Robot quân sự - kỷ nguyên của chiến tranh hiện đại (kỳ 1)

(Kiến Thức) - Phát triển các loại robot quân sự có khả năng tác chiến một cách độc lập đang là xu hướng chủ đạo trong phát triển các phương tiện chiến tranh tương lai.

Robot quân sự - kỷ nguyên của chiến tranh hiện đại (kỳ 1)
Với sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện đại đã cho phép tạo ra những công nghệ tiên tiến có thể loại bỏ sự xuất hiện của các binh lính trên chiến trường. Các phương tiện chiến tranh hiện đại có thể độc lập tác chiến mà không cần sự can thiệp của con người hay được điều khiển từ xa mà không cần phải có sự có mặt của con người bên trong phương tiện chiến tranh đó.
Khởi đầu bằng các phương tiện bay không người lái được điều khiển từ xa đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của các phương tiện chiến tranh hiện đại. Các phương tiện bay không người lái UAV đã loại bỏ sự cần thiết của một phi công trong buồng lái. UAV có thể hoạt động trong thời gian lâu hơn, hay hoạt động ở các khu vực nguy hiểm mà không lo ảnh hưởng đến phi công, nó có thể thực hiện các hoạt động tấn công như những máy bay chiến đấu thực sự.
UAV đã được Mỹ sử dụng từ cuộc chiến tranh ở Việt Nam, chủ yếu làm nhiệm vụ trinh sát ở miền Bắc Việt Nam.
 UAV đã được Mỹ sử dụng từ cuộc chiến tranh ở Việt Nam, chủ yếu làm nhiệm vụ trinh sát ở miền Bắc Việt Nam.
UAV có thể giúp thực hiện các hoạt động chiến tranh một cách bí mật, tiết kiệm ngân sách thông qua giảm số nhân sự phục vụ, thực hiện các nhiệm vụ mà các máy bay thông thường khó lòng đảm nhận được.
Ban đầu những UAV này được phát triển với mục đích trinh sát và do thám.Tuy nhiên, nhận thấy giá trị thực tiễn rất cao của các UAV các nhà phát triển vũ khí đã trang bị thêm cho UAV các khả năng tấn công, biến chúng trở thành những “sát thủ không người lái” cực kỳ nguy hiểm. Tác chiến đường không tương lai sẽ là những cuộc đối đầu giữa các UAV.
Mỹ và Israel được xem là hai quốc gia đi tiên phong trong việc phát triển các phương tiện bay không người lái. Điển hình trong các UAV/UAS hàng đầu thế giới là RQ/MQ-1 Predator, MQ-9 Reaper, RQ-4 Global Hawk của Mỹ hay IAI Heron, Hermes-450, Aerostar của Israel.
Trong các loại UAV trên thì MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper là những UAV có khả năng tấn công mạnh mẽ nhất thế giới hiện nay. Hiện tại 2 loại UAV này là công cụ đắc lực của Mỹ trong việc tiến hành các hoạt động chống khủng bố ở những khu vực xa xôi hẻo lánh.
UAV MQ-9 Reaper có thể trinh sát và tấn công bằng vũ khí có điều khiển, tầm xa.
 UAV MQ-9 Reaper có thể trinh sát và tấn công bằng vũ khí có điều khiển, tầm xa.
Các UAV ngày càng trở nên tinh vi hơn, ngoài việc được điều khiển từ xa tại trung tâm điều khiển mặt đất nó còn được trang bị “trí thông minh nhân tạo” giúp chúng có thể hoạt động một cách độc lập theo dữ liệu được lập trình sẳn mà không cần sự can thiệp của con người.
Điển hình trong các loại UAV có khả năng hoạt động độc lập này là RQ-170 Sentinel, đây là một chương trình phát triển UAV do thám tối mật của Mỹ. Chỉ đến khi RQ-170 Sentinel gặp sự cố và sơi xuống Iran vào cuối năm 2011, người ta mới biết đến sự tồn tại của loại UAV đầy bí ẩn này trong biên chế Không quân Mỹ.
RQ-170 được cho là có một “trí tuệ nhân tạo” ở dạng sơ khai với một hệ thống cất hạ cánh tự động ALR , cho phép UAV này hoạt động một cách độc lập với trạm điều khiển mặt đất. Hệ thống trí tuệ nhân tạo này có khả năng phản ứng với các mối đe dọa từ radar của đối phương, nó có thể tự động hủy bỏ nhiệm vụ nếu bị radar đối phương phát hiện.
UAV tàng hình tối mật RQ-170 Sentinel.
 UAV tàng hình tối mật RQ-170 Sentinel.
Ở chế độ hoạt động tự động, Sentinel ngắt mọi liên lạc hoặc chỉ liên lạc một cách hạn chế với trạm điều khiển mặt đất. UAV này chỉ thu thập thông tin mà không truyền đi hoặc nhận cho phép nó gần như vô hình với các phương tiện trinh sát trên mặt đất của đối phương.
Sự thành công của các UAV trinh sát/chiến đấu cỡ trung bình đã tạo tiền đề cho việc phát triển các loại UAV lớn hơn có kích thước tương đương với các máy bay chiến đấu có người lái thông thường. Điển hình là chương trình phát triển UCAV (phương tiện chiến đấu không người lái) X-47B của Hải quân Mỹ.
X-47B có chiều dài 11,63m, sải cánh 18,92m, trọng lượng rỗng 6.350kg, trọng lượng cất cánh 20.215kg. Như vậy X-47B có kích thước và trọng lượng tương đương với một chiếc tiêm kích F-16. X-47B có thể mang theo tải trọng vũ khí khoảng 2 tấn trong 2 khoang vũ khí bên trong thân.
UCAV này được thiết kế với khả năng tàng hình tối ưu cho phép nó đột nhập không phận đối phương một cách hiệu quả. X-47B có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ, tuần tra, trinh sát, do thám và tấn công các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển như những tiêm kích thực thụ.
X-47B là UAV đầu tiên trên thế giới cất hạ cánh thành công trên tàu sân bay.
 X-47B là UAV đầu tiên trên thế giới cất hạ cánh thành công trên tàu sân bay.
Đặc biệt, X-47B có khả năng cất hạ cánh trên boong tàu sân bay như những tiêm kích trên hạm có người lái. Một điểm độc đáo khác của UCAV này là nó có hệ thống điều khiển cầm tay cực kỳ hiện đại cho phép phi công điều khiển nó bên ngoài trời, khả năng này rất hữu ích trong việc cất và hạ cánh trên mặt boong tàu sân bay.
Dự kiến đến năm 2019, Hải quân Mỹ sẽ có phi đội máy bay tấn công không người lái hoạt động trên các tàu sân bay bổ sung cho các tiêm kích thế hệ 5 F-35C và thay thế cho tiêm kích trên hạm F/A-18. Tương lai các máy bay thế hệ thứ 6 sẽ là những máy bay không người lái được thiết kế tinh vi hơn, khả năng hoạt động độc lập cao hơn. Những phương tiện bay không người lái này được ví như những robot biết bay.

