Thảm cảnh tắc hàng sang Trung Quốc còn lâu mới hết
Với cách làm hiện nay, ùn tắc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc mỗi mùa thu hoạch rộ hay khi Trung Quốc có chính sách bất thường khó chấm dứt.
Hai con số ‘giật mình’
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Thực tế, trên các tuyến biên giới phía Bắc hiện nay, Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ các cửa khẩu phụ, lối mở. Đặc biệt trong bối cảnh Covid-19, các lối mở, cửa khẩu phụ tại một số giai đoạn phải đóng lại để đảm bảo phòng chống dịch. Do đó, hàng hóa tăng mạnh qua các cửa khẩu lớn như Hữu Nghị, Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh).
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Chuẩn bị cho "cuộc chơi" mới
Một số loại trái cây Việt Nam như sầu riêng, thanh long… xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đang hút hàng, tăng giá. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chơi mới bằng việc chú trọng chất lượng...
Hút hàng, được giá
Vina T&T Group là 1 trong 25 công ty Việt Nam có mã số về sầu riêng, mã số vùng trồng sầu riêng xuất sang Trung Quốc. Mới đây, Vina T&T và Tập đoàn Sunwah (Hồng Kông, Trung Quốc) ký kết hợp tác xuất khẩu 90.000 tấn sầu riêng tươi chính ngạch sang Trung Quốc trong năm 2023. “Lâu nay, sầu riêng Việt Nam vẫn được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nhưng ít người tiêu dùng Trung Quốc biết đến do chưa có thương hiệu rõ ràng. Hiện nay, sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch, có thương hiệu, được giao dịch qua nhiều kênh phân phối hiện đại nên rất được ưa chuộng”, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T Group, cho biết. Theo ông Tùng, Thái Lan đã xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc nhiều năm, có mạng lưới phân phối rộng lớn nhưng Việt Nam cũng có lợi thế là có nguồn sầu riêng quanh năm, ở gần Trung Quốc hơn nên tiện lợi trong khâu vận chuyển, sầu riêng tươi ngon hơn. Nhiều khách hàng khen sầu riêng Việt Nam ngọt, béo, đậm đà, chín mềm và rất thơm.