Rau dại Việt quý như vàng ở xứ người, phải liều mới hái được

Ẩn mình trong những khu rừng ở miền Bắc Việt Nam, một loại rau dại những năm gần đây đang thu hút sự chú ý bởi hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng vượt trội so với các loại rau thông thường.

Mầm gai, hay còn gọi là nụ gai, là phần chồi non của cây gai mọc hoang ở sườn núi cao, nơi có khí hậu khắc nghiệt. Cây gai cao từ 1,5-3,5m, lá hình bầu dục, có răng cưa, hoa màu vàng nhạt. Mỗi năm, chỉ vào mùa xuân, khi thời tiết ấm áp và ẩm ướt, cây gai mới nảy ra những mầm non xanh mướt. Người dân địa phương hái những mầm gai này về để chế biến thành món ăn.

Rau dai Viet quy nhu vang o xu nguoi, phai lieu moi hai duoc

Mầm gai có vị ngọt bùi, giòn sần sật và mang hương thơm đặc trưng của núi rừng. Loại rau này được ví như "vua rau rừng" bởi giá trị dinh dưỡng cao, giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa.

Trên thị trường quốc tế, mầm gai được ưa chuộng tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc với giá thành cao ngất ngưởng. Đặc biệt ở đất nước tỉ dân, nông dân có thể kiếm được cả trăm NDT/ngày chỉ nhờ lên núi hái thứ rau rừng này.

Rau dai Viet quy nhu vang o xu nguoi, phai lieu moi hai duoc-Hinh-2

Vào mùa mầm gai sinh trưởng, anh Kiều Băng Băng - một nông dân ở Hà Nam, Trung Quốc thường lên núi để tìm “vua rau rừng”. Mỗi cây gai chỉ cho ra duy nhất một mầm, khiến loại rau này trở nên quý hiếm. Khi thu hoạch, anh phải đeo găng tay để tránh bị gai đâm. Mặc dù việc hái mầm gai tiềm ẩn nguy cơ bị thương, nhưng hương vị độc đáo của nó khiến nhu cầu về loại rau rừng này vẫn không ngừng tăng nhiệt trên thị trường.

Rau dai Viet quy nhu vang o xu nguoi, phai lieu moi hai duoc-Hinh-3

Anh Băng chỉ lấy phần chồi non ở đỉnh và để lại 1-3 nhánh bên dưới hoặc nhánh phụ của chồi ngọn để cây tiếp tục phát triển. Nhờ vậy, mỗi cây có thể thu hoạch được 2-3 lần. Tuy nhiên, mùa thu hoạch mầm gai khá ngắn, chỉ khoảng 3 đợt. Sau khi thu hoạch, cây sẽ già đi và mọc ra cành lá, trở nên bình thường như những cây gai khác.

Rau dai Viet quy nhu vang o xu nguoi, phai lieu moi hai duoc-Hinh-4

Hiện nay, lượng mầm gai tự nhiên ở Trung Quốc ngày càng khan hiếm. Với anh Băng, có được một giỏ đầy ắp mầm gai sau mỗi lần lên rừng cũng đã là một mẻ bội thu.

Tại Trung Quốc, loại mầm gai này rất hiếm thấy trên thị trường bởi chúng thường được cung cấp cho các khách sạn lớn. Mầm gai có thể ăn sống, làm món xào, nấu canh hoặc muối chua. Món rau rừng này có vị ngọt, mềm, hương vị đậm đà. 1 cân mầm gai tại đây có thể bán với giá 60 NDT, tương đương gần 200.000đ/kg. 

Bán không khí Đà Lạt trong chai thủy tinh- ý tưởng kinh doanh độc đáo

Thời gian gần đây, giới trẻ thích thú với món đồ lưu niệm độc đáo là chai thủy tinh chứa không khí Đà Lạt. Chỉ với 29.000 đồng đã có thể hít hà không khí Đà Lạt, thậm chí mua về làm quà.

Ý tưởng này được "nung nấu" từ mùa hè năm 2023. Chị Nguyễn Thị Hạnh – quản lý cửa hàng bán chai không khí Đà Lạt chia sẻ Đà Lạt là một điểm đến "gây nghiện". Tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian, hay kinh tế để đi Đà Lạt và sản phẩm này ra đời.

Lý do chiếc trâm cài mua ở chợ bất ngờ được trả giá nửa tỷ

Một chiếc trâm cài được mua với giá dưới 25 USD từ một cửa hàng đồ cổ ở Anh vào những năm 1980 hiện đang được bán đấu giá và dự kiến sẽ thu về tới 19.000 USD.

Nhà đấu giá Gildings cho biết Flora Steel đang xem đoạn clip "Những phát hiện được mong muốn nhất" từ tập phim Antiques Roadshow năm 2011 thì cô nhận ra một số bản phác thảo được hiển thị trên màn hình từ kho lưu trữ của Bảo tàng Victoria và Albert.

Các thiết kế dành cho những chiếc trâm cài được thiết kế bởi nhà thiết kế và kiến trúc sư Victoria Gothic Revival, William Burges, và chúng khiến Steel nhớ đến một món đồ mà cô đã mua từ một cửa hàng đồ cổ với giá chưa đến 25 đô la vào năm 1988.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.