Rợn gáy với những bức ảnh chụp "hồn ma" bí ẩn

Rợn gáy với những bức ảnh chụp "hồn ma" bí ẩn

Đằng sau những bức ảnh “lạnh sống lưng” chụp hồn ma này liệu có chứng minh cho sự tồn tại của thế giới linh hồn hay chỉ là những “tiểu xảo” của các nhiếp ảnh gia?

Bức ảnh năm 1891 của Sybell Corbet chụp tại thư viện Combermere Abbey ở Cheshire, Anh dường như loáng thoáng bóng dáng một  hồn ma đang ngồi trên ghế. Người ta cho rằng, hồn ma đó chính là Lord Combermere - một chỉ huy kỵ binh được chôn ở cách đó 4 dặm.
Bức ảnh năm 1891 của Sybell Corbet chụp tại thư viện Combermere Abbey ở Cheshire, Anh dường như loáng thoáng bóng dáng một hồn ma đang ngồi trên ghế. Người ta cho rằng, hồn ma đó chính là Lord Combermere - một chỉ huy kỵ binh được chôn ở cách đó 4 dặm.
Bức ảnh được chụp năm 1970 này cho thấy linh hồn của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đang đứng đằng sau người vợ của mình. Tác giả của bức ảnh này là William Mumler - một nhiếp ảnh gia nghiệp dư được cho là một trong những người đầu tiên đi chụp ảnh các "linh hồn".
Bức ảnh được chụp năm 1970 này cho thấy linh hồn của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đang đứng đằng sau người vợ của mình. Tác giả của bức ảnh này là William Mumler - một nhiếp ảnh gia nghiệp dư được cho là một trong những người đầu tiên đi chụp ảnh các "linh hồn".
William Mumler cũng là người đã chụp bức ảnh một cặp vợ chồng già với linh hồn của một cô gái trẻ khoảng năm 1920
William Mumler cũng là người đã chụp bức ảnh một cặp vợ chồng già với linh hồn của một cô gái trẻ khoảng năm 1920
Được chụp bởi nhiếp ảnh gia William Hope vào năm 1931, bức ảnh này ghi lại khoảnh khắc linh hồn người chồng quá cố của bà Hortense Leverson đang bay lơ lửng đằng sau bà.
Được chụp bởi nhiếp ảnh gia William Hope vào năm 1931, bức ảnh này ghi lại khoảnh khắc linh hồn người chồng quá cố của bà Hortense Leverson đang bay lơ lửng đằng sau bà.
Dù Hope bị một điều tra viên là Harry Price buộc tội lừa đảo năm 1922 khi sử dụng kỹ thuật chụp ảnh chồng hình để chụp các bức ảnh linh hồn nhưng nhiều người vẫn tin tưởng vào khả năng của nhiếp ảnh gia này.
Dù Hope bị một điều tra viên là Harry Price buộc tội lừa đảo năm 1922 khi sử dụng kỹ thuật chụp ảnh chồng hình để chụp các bức ảnh linh hồn nhưng nhiều người vẫn tin tưởng vào khả năng của nhiếp ảnh gia này.
Victor Goddard là người đã chụp bức ảnh tập thể của lực lượng Không quân Hoàng gia năm 1919. Điều kỳ lạ trong bức ảnh này là sự xuất hiện của một khuôn mặt giống hệt với người thợ cơ khí Freddy Jackson đã chết 2 ngày trước. Ngoài ra, bức ảnh này cũng được chụp vào đúng hôm tang lễ của người thợ cơ khí này diễn ra.
Victor Goddard là người đã chụp bức ảnh tập thể của lực lượng Không quân Hoàng gia năm 1919. Điều kỳ lạ trong bức ảnh này là sự xuất hiện của một khuôn mặt giống hệt với người thợ cơ khí Freddy Jackson đã chết 2 ngày trước. Ngoài ra, bức ảnh này cũng được chụp vào đúng hôm tang lễ của người thợ cơ khí này diễn ra.
Bức ảnh trên tạp chí LIFE năm 1939 cho thấy linh hồn một chú chó săn đã chết hiện về đoàn tụ với người bạn thân của mình. Chú chó săn và chú chó to (hình bên phải) rất thân thiết với nhau nên sau khi chú chó săn chết, chú chó to này đã vô cùng buồn bã.
Bức ảnh trên tạp chí LIFE năm 1939 cho thấy linh hồn một chú chó săn đã chết hiện về đoàn tụ với người bạn thân của mình. Chú chó săn và chú chó to (hình bên phải) rất thân thiết với nhau nên sau khi chú chó săn chết, chú chó to này đã vô cùng buồn bã.
Bức ảnh "Brown Lady of Raynham Hall" chụp năm 1936 của Hubert C. Provand cho thấy một hồn ma đang bước xuống cầu thang. Hồn ma trong bức ảnh này được cho là bà Dorothy Walpole - em gái của Thủ tướng Anh - Robert Walpole.
Bức ảnh "Brown Lady of Raynham Hall" chụp năm 1936 của Hubert C. Provand cho thấy một hồn ma đang bước xuống cầu thang. Hồn ma trong bức ảnh này được cho là bà Dorothy Walpole - em gái của Thủ tướng Anh - Robert Walpole.
Bức ảnh chụp năm 1963 này có tên là " Specter of Newby Church” (Bóng ma Nhà thờ Newby). Tuy nhiên, nhiều người cho rằng sự xuất hiện của bóng ma trong bức ảnh của Đức cha K.F. Lord chỉ đơn giản là sản phẩm của hiệu ứng ảnh chồng nhau.
Bức ảnh chụp năm 1963 này có tên là " Specter of Newby Church” (Bóng ma Nhà thờ Newby). Tuy nhiên, nhiều người cho rằng sự xuất hiện của bóng ma trong bức ảnh của Đức cha K.F. Lord chỉ đơn giản là sản phẩm của hiệu ứng ảnh chồng nhau.
Nhiếp ảnh gia Richard Boursnell đã chụp bức ảnh nhà báo William Thomas Stead và một hồn ma được cho là viên chỉ huy Piet Botha - người đã chết trong Chiến tranh Nam Phi. Tuy nhiên, sau đó một người đàn ông tên là F.C.Barnes đã chứng minh nhiếp ảnh gia này là một kẻ lừa đảo khi cho thấy "hồn ma" trong bức ảnh chính là hình ảnh Bournell lấy ra từ một cuốn sách về cuối thời kỳ Nữ hoàng Áo Elisabeth./.
Nhiếp ảnh gia Richard Boursnell đã chụp bức ảnh nhà báo William Thomas Stead và một hồn ma được cho là viên chỉ huy Piet Botha - người đã chết trong Chiến tranh Nam Phi. Tuy nhiên, sau đó một người đàn ông tên là F.C.Barnes đã chứng minh nhiếp ảnh gia này là một kẻ lừa đảo khi cho thấy "hồn ma" trong bức ảnh chính là hình ảnh Bournell lấy ra từ một cuốn sách về cuối thời kỳ Nữ hoàng Áo Elisabeth./.

GALLERY MỚI NHẤT