(Kiến Thức) - Trăn lấy thân mình cuốn con mồi vào và siết chặt cho đến chết rồi nuốt vào từ từ.
Lưu Thoa
Xem clip: Trăn ăn tươi nuốt sống dê (nguồn video: Youtube)
Trăn là loài động vật nổi tiếng với tài siết ngạt, sau đó nuốt chửng ngay cả những con mồi to lớn. Quan sát video, có thể thấy con trăn cắn rồi ngoạm, sau đó lấy thân mình cuốn con mồi vào và siết chặt cho đến chết rồi nuốt vào từ từ.
Con trăn dùng lực toàn thân siết ngạt con dê.
Con trăn thực sự có thể ăn được những thứ rất lớn. Nó sẽ mất nhiều ngày để tiêu hoá hoàn toàn con mồi.
(Kiến Thức) - Trăn Miến Điện, trăn xanh, trăn đá châu Phi... được mệnh danh là những quái trăn lớn nhất hành tinh.
Trăn Miến Điện, có tên khoa học là Python molurus bivittatus. Đây là phân loài lớn nhất của trăn Ấn Độ và một trong những loài rắn lớn nhất thế giới. Loài trăn này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và có tuổi thọ trung bình khoảng 25 năm.
Loài trăn Miến Điện có thể phát triển chiều dài lên đến 5,5m và trọng lượng lên đến 115kg. Nghiên cứu khoa học về hệ gene của rắn hé lộ, trăn Miến Điện khổng lồ là một trong những sinh vật tiến hóa nhất trên Trái đất, cơ quan nội tạng của nó có thể tự phình đại và tăng tốc độ hoạt động để nhanh chóng tiêu hóa con mồi trước khi thối rữa.
Loài trăn khổng lồ phải kể đến tiếp là trăn đá châu Phi. Đây là loài trăn lớn nhất ở lục địa đen với kích thước, khối lượng khổng lồ và đôi khi người ta mổ bụng chúng còn thấy cả xác người. Tuổi thọ trung bình của loài này khoảng 12 năm.
Trăn đá châu Phi có thể đạt kích thước hơn 6m khi trưởng thành và vẫn có thể phát triển hơn nữa. Nó được coi là loài trăn khỏe nhất của châu Phi vì có thể quấn chết con mồi to lớn gấp nhiều lần. Loài trăn này cực kỳ hung hăng, sẵn sàng tấn công mọi thứ đang cử động trước mắt chúng.
Trăn gấm thực tế là loài rắn sống lâu nhất trên hành tinh của chúng ta. Nó có thể đạt đến chiều dài 9-10m trong hoang dã. Chúng có thể nặng lên đến 160kg và có thể được tìm thấy khắp khu vực Đông Nam Á.
Giống như các loại trăn khác, trăn gấm không có nọc độc và vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết nó cho đến chết. Một trong những cá thể dài nhất sống ở vùng Balikpapan, Đông Kalimantan, Indonesia có chiều dài và cân nặng (được đo trong tình trạng gây mê và đã nhịn đói 3 tháng) lần lượt là 6,95m và 59kg.
Trăn xanh Amazon có tên khoa học là Corallus Caninus, sinh sống chủ yếu tại Nam Mỹ và rừng Amazon. Loài này có kích thước lên đến 1,8m và sỡ hữu 2 răng nanh phát triển lớn vượt trội so với các loài trăn khác.
Loài trăn này có cơ thể màu xanh lục bảo với một đường sọc dích dắc bất thường màu trắng bị gián đoạn xuống phía sau và bụng màu vàng. Chúng chủ yếu ăn chim nhưng cũng ăn động vật có vú nhỏ.
Trăn khổng lồ Titanoboa là một chi rắn từng sinh sống khoảng từ 60 tới 58 triệu năm trước, là loài rắn to lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay. Nó có được kích thước to lớn hơn so với kích thước của rắn ngày nay.
Titanoboa có thể phát triển chiều dài khoảng 13m, cân nặng khoảng 1.135kg và rộng khoảng 1m tại điểm dày nhất trên cơ thể nó. Ảnh: Tượng chân dung loài trăn khổng lồ thời tiền sử Titanoboa.
Cuộc chiến sinh tồn là điều không thể tránh khỏi trong thế giới hoang dã và những loài thú nhỏ bé như lợn rừng khi đã lọt vào tầm ngắm của kẻ săn mồi thì không còn đường thoát thân.
Cảnh tượng trăn khổng lồ ăn thịt gây kinh hãi.
Quan sát từ video, có thể thấy trăn khổng lồ đã rình rập đàn lợn rừng một lúc lâu. Những con lợn rừng không chút đề phòng vẫn ung dung đi tìm kiếm thức ăn, cho đến khi con trăn bò ra chạm mặt.
Lợn rừng hốt hoảng chạy trốn nhưng không may mắn, một con trong số đó bị trăn khổng lồ tóm gọn, cuộn chặt và siết chết ngạt, đến mức những thứ mà con vật ăn nôn mửa hết ra ngoài miệng.
Dù đã cố gắng vùng vẫy để chống cự, con lợn rừng vẫn không thoát khỏi kết cục nghiệt ngã. Sau khi làm tê liệt hoàn toàn lợn rừng, trăn khổng lồ mới bắt đầu tiêu hóa con mồi.
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Việc này giúp họ tránh những biến đổi sinh lý gây khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây mất cân bằng nội tiết và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chuột Trường Sơn, còn được gọi là Annamite Rat, là một loài thú quý hiếm, bất ngờ tái xuất hiện tại rừng Trường Sơn, Việt Nam sau khoảng 11 triệu năm tưởng chừng đã tuyệt chủng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Tại Nam Cực, các chuyên gia phát hiện một đỉnh núi có hình dáng khá giống kim tự tháp. Điều này khiến những người theo thuyết âm mưu cho rằng, kiến trúc bí ẩn này liên quan đến người ngoài hành tinh.
Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tại triển lãm CES 2025 diễn ra ở Texas (Mỹ), hãng công nghệ Urtopia (trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc) đã gây chú ý khi cho ra mắt một mẫu xe đạp điện Titanium Zero với động cơ siêu nhỏ.
Loài cây quen thuộc với người Việt Nam có chất kịch độc có thể gây chết người. Bất kể bộ phận nào của cây đều có độc tố, nhưng không phải ai cũng biết về sự nguy hiểm của nó.
Với hình dáng tuyệt đẹp và cực hiếm gặp, pallasite được cho là thiên thạch đẹp nhất, thậm chí hiếm hơn cả kim cương. Đến nay, giới khoa học tranh cãi về nguồn gốc của pallasite.
Mặc dù gia nhập thị trường ôtô tương đối muộn hơn so với nhiều cái tên khác tại Trung Quốc, thế nhưng hãng điện tử Xiaomi đang đạt được những đột phá hết sức đáng nể ở khía cạnh khoa học kỹ thuật
Công nghệ lượng tử đang ngày càng phát triển và có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đồng hồ dân dụng. Sau đây là một số điều thú vị về việc ứng dụng công nghệ lượng tử vào đồng hồ.
Vượt lên tuổi thơ nghèo khó ở trung du, Phú Thọ, PGS.TS Phạm Minh Sơn đã trở thành nhà khoa học được thế giới công nhận, góp phần làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế.
Sử dụng AI và tia X độ phân giải cao, Brent Seales và nhóm nghiên cứu tại ĐH Kentucky đã giải mã thành công hơn 2.000 ký tự từ các cuộn giấy Herculaneum bị carbon hóa, mở ra kho tàng thông tin cổ xưa.
Nhóm nghiên cứu tạo máy phát điện từ lá sen ước tính, nếu triển khai công nghệ này trên quy mô lớn với nhiều loại thực vật khác nhau, sản lượng điện hàng năm có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
GS Trần Thế Truyền cho hay, AI làm thay đổi cách nhìn nhận về nhân tài, những người có khả năng đáp ứng nhanh trước sự thay đổi sẽ được đánh giá cao hơn và sẽ sống sót trong sự đào thải của khoa học kỹ thuật.