RS-26 Rubezh: Tên lửa đạn đạo không thể đánh chặn của Nga

(Kiến Thức) - Hệ thống tên lửa đạn đạo RS-26 Rubezh đã được lãnh đạo Nga đặt biệt danh là “sát thủ hệ thống phòng thủ tên lửa” bởi tính năng “khủng” của nó.

RS-26 Rubezh: Tên lửa đạn đạo không thể đánh chặn của Nga
Trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, đại diện Binh chủng Tên lửa Chiến lược Nga – Đại tá Igor Egorov thông báo, sư đoàn Irkutsk sẽ được trang bị các tổ hợp mới phóng đi từ các bệ phóng cơ động trên mặt đất với tên lửa RS-26 Rubezh (dịch ra là Giới hạn) có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ.
Trong điều kiện các tên lửa liên lục địa mạnh nhất và hiệu quả nhất của Nga R-36M2 Voevoda (NATO định danh là SS-18 Satan) đang bị hao mòn một cách đáng lo ngại thì chính Rubezh, theo đánh giá của các nhà chỉ huy quân sự Nga, có thể là sự thay thế tin cẩn.
Phó Thủ tướng Dmitriy Rogozin đã đặt tên thánh cho tổ hợp này là “sát thủ hệ thống phòng thủ chống tên lửa”.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Cho tới thời điểm hiện tại thì thông tin kỹ thuật về RS-26 Rubezh vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, theo truyền thông Nga, RS-26 đã có 3 cuộc phóng thử nghiệm thành công. Tên lửa có thể mang 3-4 đầu đạn hạt nhân dẫn đường độc lập với sức công phá 150-300 kiloton mỗi đầu đạn với tầm bắn không dưới 11.000km. Điểm đặc biệt trên RS-26 là mỗi đầu đạn của nó bay theo quỹ đạo đối thủ không đoán trước được với tốc độ vượt âm. Vì thế, đối phương không thể vô hiệu hóa đầu đạn như vậy bằng bất cứ thứ vũ khí gì, cả vũ khí có triển vọng nhất.
Năm 2013, Tư lệnh Bộ đội Tên lửa Chiến lược Nga (RVSN) Sergei Karakaev đã thông báo là tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 sẽ nhẹ hơn Yars đang có trong trang bị.
“Nói về Yars cơ động trên địa hình thì hiện thiết bị phóng nặng hơn 120 tấn. Còn với tổ hợp tên lửa được hoàn thiện nâng cấp chúng ta đạt tới ngưỡng tính năng khối lượng cỡ khoảng 80 tấn, nó sẽ nhẹ hơn”, ông Karakaev nói.
Cũng theo lời ông này, đối với RS-26 không có phương án phóng lên từ hầm trên mặt đất, nó sẽ chỉ được phóng từ bệ phóng cơ động trên địa hình (không cần đường xá chuyên dụng).
“Tổ hợp tên lửa tương lai (ý chỉ RS-26) sẽ có những khả năng và tính năng cơ động rộng lớn hơn nhiều so với các tổ hợp hiện có, điều này sẽ làm tăng lên rất nhiều tiềm năng của các lực lượng hạt nhân chiến lược Nga khi giải quyết các nhiệm vụ răn đe chiến lược”, Chủ nhiệm Tổng cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Nga lúc đó là Thượng tướng Vladimir Zarudnitskiy, nay là Tư lệnh quân khu Trung tâm cho biết từ năm 2013.
RS-26 đặt trên bệ phóng cơ động, nhưng nó có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với RS-24 Yars dù tính năng tác chiến vượt trội.
 RS-26 đặt trên bệ phóng cơ động, nhưng nó có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với RS-24 Yars dù tính năng tác chiến vượt trội.
Nguồn tin của Báo Độc Lập trong RVSN gần đây thông báo, là tổ hợp này sẽ được đưa vào trực chiến ở Sư đoàn Irkutsk trong năm 2015. Nhiều khả năng điều này là sự thật, vì tướng Zarudnitskiy đã cam đoan với Tổng thống Putin là có kế hoạch sẽ bắt đầu triển khai trung đoàn tên lửa đầu tiên được trang bị Rubezh ngay từ năm 2014. Như vậy, việc kiểm tra đột xuất binh đoàn tên lửa Irkutsk của RVSN hôm 8/7 có thể liên quan tới việc triển khai các tổ hợp tên lửa cơ động mới.
Đại diện RVSN Đại tá Egorov cho biết thêm, là trong quá trình kiểm tra “các khẩu đội phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, dự kiến có kiểm tra bất ngờ di chuyển trận địa và phân tán các tiểu đoàn tên lửa và phải vượt qua địa hình bị nhiễm xạ. Ngoài ra, có kịch bản địch sẽ “tấn công” trên mặt đất và từ trên không”.
Chuyên gia tư vấn của Viện xã hội - Thiếu tướng Vladimir Bogatyrev bình luận: “Nga tiếp tục củng cố các Lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược (SyaS) của mình, trong đó có việc nghiên cứu chế tạo và triển khai vào trực chiến các tổ hợp cơ động mới”. Ông thiếu tướng lưu ý là các tổ hợp tên lửa mới được cung cấp cho quân đội hoàn toàn do trong nước sản xuất.
“Năm 2011 chúng ta đã đưa vào trực chiến các tổ hợp tên lửa cơ động mới Yars được trang bị các đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập. Bây giờ với việc các tổ hợp Rubezh của RVSN và Bulavacủa Hải quân cũng được đưa vào trực chiến sẽ có thể vô hiệu hóa các vũ khí triển vọng nhất được chế tạo trên thế giới, như vậy có nghĩa là bảo đảm an ninh quân sự của đất nước”.

Tên lửa đạn đạo Nga sẽ “vô hình” trước đối phương

(Kiến Thức) - Với các hệ thống xe hỗ trợ ngụy trang MIOM, các xe phóng tên lửa đạn đạo Nga sẽ khó bị các phương tiện trinh sát đối phương phát hiện.

Tên lửa đạn đạo Nga sẽ “vô hình” trước đối phương

Nga trang bị tổ hợp tác chiến điện tử mới cho RVSN

(Kiến Thức) - Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga (RVSN) đang được trang bị tổ hợp tác chiến điện tử hiện đại nhất Judoist và Lorandit.

Nga trang bị tổ hợp tác chiến điện tử mới cho RVSN

Tajfun-M: cỗ xe hộ vệ tên lửa hạt nhân Nga

(Kiến Thức) - Xe chiến đấu chống biệt kích BPDM Tajfun-M sẽ được dùng để bảo vệ các tổ hợp tên lửa chiến lược cơ động và các hầm phóng tên lửa.

Tajfun-M: cỗ xe hộ vệ tên lửa hạt nhân Nga

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới