Miền Tây Siberia đang hứng chịu cái giá lạnh lên tới -62 độ C, tạo nên nhiều xáo trộn cho cuộc sống con người và cả những vẻ đẹp độc đáo.
Theo Thế Long/ Zing News
Những phụ nữ trong vùng không cần mascara trong những ngày giá lạnh, bởi lông mi của họ sẽ tự đóng băng trong cái lạnh vô cùng khắc nghiệt.
Đây là một hiện tượng phổ biến với mọi phụ nữ ở đây trong suốt mùa đông. Vùng Tây Siberia từng có nhiệt độ kỉ lục là -67,8 độ C vào mùa đông năm 1933. Năm nay, chỉ mất một tuần để nhiệt độ giảm từ -42 độ C xuống -62 độ C.
Dù mặc rất nhiều lớp quần áo ấm áp và che mặt nhưng lông mi của các phụ nữ vẫn đóng băng mỗi khi họ ra ngoài. Nhiều người nói đùa rằng năm nay khu vực này là nơi không phải hứng chịu hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Giá lạnh kéo dài cản trở nhiều hoạt động chăn nuôi sản xuất của con người. Một số người tỏ ra hứng thú vì hiện tượng này giúp họ trải nghiệm những điều khác thường.
Đàn ông cũng không phải ngoại lệ. Mùa đông khắc nghiệt đem tới cho họ bộ râu trắng xóa.
Người dân tỏ ra hứng thú và tìm mọi cách tận hưởng giá lạnh mùa đông. Họ chơi trò tạt nước vào người nhau, ăn kem, đạp xe và nô đùa dưới trời tuyết rơi.
Băng giá và tuyết rơi vô tình tạo nên khung cảnh đậm chất Giáng sinh cho những ngôi làng trong khu vực.
Tuy vậy, vì tuyết rơi dày và không thể lái xe, người dân phải sử dụng taxi. Đây là nguyên nhân khiến giá taxi tăng cao gấp 3, 4 lần ngày thường.
Điều tuyệt vời là các tuyến đường sắt vẫn hoạt động bình thường. Trẻ em trong vùng phải nghỉ học khi nhiệt độ xuống -50 độ C. Chúng đang mong chờ Giáng sinh trắng xóa ở một trong những nơi lạnh nhất thế giới.
Ảnh cưới trên biển mùa đông xóa tan giá lạnh miền Bắc
(Kiến Thức) - Bằng sự sáng tạo và “chịu chơi”, cặp đôi Phương Thảo – Lê Pho đã tạo ra bộ ảnh cưới trên biển mùa đông ngập tràn màu nắng xua đi giá lạnh.
Thời điểm tháng 11, nhiều vùng đất ở miền Bắc đã chìm trong giá lạnh. Thời tiết mùa đông cũng ảnh hưởng, gây không ít trở ngại cho những cặp đôi muốn chụp ảnh cưới vào thời điểm này. Ảnh trong bài: Hải Lê Cao.
Cuộc sống khốn khó của cộng đồng gốc Ấn Độ ở Lebanon
(Kiến Thức) - Cộng đồng Dom gốc Ấn Độ đã di cư tới khu vực Trung Đông và hiện giờ đang sinh sống tại các quốc gia bao gồm Lebanon, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hàng nghìn cư dân cộng đồng Dom đang sinh sống tại khu Hayy Al Gharbeh ở Lebanon. Các gia đình tị nạn này ngày càng tuyệt vọng, nhiều người trải qua chấn thương tâm lý trong khi những đứa trẻ không được đi học.
Fadia Turkmani, vốn là người gốc Syria, đã kết hôn với Yacoub, một người dân thuộc cộng đồng gốc Ấn Độ ở Lebanon. Họ đang sống trong khu Hayy al-Gharbe ở Beirut cùng 6 cậu con trai. “Người Dom không nghĩ tới ngày mai. Chúng tôi chỉ sống và nghĩ sẽ ăn gì trong hôm nay”, Fadia chia sẻ.
Yacoub Turkmani, 38 tuổi, đang làm công việc trông giữ nhà bán thời gian. Anh không hề biết về lối sống du mục truyền thống của người dân cộng đồng Dom.
Mohamed, 16 tuổi, đã sống trong khu Hayy Al Gharbeh được 10 năm. Cha cậu làm việc trong một cửa hàng kem địa phương còn mẹ làm nội chợ. Mohamed không biết nói tiếng của người Dom nhưng bà và mẹ cậu nói rất lưu loát.
Những đứa trẻ Dom chơi đùa trong khu Hayy Al Gharbeh ở thủ đô Beirut, Lebanon.
Khaled, 13 tuổi, ngồi cạnh cha cậu, Hasan, trong túp lều trại ở thung lũng Bekaa. Hasan tự làm loại nhạc cụ truyền thống của người Dom có tên rababa và đem bán tại các chợ khắp Lebanon với giá 10 USD.
Hasna nhìn lại những bức ảnh khi ngồi trong lán trại ở thung lũng Bekaa. Những bức ảnh cô mang từ Syria sang gợi nhớ về cuộc sống trước đây. “Tại Syria, mọi thứ đều rất tốt nhưng chúng tôi buộc phải rời khỏi đó khi cuộc nội chiến bùng nổ”, Hasna chia sẻ.
Khuloud, 23 tuổi, đứng trong “ngôi nhà” của gia đình cô ở thung lũng Bekaa.
Cụ Sharifi, 85 tuổi, cũng đến từ cộng đồng Dom và hiện đang sống trong khu trại ở thung lũng Bekaa. “Chúng tôi có tất cả ở Syria nhưng hiện giờ chúng tôi chẳng có gì”, cụ Sharifi chia sẻ.
Các thành viên trong gia đình cầu nguyện trong lán trại ở khu El Marj, thung lũng Bekaa.
Fayed, 39 tuổi, nhận thấy những sự thay đổi trong cộng đồng Dom.
Ali đứng tại phòng khách trong nhà của cậu bé ở Jadra.
Một gia đình đang chơi ở bên ngoài nhà của họ ở Jadra.
Diala (trái) và Khaldieh đứng ngoài nhà. Chúng không đi học. Được biết, những đứa trẻ Dom thường đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử trong trường học. (Nguồn ảnh: AJ)
(Kiến Thức) - Đập Tam Hiệp của Trung Quốc hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đập này có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
(Kiến Thức) - Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức ở Trung Quốc là một trong những đập thủy điện cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn cả đập Tam Hiệp (185 mét).
(Kiến Thức) - Trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây, đồn đoán rằng con đập này đang bị biến dạng lại khiến nhiều người lo lắng.
Hàng nghìn bình đựng tro cốt được chuyển tới các nhà tang lễ Vũ Hán và hàng dài người xếp hàng nhận tro cốt người thân làm dấy lên nghi ngờ về tính xác thực của số ca tử vong vì Covid-19 tại Trung Quốc, một tờ báo Anh đăng tải.
Số người tử vong trong vụ cháy rừng ở Los Angeles (Mỹ) đã tăng lên 24 giữa lúc điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến đám cháy dữ dội hơn trong ít nhất 3 ngày nữa.
Một người đàn ông mặc đồ lính cứu hỏa đã bị bắt quả tang đang đột nhập vào một ngôi nhà ở khu vực Malibu, Los Angeles (Mỹ), nơi cháy rừng đang hoành hành.
Nhiếp ảnh gia người Nga Natalia Ivanova đã ghi lại hình ảnh của những người phụ nữ ở nhiều khu vực trên thế giới để chứng minh rằng vẻ đẹp luôn hiện diện khắp mọi nơi.
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Một nhân viên khách sạn người Tây Ban Nha đang phải đối mặt với án tù sau khi bị cáo buộc đổ thuốc tẩy vào đồ ăn bữa tối tự chọn của khách sạn để trả thù vì bị mất việc.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.