Rùng mình hòn đảo nguy hiểm toàn rắn độc, không ai dám tới

Rùng mình hòn đảo nguy hiểm toàn rắn độc, không ai dám tới

Là "lãnh địa" của hàng nghìn con rắn độc, Ilha da Queimada Grande ở ngoài khơi bờ biển Brazil được cho là hòn đảo nguy hiểm bậc nhất thế giới, cấm bất kỳ ai đặt chân lên đảo, dù là dân địa phương hay khách du lịch...

Đảo Ilha de Queimada Grande còn được gọi là đảo Rắn, là một trong những vùng đất nguy hiểm nhất trên thế giới. (Ảnh: IT)
Đảo Ilha de Queimada Grande còn được gọi là đảo Rắn, là một trong những vùng đất nguy hiểm nhất trên thế giới. (Ảnh: IT)
Từ lâu, hòn đảo này rất ít người dám đặt chân đến bởi nó là lãnh địa của hàng nghìn con rắn độc. Thậm chí, chính quyền phải đặt lệnh cấm không cho bất kỳ ai đặt chân lên đảo, dù là dân địa phương hay khách du lịch.
Từ lâu, hòn đảo này rất ít người dám đặt chân đến bởi nó là lãnh địa của hàng nghìn con rắn độc. Thậm chí, chính quyền phải đặt lệnh cấm không cho bất kỳ ai đặt chân lên đảo, dù là dân địa phương hay khách du lịch.
Hòn đảo khá lớn, khoảng 430.000m2, và được mệnh danh là hòn đảo nguy hiểm bậc nhất thế giới. Với mật độ trung bình là một con rắn độc trên 1m2 đất, vùng đất này là nỗi kinh hoàng cho ngư dân tại đây.
Hòn đảo khá lớn, khoảng 430.000m2, và được mệnh danh là hòn đảo nguy hiểm bậc nhất thế giới. Với mật độ trung bình là một con rắn độc trên 1m2 đất, vùng đất này là nỗi kinh hoàng cho ngư dân tại đây.
Điều khiến hòn đảo Queimada Grande trở nên đặc biệt nguy hiểm là bởi vì nó là nơi duy nhất có sự xuất hiện của rắn rắn hổ lục đầu vàng (golden lancehead viper), một trong những loài rắn độc nhất, dễ gây chết người nhất thế giới.
Điều khiến hòn đảo Queimada Grande trở nên đặc biệt nguy hiểm là bởi vì nó là nơi duy nhất có sự xuất hiện của rắn rắn hổ lục đầu vàng (golden lancehead viper), một trong những loài rắn độc nhất, dễ gây chết người nhất thế giới.
Ước tính có khoảng 2.000 đến 4.000 con rắn rắn hổ lục đầu vàng trên đảo. Nọc độc của một con rắn này mạnh hơn gấp 5 lần so với nọc độc rắn ở trong đất liền, có thể gây chết người chỉ trong một giờ sau khi bị cắn nếu không kịp thời sơ cứu và di chuyển tới cơ sở y tế gần nhất.
Ước tính có khoảng 2.000 đến 4.000 con rắn rắn hổ lục đầu vàng trên đảo. Nọc độc của một con rắn này mạnh hơn gấp 5 lần so với nọc độc rắn ở trong đất liền, có thể gây chết người chỉ trong một giờ sau khi bị cắn nếu không kịp thời sơ cứu và di chuyển tới cơ sở y tế gần nhất.
Tuy nhiên, nguy hiểm thực sự là người bị nạn không dễ tới được nơi an toàn để cấp cứu khi hòn đảo cách bờ biển Brazil lên tới 90km. Điều đó còn chưa tính tới thời gian di chuyển từ bờ biển tới bệnh viện gần nhất.
Tuy nhiên, nguy hiểm thực sự là người bị nạn không dễ tới được nơi an toàn để cấp cứu khi hòn đảo cách bờ biển Brazil lên tới 90km. Điều đó còn chưa tính tới thời gian di chuyển từ bờ biển tới bệnh viện gần nhất.
Theo tờ Thetravel, Đảo Rắn không có người ở. Gia đình người canh giữ ngọn hải đăng trên đảo là những người cuối cùng xuất hiện trên đảo từ năm 1920. Người ta cho rằng rắn đã lẻn vào nhà qua các cửa sổ và giết hại cả gia đình xấu số.
Theo tờ Thetravel, Đảo Rắn không có người ở. Gia đình người canh giữ ngọn hải đăng trên đảo là những người cuối cùng xuất hiện trên đảo từ năm 1920. Người ta cho rằng rắn đã lẻn vào nhà qua các cửa sổ và giết hại cả gia đình xấu số.
Ngoài số lượng rắn khổng lồ, hòn đảo này còn không có nguồn nước uống nào. Nhiệt độ rất cao và việc lên bờ rất phức tạp vì bờ biển của nó đầy vách đá.
Ngoài số lượng rắn khổng lồ, hòn đảo này còn không có nguồn nước uống nào. Nhiệt độ rất cao và việc lên bờ rất phức tạp vì bờ biển của nó đầy vách đá.
Theo các chuyên gia cho rằng việc hiện diện của loài rắn hổ lục đầu vàng kịch độc trên đảo là kết quả của mực nước biển dâng cao. Khoảng 10.000 năm trước, Đảo Rắn từng là một phần đất liền của Brazil nhưng khi nước biển dâng cao, nó đã tách ra và biến thành hòn đảo như ngày nay.
Theo các chuyên gia cho rằng việc hiện diện của loài rắn hổ lục đầu vàng kịch độc trên đảo là kết quả của mực nước biển dâng cao. Khoảng 10.000 năm trước, Đảo Rắn từng là một phần đất liền của Brazil nhưng khi nước biển dâng cao, nó đã tách ra và biến thành hòn đảo như ngày nay.
Vì mức độ nguy hiểm, Chính phủ Brazil đã cấm con người đặt chân lên hòn đảo này. Chính phủ kiểm soát chặt chẽ các chuyến viếng thăm Ilha da Queimada Grande.
Vì mức độ nguy hiểm, Chính phủ Brazil đã cấm con người đặt chân lên hòn đảo này. Chính phủ kiểm soát chặt chẽ các chuyến viếng thăm Ilha da Queimada Grande.
Hiện nay, chỉ có lực lượng Hải quân ở quốc gia này cùng những chuyên gia nghiên cứu hoặc nhà quay phim mới được phép tới đây.
Hiện nay, chỉ có lực lượng Hải quân ở quốc gia này cùng những chuyên gia nghiên cứu hoặc nhà quay phim mới được phép tới đây.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thăm hòn đảo kỳ lạ, nơi "dư thừa" hàng nghìn nam giới

GALLERY MỚI NHẤT