Rong tảo trong nước sẽ giết cá?

(Kiến Thức) - Nhiều loại tảo sản sinh chất hóa học giết chết cá và loài nhuyễn thể, gây ngộ độc cho người và động vật ăn hải sản. 

Rong tảo trong nước sẽ giết cá?
Hỏi: Có phải có loại tảo trong môi trường nước giết chết cá và nhuyễn thể? - Trịnh Ngọc Huyền (quận Gò Vấp, TPHCM).
 
Tiến sĩ Dương Thanh Liêm, Bộ môn Dinh dưỡng, trường Đại học Nông Lâm, TP HCM: Nhiều loại tảo sản sinh ra các chất hóa học giết chết cá và loài nhuyễn thể, gây ngộ độc cho người và động vật tiêu thụ hải sản. 
Tảo gyrodinium aureolum, độc tố của chúng gây tê liệt, giết chết cá nuôi trong lồng bè ở Nhật Bản, Canada. Tảo Chaetoceros concavicornis và Chaetoceros convolutum có thể làm chết cá hồi ở mật độ 5 tế bào trong 1ml. Loại tảo này có gai luôn kích thích lớp tế bào ở da cá tiết ra nhiều chất nhầy gây trở ngại cho sự hô hấp, khiến cá chết do thiếu oxy. 
Một số loài tảo hại cá và loài nhuyễn thể bởi chất nhầy của chúng tiết ra, cản trở hoạt động sinh lý bình thường của cá... Nên kiểm tra mức độc tố trong hải sản trong mùa tảo độc nở hoa, nên loại bỏ nội tạng nhuyển thể như trai, sò...

Mùa tảo độc “nở hoa“

Mùa tảo độc “nở hoa“
Diệt tảo độc, khử mùi hôi nước hồ Hà Nội bằng LTH.
Diệt tảo độc, khử mùi hôi nước hồ Hà Nội bằng LTH. 

Phân biệt tảo độc với tảo có ích

Phân biệt tảo độc với tảo có ích
 

Hỏi: Tôi được biết trong số các loài tảo có nhiều tảo có ích nhưng cũng có nhiều loài tảo độc. Dựa vào đâu để phân biệt tảo độc với tảo có ích? - Nguyễn Hải Phong (Cầu Diễn, Hà Nội).

GS Dương Đức Tiến, Trung tâm Công nghệ Sinh học Phục vụ Đời sống và Sản xuất cho biết: Ở Việt Nam, theo thống kê có tới mấy nghìn loài tảo, trong đó có nhiều loài tảo có ích như tảo dùng làm thức ăn cho người và gia súc, làm phân bón, làm thuốc... Tuy nhiên, trong số đó cũng có rất nhiều loài tảo có chứa độc tố gây hại cho sức khoẻ con người, động vật, môi trường... Để phân biệt tảo độc các nhà khoa học dựa vào đặc điểm hình thái, màu sắc, kiểu sinh sản, sự chuyển động...

Việc phân biệt tảo độc đối với người bình thường là khó nhưng đối với các nhà khoa học thì không khó. Nghiên cứu về tảo đã được tiến hành từ nhiều năm nay. Một điểm cần lưu ý là đối với các cơ sở nuôi trồng tảo thì bắt buộc phải có những kiến thức về tảo và khả năng nhận biết tảo độc hay không...

TIN LIÊN QUAN:
TIN ĐỌC NHIỀU:

Cận cảnh quái mực khổng lồ, nặng 163kg

(Kiến Thức) - Quái mực khổng lồ, nặng 163kg, dài hơn 4m đã sa lưới ngư dân Nhật Bản ở ngoài khơi đảo Sadogashima, tỉnh Niigata.

Cận cảnh quái mực khổng lồ, nặng 163kg
Quái mực sa lưới ngoài khơi đảo Sadogashima, tỉnh Niigata, Nhật Bản.
Quái mực sa lưới ngoài khơi đảo Sadogashima, tỉnh Niigata, Nhật Bản. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới