Rằm tháng Chạp chu đáo, Thần linh gật đầu - Tổ tiên ưng bụng

Rằm tháng Chạp là ngày rằm cuối cùng năm cũ, cần chuẩn bị kĩ lưỡng cho ngày này để được lòng Thần linh, Tổ tiên phù hộ.

Ý nghĩa ngày Rằm tháng Chạp 

Thực ra Rằm tháng Chạp không hẳn là một ngày quá quan trọng nhưng lại được coi là dịp đặc biệt bởi đây là ngày rằm cuối cùng trong năm, đây là dịp để gia chủ bày tỏ tấm lòng thành với chư vị Thần linh cai quản cũng như lòng thành tôn kính với Tổ tiên. 

Người Việt coi mùng 1 Âm lịch là ngày Sóc, còn ngày Rằm là ngày Vọng để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Theo như phong tục truyền thống thì trong những ngày này, các gia đình cúng với ý nghĩa: Ngày mùng 1 là khởi đầu cho một tháng mới may mắn, vạn sự như ý. 

Còn với ngày Rằm có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này Thần thánh, tổ tiên thông thương với con cháu, chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được nguyện ước của mình với các đấng bề trên.

Ram thang Chap chu dao, Than linh gat dau - To tien ung bung

Tháng Chạp hay còn được gọi là tháng 12 Âm lịch, tháng cuối cùng trong một năm (năm thường) và tháng thứ 13 (năm nhuận). Trong tháng này có những ngày quan trọng như cúng ông Công, ông Táo và cúng Tất nên nên ngày Rằm cũng cần được chuẩn bị kĩ càng, chỉn chu, tươm tất. 

Theo tử vi, ngày Rằm tháng Chạp năm Nhâm Dần 2022 sẽ rơi vào thứ Sáu, ngày 5/1/2023 Dương lịch tức ngày Giáp Tý, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần (là một ngày hoàng đạo) 

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp

Tùy theo phong tục, điều kiện hoàn cảnh kinh tế của mỗi nhà mà có cách chuẩn bị riêng biệt. Cũng như mọi nghi thức cúng lễ khác, cần chuẩn bị cả đồ lễ và văn khấn.

Đồ lễ bao gồm hoa quả, trầu cau, hoa tươi nên dùng hoa hệu hoặc hoa cúc... Các loại quả nên sử dụng cúng Rằm như cam, chuối, táo, dưa hấu... Bên cạnh đó, nếu có thời gian nên dâng thêm lễ mặn như gà luộc, xôi gấc (hoặc bánh chưng), giò chả, nem rán, canh măng mọc,...

Tham khảo bài cúng Rằm tháng Chạp: 

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).

Tín chủ (chúng) con là: …

Ở tại: …

Hôm nay là ngày… tháng… năm, gặp tiết Rằm tháng Chạp. Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời các ngài: Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời chư vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho chúng con gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, công việc phát tài, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy).

Những điều kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Chạp 

Tránh làm vỡ bát đĩa 

Từ xa xưa, các cụ kỵ nhất việc làm rơi bát đĩa vào ngày Rằm tháng Chạp bởi theo quan niệm việc rơi bát đĩa là điềm báo cho những chuyện xui xẻo, kém may mắn. Không những vậy, bát đĩa vỡ tượng trưng cho sự lục đục gia đạo, tài lộc tiêu tan. 

Ram thang Chap chu dao, Than linh gat dau - To tien ung bung-Hinh-2

Tránh cãi nhau, gây gổ, to tiếng

Tháng Chạp là tháng tận, nếu xảy ra cãi vã thì dễ ảnh hưởng đến vận trình năm mới, dễ gặp chuyện phiền phức gây rắc rối. Bên cạnh đó, các cụ xưa dạy rằng đây là ngày Tổ tiên về thăm con cháu mà để thấy cảnh cãi vã thì Tổ tiên sẽ phật ý mà trách phạt. 

Thêm nữa, cãi nhau sẽ khiến vận tiểu nhân gia tăng, vận quý nhân ngày càng suy yếu. Vậy nên, tốt hơn hết là một điều nhịn thì chín điều lành. 

Tránh nhặt tiền rơi ngoài đường 

Thấy tiền rơi nhặt lên không sai, nhưng trong ngày này thì nên cẩn trọng bởi người xưa quan niệm Rằm tháng Chạp mà nhặt tiền rơi thì thường là tiền cúng lễ. Người khác "rải tiền lẻ" với mục đích xua đi vận xui, nếu mình nhặt lên chẳng khác nào tự mang xui xẻo về nhà. 

Nếu lỡ nhặt rồi hãy thả vào các hòm từ thiện, công đức hay làm điều có ích cho xã hội bạn nhé! 

* Thông tin mang tính chất tham khảo

Cúng Rằm tháng 7 đúng ngày 15 là hỏng, cúng ngày nào tốt nhất?

Cúng Rằm tháng 7 ngày nào, giờ nào là tốt nhất để truyền đạt các mong muốn đến tổ tiên, thần linh. Cùng 2sao tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào giờ nào tốt nhất?

Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng 7 năm 2022 rơi vào thứ Sáu, ngày 12/8/2022 dương lịch, tức ngày 15/7 năm Nhâm Dần.

Ông bà nói: "Đàn ông sợ tháng Tám, đàn bà lo tháng Chạp"

Người xưa vẫn nói rằng: "Đàn ông sợ tháng Tám, đàn bà lo tháng Chạp". Câu nói mang ý nghĩa thâm sâu về cuộc sống quanh ta, đặc biệt là về 2 tháng trong năm là tháng Chạp và tháng Tám.

Đàn ông sợ tháng Tám

Vào tháng 8 âm lịch hàng năm, ở vùng phía Bắc Trung Quốc chính là mùa thu hoạch, trọng tâm rơi vào khoảng tiết Thu Phân. Trong xã hội xưa, lương thực được xem là một trong những vấn đề sống còn, liên quan mật thiết đến đời sống con người. Việc thu hoạch của một năm có tốt hay không sẽ phụ thuộc vào những mùa gặt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới