm mua máy đo nồng độ cồn, thuốc 'xả rượu bia'
Từ ngày 1/1/2020, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành. Dân nhậu tìm nhiều cách để "né" máy thổi nồng độ cồn.
Không ít người đổ xô tìm mua máy đo nồng độ cồn để tự kiểm tra trước khi tham gia giao thông. Máy đo nồng độ cồn được mua khá dễ dàng trên mạng và một số siêu thị điện máy với giá dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Ngoài ra, nhiều người lại tìm đến một loại thuốc được quảng cáo có chức năng giải rượu và giảm nồng độ cồn trong thời gian ngắn.
Thuốc xả rượu bia này được quảng cáo dưới dạng thuốc, thực phẩm chức năng, men, kẹo và được bán ngang nhiên thậm chí là không hề có nhãn mác. Nhưng theo nhiều chuyên gia thì không có thần dược nào có thể giải men rượu trong thời gian ngắn.
Giá bia rục rịch tăng giáp Tết
Giáp Tết, giá bán bia tại TP.HCM có chiều hướng tăng. Mặt khác, giá bán ở các đại lý, cửa hàng tạp hóa cao hơn siêu thị khoảng 5.000-20.000 đồng/thùng.
Thực tế, các sản phẩm bia Tết đã bắt đầu tăng giá từ trước dịp lễ Giáng sinh, với mức giá hiện nay cao hơn 5.000-15.000 đồng/thùng tùy loại.
Theo ghi nhận của Zing, quy định mới về mức xử phạt tài xế sử dụng rượu, bia khiến số lượng người uống rượu, bia ở các nhà hàng, quán ăn giảm đáng kể, nhưng lại đẩy sản lượng tiêu thụ mặt hàng rượu, bia và đồ uống có cồn tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi.
Kẹo handmade 1 triệu/kg không có hàng để bán
Những năm gần đây, thực phẩm handmade trở thành xu hướng được nhiều người ưa chuộng không chỉ trong bữa ăn hàng ngày mà cả những dịp lễ tết. Cận Tết năm nay, ngoài sản phẩm của các thương hiệu có tên tuổi, nhiều bà nội trợ ưu tiên lựa chọn bánh kẹo handmade dù giá khá cao, thậm chí đắt gấp nhiều lần bánh kẹo đóng gói sẵn.
Bánh kẹo handmade hút khách. |
Thị trường hiện có rất nhiều loại bánh kẹo handmade, mẫu mã phong phú, đa dạng. Trong đó, nổi bật nhất là kẹo nougat được làm từ bơ sữa, hạt macca, hạt điều, hạnh nhân, mứt quả,... Giá loại kẹo này dao động từ 600.000-800.000 đồng/kg tùy loại như nougat café, nougat xoài, nougat bạc hà...
Bên cạnh đó, bánh hạnh nhân, snack rong biển chà bông, bánh dứa cũng rất hút khách với giá từ 400.000-800.000 đồng/kg.
Cá chép ‘giả’ cúng ông Công ông Táo đắt hàng
Năm nay nhiều chị em có xu hướng chọn lựa cá chép “giả” thay cho cá chép đỏ để cúng ông Công ông Táo. Hiện mặt hàng cá chép “giả” được rao bán nhiều trên mạng với giá dao động từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng/sản phẩm.
Những con cá chép giả được làm nguyên liệu từ gạo nếp, đúc khuôn khá công phu với màu sắc đẹp, trang trí cầu kỳ bắt mắt. Chè cá chép là nhân đậu xanh, còn xôi cá chép làm nhân nấm thịt. Sau khi cúng, người mua có thể thưởng thức được luôn.
Cùng với xôi chè cá chép, các loại bánh hình cá chép cũng đang bán khá chạy. Không chỉ được làm bằng bột đậu xanh, rau câu, các loại bánh bông lan cá chép đặc biệt là bánh tổ cá chép cũng được nhiều người chọn mua.
Đào đông, hồng gai Trung Quốc, hoa anh đào Nhật 'hút' khách Việt
Không phải mặt hàng mới lạ, song năm nay đào đông vẫn đặc biệt hút khách. Ngoài dòng đào đông đỏ au từ Trung Quốc, trên thị trường còn xuất hiện đào đông cam, vàng,... được nhập khẩu từ Hà Lan. Mỗi bình đào đông cắm từ 5-10 cành có tổng chi phí lên tới 3-5 triệu đồng. Nhưng có những bình đào giá tới cả vài chục triệu đến 100 triệu đồng.
Loại hồng gai được nhập từ Trung Quốc với những chùm quả nhỏ li ti màu cam cũng đang khiến không ít chị em tò mò mua về trưng Tết Nguyên đán. Một bó hoa hồng gai gồm 3-5 cành giá 350.000 đồng.
Trong khi đó, hoa anh đào nhập từ Nhật Bản với nhiều màu sắc độc đáo, mới lạ đang được nhiều người sành chơi lùng mua dù giá dao động từ 200.000-600.000 đồng/cành. Nhiều người sẵn sàng chi vài triệu cho đến cả chục triệu đồng để sở hữu một bình hoa anh đào Nhật chơi Tết.
Cúc mâm xôi cháy hàng, giá cao kỷ lục
Dịp Tết 2020, nhà vườn làng hoa Sa Đéc trồng khoảng 250.000 giỏ cúc mâm xôi, tăng hơn 50.000 giỏ so với năm trước. Nhưng lượng hoa cúc vẫn không đủ bán, giá cao kỷ lục.
Cúc mâm xôi hiện được bán sỉ với giá khoảng 80.000-100.000 đồng/giỏ. Đây là mức giá kỷ lục, cao hơn khoảng 30.000 đồng/giỏ so cùng kỳ dịp tết 2019, cao hơn nhiều so với những năm trước.
Cận Tết, sâm Ngọc Linh giả lại được dịp 'tung hoành'
Sâm Ngọc Linh được coi là 'quốc bảo Việt Nam' nhưng hiện tình trạng sâm Ngọc Linh giả đang 'trà trộn' rất nhiều không chỉ ở những cửa hàng, công ty thậm chí còn cả trên mạng xã hội.
Tại thủ phủ sâm Ngọc Linh Kon Tum, Quảng Nam và trên thị trường hiện nay, đặc biệt là tại các TP lớn như: Hà Nội, TP.HCM... có tình trạng các loại cây họ sâm từ phía bắc, không nguồn gốc, hóa đơn chứng từ rao bán tràn lan.
Giá các loại này chỉ từ 1-2 triệu đồng/kg, nhưng “đột lốt” thành sâm Ngọc Linh và được “thổi” giá lên hàng trăm triệu đồng/kg.
Thương lái Trung Quốc bỗng mua chè cổ thụ giá gấp 3
Khoảng 2 tháng gần đây, người dân các xã: Sính Phình, Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Sín Chải (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) xôn xao về việc trên địa bàn xã Sín Chải xuất hiện thương lái Trung Quốc mua chè với giá cao mà không yêu cầu khắt khe về kỹ thuật hái và chất lượng chè.
Việc tư thương Trung Quốc thu mua chè cổ thụ ở xã Sín Chải có ảnh hưởng đến sự phát triển, năng suất, sản lượng cây chè hay không thì cần tiếp tục được theo dõi thêm.