Rúng động vụ trộm cướp bảo tàng lớn nhất nước Mỹ

(Kiến Thức) - Cách đây 25 năm, hai tên trộm đã đột nhập Bảo tàng Isabella Stewart Gardner ở Boston và trộm cướp 13 tác phẩm nghệ thuật trị giá 500 triệu USD.

Rúng động vụ trộm cướp bảo tàng lớn nhất nước Mỹ
Rung dong vu trom cuop bao tang lon nhat nuoc My
Một tên trộm đã đánh cắp ở Bảo tàng Paris 5 bức tranh của Picasso, Braque và Matisse, với giá trị của mỗi bức tranh ước tính từ  50 đến 100 triệu Euro.
Đêm 18/3/1990, hai tên cướp mang râu giả trong trang phục cảnh sát đã bấm chuông cửa Bảo tàng Isabella Stewart Gardner, nói với người gác cửa rằng họ đã nhận được một cú gọi khẩn cấp và muốn kiểm tra bảo tàng xem có mất gì không. Người gác cửa nhẹ dạ cả tin đã để chúng đi vào trong bảo tàng mà không kiểm tra thẻ cảnh sát.
Không những thế, hai tên trộm còn yêu cầu người gác rời trạm gác để kiểm tra thẻ căn cước. Người gác cửa nghe theo và rời xa nơi có nút báo động duy nhất. Người gác cổng còn dùng bộ đàm gọi đồng nghiệp còn lại đến trình diện cảnh sát ở phòng chờ. Nhanh như chớp, hai tên trộm quật ngã hai nhân viên bảo vệ bảo tàng, nhét giẻ vào mồm họ và dùng còng số 8 xích họ vào một ống nước trong tầng hầm.
Hai tên cướp lục lọi khắp bảo tàng tư nhân Isabella Stewart Gardner suốt 81 phút, cắt những bức tranh khỏi khung và lấy đi 13 hiện vật được trưng bày. Trong số các hiện vật bị cướp có tranh của các danh họa Hà Lan Rembrandt và Vermeer cùng với một chiếc bình cổ Trung Quốc đời nhà Thương. Đây là các kiệt tác trong bộ sưu tầm nghệ thuật của bà Isabella Stewart Gardner. Khi qua đời năm 1924, bà Gardner đã viết di chúc yêu cầu không được đổi chỗ các bức tranh trong bảo tàng tư nhân mà bà để lại và các tác phẩm nghệ thuật đó đã tại vị hơn 60 năm cho đến ngày chúng bị đánh cắp.  
Mất 500 triệu USD và 5 triệu USD treo thưởng
Bảo tàng Isabella Stewart Gardner ước tính giá trị của 13 tác phẩm nghệ thuật bị cướp vào khoảng 500 triệu USD và đây là vụ trộm cướp tác phẩm nghệ thuật lớn nhất nước Mỹ. Cục điều tra liên bang FBI đã thành lập một đội đặc nhiệm đề điều tra vụ này. Tất cả các tay trộm tác phẩm nghệ thuật có trong sổ đen đầu bị thẩm vấn. Các thám tử tư nhân cũng đua nhau nhập cuộc vì bảo tàng đã treo thưởng 5 triệu USD cho những ai có thể cung cấp thông tin chính xác.
Rung dong vu trom cuop bao tang lon nhat nuoc My-Hinh-2
Kiệt tác "Bão táp trên biển Galilee" của danh họa Rembrandts là một trong những bức tranh bị lũ trộm cắt khỏi khung ngày 18/3/1990.  
Đã xuất hiện khá nhiều giả thiết xung quanh vụ trộm tác phẩm nghệ thuật lớn nhất nước Mỹ này. Có giải thiết nói Vatican có liên quan. Biết đâu đằng sau vụ trộm này là các nhà tài phiệt dầu lửa. Có giả thiết cho rằng một nhà sưu tầm nghệ thuật giàu có ở Trung Đông chính là kẻ giật dây.
Mãi đến năm 2012, FBI mới cho biết cơ quan này đã có nhận dạng của hai tên trộm giả cảnh sát nói trên, nhưng không chịu cho biết thêm chi tiết vì đang ở trong quá trình điều tra. Trước đó, các nhà điều tra đã tìm thấy ở nhà một gã Mafia ở Maine danh sách các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp ở Bảo tàng Isabella Stewart Gardner. Chí có điều, cho tới nay người ta vẫn chưa tìm thấy các bức tranh bị đánh cắp.
Kiệt tác “Mona Lisa” nổi tiếng thế giới sau khi bị đánh cắp
Tuy vụ đánh cắp tác phẩm nghệ thuật ở Bảo tàng Isabella Stewart Gardner là vụ lớn nhất nước Mỹ (tính theo giá trị các tác phẩm bị mất), nhưng không phải là vụ duy nhất trên thế giới. Theo Cơ quan Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol, trộm cướp các tác phẩm nghệ thuật đứng hàng thứ 3 trong số các loại tội phạm, chỉ sau buôn bán ma túy và rửa tiền. Hàng năm, số tác phẩm nghệ thuật bị trộm cướp có giá trị lên tới 8 tỷ USD. Trong đó có các vụ cướp phá bảo tàng ở Syria, Irag và đào bới các ngôi mộ cổ.  
Khi kiệt tác Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vincis ở Bảo tàng Louvre bị đánh cắp năm 1911, các phương tiện truyền thông mới khiến cho dư luận thế giới chú ý đến vấn nạn này.
Rung dong vu trom cuop bao tang lon nhat nuoc My-Hinh-3
Hồi đầu thế kỷ 20, người ta vẫn còn chưa biết đến kiệt tác "Mona Lisa" của danh họa Leonardo da Vincis.
Do hầu như không có mấy ai biết đến bức tranh “Mona Lisa”, nên tay trộm người Italy Vincenzo Perugia đã dễ dàng đánh cắp kiệt tác này vào ngày 21/8/1911.  Trên cương vị họa sĩ trang trí nội thất, Vincenzo Perugia biết rõ mọi ngóc ngách trong Bảo tàng Louvre. Tay trộm này biết rõ Bảo tàng Louvre đóng cửa vào ngày Thứ Hai. Mãi đến 2 năm sau, bức tranh này mới xuất hiện ở thành phố  Florence, Italy. Về hành động trộm tranh nói trên, Vincenzo Perugia nói ông ta làm việc này chỉ vì lòng yêu nước và chỉ nhằm mục đích đưa kiệt tác “Mona Lisa” trở về quê cha đất tổ. Sau vụ này, bức tranh “Mona Lisa” nổi tiếng toàn thế giới và hiện được treo tại Bảo tàng Louvre với lớp kính bảo vệ dày cộp.
Một tên trộm đã đánh cắp ở Bảo tàng Paris 5 bức tranh của các danh họa Picasso, Braque và Matisse, với giá trị của mỗi bức tranh ước tính từ  50 đến 100 triệu Euro. Mãi đến năm 2012, các nhà điều tra mới bắt  được tên trộm cùng 2 đồng bọn, nhưng 5 kiệt tác nghệ thuật kia vẫn biệt vô âm tín.
Thậm chí, kiệt tác “Gào thét” của danh họa theo trường phái ấn tượng Edvard Munchs bị mất cắp đến 2 lần.
Rung dong vu trom cuop bao tang lon nhat nuoc My-Hinh-4
Bức tượng “Thiếu nữ nằm nghiêng” của Henry Moore nặng tới 2 tấn, trị giá 3 triệu bảng Anh bị lũ trộm đem bán đồng nát.
Ngay cả bức tượng “Thiếu nữ nằm nghiêng” của Henry Moore nặng tới 2 tấn cũng không thoát khỏi sự săn lùng của các tay trộm người Anh. Chúng đã dùng cần cẩu bốc bức tượng trị giá 3 triệu bảng Anh này lên xe tải và tẩu thoát. Các nhà điều tra cho rằng bức tượng quí giá nói trên đã bị xẻ thịt và được bán với giá đồng nát vào khoảng 1.500 bảng Anh.
Bảo tàng Isabella Stewart Gardner hy vọng một ngày nào đó sẽ thu hồi được những bức tranh bị đánh cắp. Nhưng cho đến nay, đã tròn 1/4 thế kỷ, người ta vẫn chỉ được chiêm ngưỡng các khung tranh trống rỗng ở trên tường. 

Điểm danh tướng cướp nổi tiếng Sài Gòn trước 1975

(Kiến Thức) - Những tên tướng cướp này có số phận rất khác nhau, người thì được kính nể vì sự nghĩa hiệp, kẻ thì bị ghê sợ vì những tội ác khủng khiếp…

Điểm danh tướng cướp nổi tiếng Sài Gòn trước 1975

Sơn Vương – tướng cướp hào hiệp

Sơn Vương tên thật là Trương Văn Thoại, sinh năm 1909 ở Gò Công (Tiền Giang ngày nay), lớn lên ông tham gia phong trào yêu nước của chí sĩ Nguyễn An Ninh. Năm 1926, Sơn Vương bị Pháp bắt khi đi nghe chí sĩ Nguyễn An Ninh diễn thuyết. Sau đó, ông học và theo nghề báo.

10 vụ trộm tranh gây chấn động lịch sử nhân loại

(Kiến Thức) - Đóng giả cảnh sát, hai tên trộm đã ăn cắp 13 bức tranh quý, với tổng giá trị trên 500 triệu USD. Cho đến nay, số tranh đó vẫn biệt tăm tích.

10 vụ trộm tranh gây chấn động lịch sử nhân loại
Vụ trộm 7 bức tranh quý ở Hà Lan. Bức tranh “Femme devant Une Fenetre Ouverte, Dite La Fiancee” của Paul Gauguin vẽ năm 1888 là một trong 7 tác phẩm nổi tiếng của các họa sĩ khác là: Pablo Picasso, Claude Monet, Henri Matisse và Lucian Freud cùng bị đánh cắp khỏi Bảo tàng Kunsthal tại Rotterdam, Hà Lan vào tháng 10/2012. Chỉ trong vòng 3 phút, những tên trộm đã đột nhập vào bảo tàng và ăn trộm 7 bức tranh sơn dầu quý giá trên. Tổng giá trị ước tính của những tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp trên là 24 triệu USD. Trong số 7 bức tranh trên thì kiệt tác nghệ thuật của Gauguin vẫn mất tích và được cho là đã bị tiêu hủy. Mẹ của một trong số những tên trộm cho hay bà đã đốt tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp với hy vọng con trai sẽ không bị truy tố do thiếu bằng chứng.
Vụ trộm 7 bức tranh quý ở Hà Lan. Bức tranh “Femme devant Une Fenetre Ouverte, Dite La Fiancee” của Paul Gauguin vẽ năm 1888 là một trong 7 tác phẩm nổi tiếng của các họa sĩ khác là: Pablo Picasso, Claude Monet, Henri Matisse và Lucian Freud cùng bị đánh cắp khỏi Bảo tàng Kunsthal tại Rotterdam, Hà Lan vào tháng 10/2012. Chỉ trong vòng 3 phút, những tên trộm đã đột nhập vào bảo tàng và ăn trộm 7 bức tranh sơn dầu quý giá trên. Tổng giá trị ước tính của những tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp trên là 24 triệu USD. Trong số 7 bức tranh trên thì kiệt tác nghệ thuật của Gauguin vẫn mất tích và được cho là đã bị tiêu hủy. Mẹ của một trong số những tên trộm cho hay bà đã đốt tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp với hy vọng con trai sẽ không bị truy tố do thiếu bằng chứng.

Tộc người gốc Việt mặc trang phục lạ ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Dù được được coi là một nhánh của dân tộc Hán, người Huệ An Nữ luôn tự nhận mình là hậu duệ của người Việt cổ...

Tộc người gốc Việt mặc trang phục lạ ở Trung Quốc
Toc nguoi goc Viet mac trang phuc la o Trung Quoc
 Huệ An Nữ là tên gọi của một nhóm dân tộc độc đáo sống ở huyện Huệ An, thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới