"Đây là rạn san hô lâu đời nhất thế giới do các loài động vật thủy sinh xây dựng nên nằm ở vùng đất khô tại Namibia. Các sinh vật xây dựng nên rạn san hô cổ đó gọi là Cloudina. Rất có thể những sinh vật thủy sinh trên đã có thể xây dựng các kết cấu thượng tầng để bảo vệ bản thân khỏi những kẻ săn mồi hoặc dùng để hấp thụ các chất dinh dưỡng đến từ các dòng hải lưu", nhà nghiên cứu kiêm nhà địa chất học Rachel Wood công tác tại Đại học Edinburgh ở Scotland tiết lộ.
Trong suốt thời kỳ Ediacaran (kéo dài từ khoảng 635 triệu năm đến 542 triệu năm trước đây), tất cả các sinh vật sống ở biển. Hầu hết các sinh vật đều đứng yên, cơ thể mềm mại...
Namibia - nơi phát hiện rạn san hô cổ nhất thế giới. |
Đến những năm 1970, các nhà khoa học phát hiện ra bằng chứng về Cloudina, đó là các hóa thạch động vật sớm nhất có bộ xương. Các sinh vật biển có thể phát triển chiều dài cơ thể lên đến 15cm.
"Những sinh vật biển cổ xưa này có thể có liên quan đến san hô, hải quỳ và sứa", nhà nghiên cứu Rachel cho hay.
Giống như san hô ngày nay, những sinh vật hình nón non trẻ nhất sẽ sống trong khi phần còn lại sẽ chết. Tuy nhiên các nhà khoa học biết rất ít về những sinh vật bí ẩn sống như thế nào.
"Rạn san hô hiện đại là trung tâm chính của đa dạng sinh học với các hệ sinh thái phức tạp. Chúng tôi phát hiện ra rằng động vật đã xây dựng các rạn san hô ngay cả trước khi có sự tiến hóa đời sống động vật phức tạp. Điều này cho thấy rằng có lẽ có những áp lực chọn lọc trong thời kỳ tiền Cambri mà chúng ta vẫn chưa hiểu", ông Rachel nhận định.