Reuters: Mối quan hệ Nga - Trung chỉ là ảo ảnh

Hãng thông tấn Reuters nhận định, mối quan hệ Nga-Trung chỉ là "ảo ảnh" bất chấp những dấu hiệu tốt đẹp trong thời gian gần đây.

Reuters: Mối quan hệ Nga - Trung chỉ là ảo ảnh
Reuters lý giải, Nga chỉ còn cách "bắt tay" với Trung Quốc bởi Nhật Bản đang cùng với phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, trong khi quy mô quan hệ thương mại với Ấn Độ vẫn còn tương đối nhỏ.
Reuters: Moi quan he Nga - Trung chi la ao anh
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 

Do vậy, kể từ khi mối quan hệ với phương Tây rạn nứt vì Ukraine, Nga đã liên tiếp công bố nhiều dự án với Trung Quốc, từ việc xây dựng các hình thức giao dịch liên ngân hàng mới tới việc liên kết hình thành các tổ chức tín dụng nhằm tạo cơ sở hạ tầng tài chính và kinh tế chung giữa hai nước, cho phép hai nước thoát khỏi sự phụ thuộc vào các tổ chức tài chính phương Tây.

Trung Quốc và Nga đang nỗ lực tạo ra các tổ chức thay thế cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Cụ thể, Ngân hàng Phát triển mới (NDB) sẽ tài trợ các cơ sở hạ tầng và các dự án của các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), và một quỹ dự trữ đặc biệt để bảo vệ các nước thành viên khỏi những rủi ro thanh khoản toàn cầu.
Mối quan hệ Nga - Trung được cho là phát triển nhất trong lĩnh vực năng lượng. Hồi tháng 4/2014, hai nước đã kí thỏa thuận khí đốt trị giá tới 400 tỷ USD, bao gồm việc xây dựng đường ống dẫn khí dài tới gần 2000 dặm từ phía đông Siberia tới đông bắc Trung Quốc. Hồi tháng 11/2014, hai nước lại kí kết xây dựng đường ống dẫn khí thứ hai từ phía tây Siberia tới Tân Cương Trung Quốc, mang tên “Altai”.
Reuters: Moi quan he Nga - Trung chi la ao anh-Hinh-2
 Lĩnh vực phát triển nhất trong mối quan hệ Nga - Trung là năng lượng cũng không thực sự suôn sẻ.
Ngoài ra, các công ty Trung Quốc cũng bắt đầu cung cấp cho các công ty Nga công nghệ mà Nga không thể tiếp cận được do sự trừng phạt của phương Tây. Các nhân hàng Trung Quốc cũng trở thành nguồn cho vay quan trọng đối với doanh nghiệp Nga.
mối quan hệ Nga - Trung đã xuất hiện rất nhiều dấu hiệu đáng mừng như trên nhưng theo nhận định của nhiều nhà quan sát, sau hơn một năm hai nước công bố các dự án song phương, dường như không có tiến triển gì đáng kể. Thậm chí, một số dự án còn bị bỏ rơi hoàn toàn.
Trong khi Trung Quốc rất quan tâm đến việc phát triển Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) thì Moscow lại tỏ ra lưỡng lự khi tham gia. Nga nhiều lần từ chối lời mời tham gia AIIB của Trung Quốc. Đến mãi tháng 3/2015, chỉ vài ngày trước khi hết hạn trở thành thành viên sáng lập, phía Nga mới xác nhận đồng ý.
Ngay cả trong lĩnh vực năng lượng, hai nước cũng rất chật vật khi thực hiện các dự án chung. Mặc dù đường ống dẫn khí đốt phía đông bắt đầu được xây dựng từ tháng 9/2014 nhưng các nhà phân tích năng lượng nghi ngờ khả năng nó bắt đầu hoat động đúng dự kiến vào năm 2018. Nguyên nhân là hai bên đang bất đồng về khoản thanh toán trước trị giá 25 triệu USD để xây dựng đường ống mà phía Trung Quốc đã cam kết trước đó. Hồi tháng 9/2014, một quan chức của tập đoàn năng lượng Nga Gazprom cho biết, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết.
Hai nước cũng chưa thể thống nhất được tuyến đường chính xác, quỹ dành cho việc xây dựng và hơn hết là giá cung cấp khí đốt đối với dự án ống dẫn khí đốt “Altai” phía tây.
Bắc Kinh có lẽ không thể trả cho Moscow một mức giá hấp dẫn đối với khí đốt nhập khẩu qua đường ống này vì nó sẽ chuyển khí đốt tới các vùng xa xôi nhất của Trung Quốc. Trong khi đó, khu vực này đang nhận được nguồn cung rất tốt từ các đường ống dẫn khí từ khu vực Trung Á. Hơn nữa, đây là khu vực cách xa các trung tâm công nghiệp phía đông của Trung Quốc, nơi có nhu cầu khí đốt cao nhất.
Không chỉ về kinh tế, trong lĩnh vực chính trị, Trung Quốc và Nga cũng khó có thể thống nhất hay bênh vực nhau ở nhiều vấn đề, ví dụ như trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Reuters: Moi quan he Nga - Trung chi la ao anh-Hinh-3
 Mối quan hệ Nga - Trung sẽ khó bền chặt?
Mặc dù các phương tiện truyền thông Trung Quốc bày tỏ sự thông cảm đối với những hành động của Moscow ở Ukraine, và nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc đã công khai phản đối các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, nhưng Bắc Kinh vẫn không thể hỗ trợ về mặt ngoại giao cho Moscow.
Các lãnh đạo Trung Quốc chưa từng chính thức công nhận việc Nga sáp nhập Crimea. Bắc Kinh cũng không bỏ phiếu thuận cho Nga đối với các nghị quyết về Ukraine của Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Không chỉ vậy, nước này cũng nhanh chóng phát triển mối quan hệ với chính quyền mới ở Ukraine.
Theo Reuters, một vài ngày sau khi cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "tôn trọng sự lựa chọn độc lập của nhân dân Ukraine", đồng thời khẳng định lại mối quan hệ chặt chẽ với Kiev trong lĩnh vực nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
Hơn nữa, việc Trung Quốc mở rộng không ngừng các hoạt động kinh tế tại các nước thuộc Liên Xô cũ như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan cũng là một mối lo ngại không nhỏ đối với Moscow.

Lệnh trừng phạt càng làm Nga xích lại gần Trung Quốc

(Kiến Thức) - Vị quan chức Trung Quốc cho hay, các lệnh trừng phạt sẽ càng làm cho mối quan hệ kinh tế Nga-Trung mở rộng hơn.

Lệnh trừng phạt càng làm Nga xích lại gần Trung Quốc
Wang Zhaoxing, Phó giám đốc Ủy ban quốc gia về quản lý tiền tệ Trung Quốc phát biểu như trên trong buổi họp báo ngày 23/1.
Lenh trung phat cang lam Nga xich lai gan Trung Quoc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) bắt tay với Tổng thống Nga Putin trong một buổi lễ ký kết các thỏa thuận giữa hai nước.
“Nga đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc. Xét về cơ cấu kinh tế, hai nước hỗ trợ cho nhau khá nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt, Nga trong một thời gian có thể gặp nhiều vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, không phải vì lẽ đó mà mối quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa Nga và Trung Quốc bị ảnh hưởng”, ông Wang phát biểu.

Quan hệ Nga-Trung chìm nổi theo toan tính vụ lợi

Từng khoe quan hệ Trung-Nga là chuẩn mực thế giới, nhưng các ngân hàng Trung Quốc lại ngừng làm ăn với ngân hàng Nga vì sự trừng phạt của phương Tây.

Quan hệ Nga-Trung chìm nổi theo toan tính vụ lợi
Tạp chí "Diễn đàn đầu tư"  dẫn lời Phó chủ tịch Ngân hàng Nga VTB Yuri Soloviev nói rằng quan hệ Nga-Trung chìm nổi theo toan tính vụ lợi và phần lớn ngân hàng Trung Quốc không giao dịch liên ngân hàng với Nga cũng như  đang xem xét giảm mức độ tham gia vào các thương vụ giao dịch quốc tế.
Quan he Nga-Trung chim noi theo toan tinh vu loi

Quan hệ Nga-Trung không nồng ấm như cái bắt tay giữa |Tổng thống Nga  Vladimir Putin và Chủ tịch Trùn Quốc Tập Cận Bình.

Giàn khoan TQ bắt đầu khai thác dầu khí ở Biển Đông

(Kiến Thức) -  Giàn khoan Hưng Vượng chính thức tác nghiệp ở  mỏ Lệ Loan 3-2 và là giàn khoan bán ngầm thứ tư của Trung Quốc khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Giàn khoan TQ bắt đầu khai thác dầu khí ở Biển Đông
Cụ thể, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hôm 3/7 thông báo, giàn khoan Hưng Vượng (COSL Prospector) chính thức tác nghiệp tại mỏ dầu khí Lệ Loan 3-2 có độ nước sâu khoảng 1.300 mét. Nó trở thành giàn khoan bán ngầm nước sâu thứ tư của Trung Quốc hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Gian khoan TQ bat dau khai thac dau khi o Bien Dong
Giàn khoan Hưng Vượng hoạt động trên biển. 
Trong đợt tác nghiệp này, giàn khoan Hưng Vượng sẽ tiến hành khai thác thử nghiệm và đánh giá dữ liệu địa chất tại mỏ Lệ Loan 3-2. Ngày 30/4, Trung Quốc bắt đầu đưa giàn khoan Hưng Vương tới Biển Đông để tham gia hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.