Run sợ hổ Sumatra vồ chết dân làng

Một người đàn ông Indonesia đã bị một con hổ Sumatra vồ đến chết tại một ngôi làng ở vùng sâu nước này, chính quyền địa phương hôm 11/3 cho hay về vụ hổ tấn công người nghiêm trọng thứ hai trong năm nay.

Run sợ hổ Sumatra vồ chết dân làng

Ông Yusri Effendi, 34 tuổi, đã được nhiều người dân ở một ngôi làng thuộc tỉnh Riau, đảo Sumatra tìm thấy trong lúc đang mang những vết thương nặng trên cổ vào tối hôm thứ Bảy tuần trước. Được biết, người đàn ông này đang đi đặt bẫy chim thì bị một con hổ tấn công.

Vài giờ kể từ khi bắt gặp con hổ Sumatra, ông Effendi cùng 3 người bạn của ông nghĩ rằng con vật nọ đã đi khỏi nên cố gắng chạy thật nhanh đến nơi an toàn. Nhưng không may, họ lại bắt gặp con hổ này một lần nữa khi mới chỉ chạy được một đoạn ngắn.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Các đồng nghiệp của ông Effendi, những người may mắn sống sót, đã kể với chính quyền rằng họ cố gắng chạy lách qua con hổ, nhưng ông Effendi thì không may mắn như vậy. Một đội tìm kiếm sau đó tìm thấy nạn nhân đang nằm bất tỉnh trên rìa một con sông gần đó.

"Khi cởi bỏ trang phục của nạn nhân ra, đội tìm kiếm trông thấy một vết thương rất sâu trên cổ của ông" - người phát ngôn của cơ quan cứu hộ ở Riau, cho hay.

Các vụ đụng độ giữa người và động vật hoang dã giữ xảy ra khá thường xuyên ở Indonesia, đặc biệt là tại các khu vực đang có dự án dẹp quang rừng để lấy đất trồng cọ. Các dự án này cướp đi môi trường sống của nhiều loài động vật, đồng thời làm tăng khả năng đụng độ giữa chúng và con người.

Hồi đầu tháng này, người dân ở ngôi làng Hatupangan, phía Bắc Sumatra đã đánh một con hổ Sumatra đến chết và treo nó lên trần nhà, sau khi nó tấn công 2 dân làng. Hổ Sumatra được xếp vào danh sách động vật sắp tuyệt chủng của Cơ quan Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Hiện toàn thế giới chỉ còn khoảng 400 - 500 hổ Sumatra.

Khó tin có thật: Hổ Siberia quý hiếm với thân hình béo ú

Những du khách tới tham quan vườn thú ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc vô cùng bất ngờ khi thấy nhiều con hổ Siberia quý hiếm có thân hình mập mạp.

Khó tin có thật: Hổ Siberia quý hiếm với thân hình béo ú
Kho tin co that: Ho Siberia quy hiem voi than hinh beo u
Theo đại diện vườn thú, loài hổ Siberia quý hiếm thường có thói quen ăn nhiều để vượt qua giá lạnh của mùa Đông. (Nguồn: shanghaiist) 

Hổ vằn “đại chiến” dưới nước và sự thực bất ngờ phía sau

(Kiến Thức) - Trận đại chiến dưới nước của những con hổ vằn ở Khu bảo tồn Tadoba Andhari Tiger Reserve, ở bang Maharashtra, Ấn Độ, hóa ra lại chính là bí kíp sống còn thiết thực mà con hổ vằn mẹ dạy con mình trước khi hổ con tự lập. 

Hổ vằn “đại chiến” dưới nước và sự thực bất ngờ phía sau
Mới đây, nhiếp ảnh gia Pratik Humnabadkar may mắn ghi lại được những hình ảnh ấn tượng về màn đại chiến của hổ vằn dưới nước.
 Mới đây, nhiếp ảnh gia Pratik Humnabadkar may mắn ghi lại được những hình ảnh ấn tượng về màn đại chiến của hổ vằn dưới nước.
Theo chia sẻ của nhiếp ảnh gia, mới nhìn qua, cuộc đại chiến của hổ vằn giống như một cuộc chiến tranh giành lãnh thổ thế nhưng sự thật lại trái ngược hoàn toàn với phán đoán của mọi người.
 Theo chia sẻ của nhiếp ảnh gia, mới nhìn qua, cuộc đại chiến của hổ vằn giống như một cuộc chiến tranh giành lãnh thổ thế nhưng sự thật lại trái ngược hoàn toàn với phán đoán của mọi người.
Thực chất, cuộc chiến này là bài học mà hổ vằn mẹ dành tặng đứa con sắp ra đời tự lập của mình.
 Thực chất, cuộc chiến này là bài học mà hổ vằn mẹ dành tặng đứa con sắp ra đời tự lập của mình.
Hổ vằn mẹ và hổ vằn con đã chiến đấu trong suốt 20 phút tại khu vực đầm lầy, nơi có mực nước khá sâu, từ 1 đến 1,5m.
 Hổ vằn mẹ và hổ vằn con đã chiến đấu trong suốt 20 phút tại khu vực đầm lầy, nơi có mực nước khá sâu, từ 1 đến 1,5m.
Trong suốt 20 phút chiến đấu, hổ mẹ đào tạo con trai mình rất bài bản. Từ cách né đòn ra sao, thủ thế như nào, làm sao để phản kích hiệu quả nhất.
 Trong suốt 20 phút chiến đấu, hổ mẹ đào tạo con trai mình rất bài bản. Từ cách né đòn ra sao, thủ thế như nào, làm sao để phản kích hiệu quả nhất.
Đây sẽ là một trong những bài học sinh tồn bắt buộc phải học trước khi hổ con rời mẹ, tự đi tìm lãnh thổ cho riêng mình.
 Đây sẽ là một trong những bài học sinh tồn bắt buộc phải học trước khi hổ con rời mẹ, tự đi tìm lãnh thổ cho riêng mình. 
Mặc dù nhỏ hơn hẳn con trai mình, thế nhưng hổ mẹ đã dạy cho con trai mình một bài học, kích thước không phải là tất cả, không phải là yếu tố quyết định trong một cuộc chiến.
Mặc dù nhỏ hơn hẳn con trai mình, thế nhưng hổ mẹ đã dạy cho con trai mình một bài học, kích thước không phải là tất cả, không phải là yếu tố quyết định trong một cuộc chiến. 
Vì đây là một cuộc chiến thân thiện, thế nên không có bất cứ tổn thương nào đối với cả hai con hổ. Qua trận chiến, hổ con cũng dần học được các kỹ năng khác nhau và cách làm thế nào để có thể tự bảo vệ mình khỏi những con hổ khác đang lăm le muốn chiếm lãnh thổ.
 Vì đây là một cuộc chiến thân thiện, thế nên không có bất cứ tổn thương nào đối với cả hai con hổ. Qua trận chiến, hổ con cũng dần học được các kỹ năng khác nhau và cách làm thế nào để có thể tự bảo vệ mình khỏi những con hổ khác đang lăm le muốn chiếm lãnh thổ.
Mời quý vị xem video: Hổ lừ lừ tiến đến dọa người và chạy "mất dép"

Xem lính cứu hỏa tay không bắt hổ mang chúa khổng lồ

Đoạn video kịch tính, quay cảnh lính cứu hỏa dùng tay không bắt hổ mang chúa khổng lồ đi lạc vào nhà dân, thu hút sự chú ý đặc biệt.

Xem lính cứu hỏa tay không bắt hổ mang chúa khổng lồ

Mời quý vị xem video: Lính cứu hỏa tay không bắt rắn hổ mang

Đọc nhiều nhất

Tin mới