Rùng mình cảnh thuốc sâu phun như "mưa phùn", tưới đẫm hoa Mê Linh

Giữa cánh đồng hoa ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội từng đợt, từng lớp “sương trắng”, “sương xanh” được người dân vô tư phun ra như mưa dội từ bình thuốc nặng tới 35kg, tưới đẫm các luống hoa hồng.

Xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội có khoảng 70 – 80% nhân khẩu làm nghề trồng hoa, chủ yếu là hoa hồng.
Theo lời kể của dân chăm hoa chuyên nghiệp nơi đây, loài hoa này nếu như không được phun thuốc, chăm sóc cẩn thận thì chất lượng sẽ thấp và khó bán. Bởi vậy, việc thường xuyên phải sử dụng thuốc BVTV phun cho hoa là điều đương nhiên.
Trung bình tại vựa hoa Mê Linh, từ 7 – 10 ngày lại phun thuốc 1 đợt, số lượng thuốc phun được chia theo diện tích khoảng 2 bình/sào hoa hồng và mùa nào cũng phun như mùa nào.
Tuy nhiên, các loại thuốc đều được chia theo từng thời điểm khác nhau, mùa hè thì phun thuốc trị sâu, trĩ; còn vào mùa đông, lại phun thêm cả thuốc trị nấm và nhện…
Theo tìm hiểu của PV, các loại thuốc sử dụng khá đa dạng, từ đắt đến rẻ đều có cả. Các loại thuốc được người trồng hoa ở đây sử dụng rất nhiều và đa dạng, thường là: Mancozeb, Miretox, Rholam 20 ec; ngoài ra còn một loại thuốc khá đắt tiền có hình con “cú mèo” mà chỉ khi có điều kiện mới mua để sử dụng.
Rung minh canh thuoc sau phun nhu
 Một lọ thuốc bảo vệ thực vật có tên Rholam 20EC được người dân để phun cho ruộng hoa của mình. (Ảnh: Phạm Quý)
Rung minh canh thuoc sau phun nhu
 Gói thuốc dùng dở và nhiều vỏ bao đã qua sử dụng vứt lay lắt bên ruộng hoa. (Ảnh: Phạm Quý)
Bà Nguyễn Thị Thanh (người dân xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội) băn khoăn kể lại: “Thực ra, nhiều khi phun thuốc về mệt lắm, khó thở, buồn nôn và thi thoảng lại bị ăn chân ăn tay nhưng làm thế nào được.
Nghỉ một ngày là hoa xấu, quên phun một ngày là sâu bệnh phá ngay, kéo theo cả mấy miệng ăn trong gia đình thì đành đánh cược với tính mạng thôi”.
Và quả thực, đúng như lời người trồng hoa, chỉ 1 ngày ở Mê Linh phóng viên cũng ghi nhận được trực tiếp cảnh người dân tưới, tắm cho những bông hoa hồng ngát hương bằng thuốc đậm đặc nhất.
Trả lời báo chí, ông Hồ Xuân Hùng (Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam) cho rằng, việc nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) trong máu do ô nhiễm từ môi trường nước, không khí và cả từ ăn uống.
Ô nhiễm từ ăn uống có liên quan đến dư lượng thuốc BVTV trong rau quả. Đây là mối lo lắng lớn nhất của người tiêu dùng. Nguy hiểm nhất là khâu chăm sóc, quá dư thừa thuốc BVTV. Ví dụ, quy định trước khi thu hoạch 30 ngày không được phun thuốc BVTV, nhưng người sản xuất vẫn phun thuốc, thậm chí trước khi bán chỉ vài ba ngày.
Đó cũng là lý do, trong số những người xét nghiệm máu, có những người không liên quan tới sản xuất nông nghiệp cũng bị nhiễm hoá chất BVTV. Thậm chí, nhiều người khác, nhất là người tiêu dùng cũng sẽ bị nhiễm hóa chất BVTV nếu sử dụng rau sản xuất có dư lượng thuốc BVTV không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.
Rung minh canh thuoc sau phun nhu
 Người đàn ông này đang phun thuốc cho ruộng hồng của mình, những luống hồng bắt đầu phun lộc có nụ và sẽ được cắt bán trong khoảng vài ngày đến 1 tuần tới. (Ảnh: Phạm Quý)
Rung minh canh thuoc sau phun nhu
 Lá và từng bông hồng tắm đẫm thuốc sau khi phun. (Ảnh Phạm Quý)
Rung minh canh thuoc sau phun nhu
Trung bình tại vựa hoa Mê Linh, từ 7 – 10 ngày lại phun thuốc 1 đợt, số lượng thuốc phun được chia theo diện tích khoảng 2 bình/sào hoa hồng và mùa nào cũng phun như mùa nào. (Ảnh Phạm Quý) 
Rung minh canh thuoc sau phun nhu
 Mỗi lần phun như thế sẽ dùng trên dưới 10 bình thuốc, nhà nào nhiều thì 20 - 30 bình. (Ảnh Phạm Quý)
Rung minh canh thuoc sau phun nhu
 Cận cảnh những nụ hồng tắm thuốc. (Ảnh: Phạm Quý)

Tin mới