“Mục kích” cú hạ cánh thế kỷ của “bóng ma” X-47B

“Mục kích” cú hạ cánh thế kỷ của “bóng ma” X-47B
Máy bay không người lái chiến đấu X-47B của Mỹ vừa thực hiện thành công cú hạ cánh thế kỷ trên boong tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77) ngoài khơi bờ biển bang Virginia vào sáng ngày hôm nay. Trong ảnh là chiếc X-47B tiếp cận mặt boong tàu sân bay, bộ phận móc cáp hãm đà bật ra ở phía đuôi.
Máy bay không người lái chiến đấu X-47B của Mỹ vừa thực hiện thành công cú hạ cánh thế kỷ trên boong tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77) ngoài khơi bờ biển bang Virginia vào sáng ngày hôm nay. Trong ảnh là chiếc X-47B tiếp cận mặt boong tàu sân bay, bộ phận móc cáp hãm đà bật ra ở phía đuôi.

Sau 6 năm làm việc đầy khó khăn, Hải quân Mỹ đã làm nên lịch sử khi X-47B là mẫu máy bay không người lái đầu tiên trên thế giới hạ cánh thành công trên tàu sân bay.
Sau 6 năm làm việc đầy khó khăn, Hải quân Mỹ đã làm nên lịch sử khi X-47B là mẫu máy bay không người lái đầu tiên trên thế giới hạ cánh thành công trên tàu sân bay.

Máy bay không người lái chiến đấu X-47B móc thành công vào cáp hãm đà trên tàu sân bay.
Máy bay không người lái chiến đấu X-47B móc thành công vào cáp hãm đà trên tàu sân bay.

Cú hạ cánh này được đánh giá là có tầm quan trọng lịch sử giống như cú hạ cánh thành công đầu tiên của phi công Eugene Ely (Không quân Mỹ) trên tàu sân bay đã thực hiện được cách đây vừa đúng một thế kỷ. Trong ảnh là góc nhìn phía sau khi chiếc X-47B móc được vào cáp hãm đà.
Cú hạ cánh này được đánh giá là có tầm quan trọng lịch sử giống như cú hạ cánh thành công đầu tiên của phi công Eugene Ely (Không quân Mỹ) trên tàu sân bay đã thực hiện được cách đây vừa đúng một thế kỷ. Trong ảnh là góc nhìn phía sau khi chiếc X-47B móc được vào cáp hãm đà.

Mặc dù X-47B mới chỉ là một mẫu thử nghiệm, nhưng nó đảm bảo phát triển các công nghệ mà trong tương lai sẽ giúp Hải quân Mỹ xây dựng tổ hợp tấn công và trinh sát tự động đầy triển vọng, có khả năng tàng hình cao dành cho không quân hải quân theo chương trình UCLASS. Tổ hợp này được lên kế hoạch áp dụng cho Hải quân Mỹ vào năm 2020.
Mặc dù X-47B mới chỉ là một mẫu thử nghiệm, nhưng nó đảm bảo phát triển các công nghệ mà trong tương lai sẽ giúp Hải quân Mỹ xây dựng tổ hợp tấn công và trinh sát tự động đầy triển vọng, có khả năng tàng hình cao dành cho không quân hải quân theo chương trình UCLASS. Tổ hợp này được lên kế hoạch áp dụng cho Hải quân Mỹ vào năm 2020.

Cuộc hạ cánh có sự theo dõi của nhiều kỹ thuật viên boong phóng, sĩ quan chỉ huy, quan chức nhà thiết kế Northrop Grumman.
Cuộc hạ cánh có sự theo dõi của nhiều kỹ thuật viên boong phóng, sĩ quan chỉ huy, quan chức nhà thiết kế Northrop Grumman.

Theo lời Đại úy Jaime Engdahl, người điều hành chương trình UAV trực thuộc NAVAIR, chương trình thử nghiệm sẽ kéo dài một tuần, trong thời gian đó X-47B sẽ thực hiện ít nhất 3 lần hạ cánh trên tàu sân bay. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất quá trình bay thử nghiệm, cả 2 mẫu X-47B sẽ được đưa vào viện bảo tàng.
Theo lời Đại úy Jaime Engdahl, người điều hành chương trình UAV trực thuộc NAVAIR, chương trình thử nghiệm sẽ kéo dài một tuần, trong thời gian đó X-47B sẽ thực hiện ít nhất 3 lần hạ cánh trên tàu sân bay. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất quá trình bay thử nghiệm, cả 2 mẫu X-47B sẽ được đưa vào viện bảo tàng.

Tướng Hải quân Ray Mabus đáp trực thăng lên tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77) quan sát cuộc thử nghiệm X-47B.
Tướng Hải quân Ray Mabus đáp trực thăng lên tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77) quan sát cuộc thử nghiệm X-47B.

Các kỹ thuật viên trên tàu sân bay trong khoảnh khắc đi vào lịch sử hàng không thế giới, X-47B hạ cánh trên tàu sân bay.
Các kỹ thuật viên trên tàu sân bay trong khoảnh khắc đi vào lịch sử hàng không thế giới, X-47B hạ cánh trên tàu sân bay.

Trước đó, ngày 14/5, mẫu thử công nghệ X-47B đã thực hiện thành công cuộc cất cánh trên tàu sân bay USS George H.W. Bush.
Trước đó, ngày 14/5, mẫu thử công nghệ X-47B đã thực hiện thành công cuộc cất cánh trên tàu sân bay USS George H.W. Bush.

UAV MQ-9 sẽ trở thành "tiêm kích đa năng"?

(Kiến Thức) - Nếu được nâng cấp trang bị radar AESA, mang tên lửa không đối không, MQ-9 có thể thành "tiêm kích đa năng" không người lái đầu tiên.

UAV MQ-9 sẽ trở thành "tiêm kích đa năng"?

UAV Trung Quốc sao chép MQ-9 Mỹ thử vũ khí

(Kiến Thức) - Kênh truyền hình Bắc Kinh mới đây đăng tải đoạn phim về cuộc thử nghiệm vũ khí của UAV chiến đấu CH-4 có kiểu dáng giống với loại MQ-9 Reaper của Mỹ.

UAV Trung Quốc sao chép MQ-9 Mỹ thử vũ khí
Máy bay chiến đấu không người lái CH-4 do Tập đoàn Công nghệ Hàng không Trung Quốc nghiên cứu, phát triển, chế tạo. Nó lần đầu xuất hiện dưới dạng mô hình tại triển lãm hàng không Chu Hải 2012.
 Máy bay chiến đấu không người lái CH-4 do Tập đoàn Công nghệ Hàng không Trung Quốc nghiên cứu, phát triển, chế tạo. Nó lần đầu xuất hiện dưới dạng mô hình tại triển lãm hàng không Chu Hải 2012.
Bề ngoài của UAV CH-4 làm người ta gợi nhớ nhiều tới mẫu UAV MQ-9 Reaper của Mỹ, điều đó làm giới quân sự thế giới cho rằng đây thực chất lại là sản phẩm sao chép của Trung Quốc.
 Bề ngoài của UAV CH-4 làm người ta gợi nhớ nhiều tới mẫu UAV MQ-9 Reaper của Mỹ, điều đó làm giới quân sự thế giới cho rằng đây thực chất lại là sản phẩm sao chép của Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới