Radar Trung Quốc giúp Syria “bắt” máy bay tàng hình Mỹ

(Kiến Thức) - Quân đội Syria hiện có một số hệ thống radar cảnh giới do Trung Quốc cung cấp có khả  năng phát hiện máy bay tàng hình Mỹ.

Radar Trung Quốc giúp Syria “bắt” máy bay tàng hình Mỹ
Tờ Tin tức Quốc phòng dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự Richard Fisher cho biết, hiện nay Syria đã triển khai các trạm radar trinh sát tầm xa cơ động JYL-1 (phát hiện mục tiêu cách 320km), radar cảnh giới tầm xa JY-27 VHF và radar cảnh giới nhìn vòng bắt thấp Type 120 của Trung Quốc.
Trong đó, hệ thống radar cảnh giới tầm xa JY-27 VHF được xem là loại hiện đại nhất có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ, khoảng cách tìm kiếm mục tiêu trên không của nó là 500 km. Theo một số nguồn tin, JY-27 VHF được Trung Quốc cung cấp cho Syria năm 2006.
Hiện nay, những radar này đều được triển khai tại phía Bắc và phía Nam của thành phố Palmyra, miền Trung Syria. Khoảng cách tìm kiếm của những trạm radar này không chỉ bao gồm không phận Syria mà còn bao gồm cả các nước láng giềng.
Hệ thống radar có khả năng bắt máy bay tàng hình JY-27 của Trung Quốc cung cấp cho Syria.
 Hệ thống radar có khả năng bắt máy bay tàng hình JY-27 của Trung Quốc cung cấp cho Syria.
Về phần trạm radar trinh sát Type 120 (nâng cấp từ mẫu JY-29/LSS-1) có thể theo dõi đồng thời 72 mục tiêu ở khoảng cách 200 km. Radar này có thể sử dụng kết hợp với radar thuộc hệ thống tên lửa phòng không.
Trung Quốc cũng đang triển khai 120 trạm radar này trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9, tầm trung HQ-12. Mà Syria có thể sẽ sử dụng những trạm radar này như tổ hợp tác chiến điện tử chuyên biệt. Syria đang sở hữu 4 bộ radar Type 120 triển khai tại các khu vực như Dar Izzahe, Baniyas, Tartus và Kafr Buhume.
Nhìn chung, các trạm radar do Trung Quốc xuất khẩu cho Syria đều khá hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra liệu nó có tương thích với hệ thống phòng không của Syria không?
Theo một số nguồn tin, Syria có 120 trận địa phòng không trang bị hệ thống tên lửa tầm thấp tới tầm cao gồm: S-75 Dvina, S-125 Pechora, S-200, 2K12 Kub, Buk-M2E, Pantsir-S1…đều do Liên Xô (cũ), Nga cung cấp.
Theo báo chí Mỹ, do thiếu sự tương thích, Syria sẽ không thể sử dụng thông tin liên lạc bằng giọng nói để truyền dữ liệu. Nếu dữ liệu được truyền bằng chế độ mở, thì dễ dàng bị gây nhiễu.
Chuyên gia Richard Fisher cho biết thêm, Trung Quốc còn chuyển cho Syria hệ thống điện tử phòng thủ hiện đại (có thể là tác chiến điện tử, đối kháng điện tử), những thiết bị này rất quan trọng đối với sự sống còn của chính quyền Syria.
Cũng theo ông này, nếu Mỹ phát động cuộc tấn công quân sự vào Syria, Trung Quốc có thể sử dụng cơ hội này để đánh giá hệ thống radar và tác chiến điện tử mà nước này bán cho Syria.
Và trong tương lai, Trung Quốc có thể sử dụng những số liệu thu được này để đối phó với những cuộc xung đột với Mỹ trong vấn đề Đài Loan. Nhưng như vậy chẳng khác gì “con dao hai lưỡi”, Mỹ cũng có thể có được những số liệu liên quan về loại radar này của Trung Quốc và thông qua những số liệu này để Mỹ kiểm chứng cách phá vỡ hệ thống phòng không Trung Quốc.

Đột nhập hệ thống radar tối mật dưới thời Liên Xô

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia người Nga đã có dịp “đột nhập” vào bên trong thăm thú hệ thống radar cảnh báo sớm tầm siêu xa tối mật dưới thời Liên Xô.

Đột nhập hệ thống radar tối mật dưới thời Liên Xô
Nhằm cung cấp khả năng cảnh báo sớm tầm xa chống lại máy bay đối phương xâm nhập vào lãnh thổ Liên Xô và hỗ trợ các khẩu đội tên lửa tầm xa, từ năm 1960, Cục thiết kế SKB (Liên Xô) bắt đầu nghiên cứu phát triển hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa mang tên P-70 Lena-M (trong ảnh).
  Nhằm cung cấp khả năng cảnh báo sớm tầm xa chống lại máy bay đối phương xâm nhập vào lãnh thổ Liên Xô và hỗ trợ các khẩu đội tên lửa tầm xa, từ năm 1960, Cục thiết kế SKB (Liên Xô) bắt đầu nghiên cứu phát triển hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa mang tên P-70 Lena-M (trong ảnh).
Chương trình phát triển chính thức hoàn thiện năm 1968 khi radar hoàn tất cuộc thử nghiệm và được chấp nhận đưa vào trang bị. Có tất cả 11 đài radar cảnh báo sớm P-70 Lena-M được chế tạo và triển khai ở nhiều khu vực khác nhau trong Liên bang Xô Viết và kể cả quốc gia đồng minh, như Mông Cổ.
 Chương trình phát triển chính thức hoàn thiện năm 1968 khi radar hoàn tất cuộc thử nghiệm và được chấp nhận đưa vào trang bị. Có tất cả 11 đài radar cảnh báo sớm P-70 Lena-M được chế tạo và triển khai ở nhiều khu vực khác nhau trong Liên bang Xô Viết và kể cả quốc gia đồng minh, như Mông Cổ.

Xem “chim sắt khủng” ồ ạt đổ về Moscow

(Kiến Thức) - Để chuẩn bị cho sự kiện triển lãm hàng không lớn nhất trong năm MAKS 2013, các máy bay quân sự “khủng” nhất của Nga đã dồn về sân bay Zhukovsky, Moscow.

Xem “chim sắt khủng” ồ ạt đổ về Moscow
Những ngày này, nước Nga đang tất bật chuẩn bị cho một trong những triển lãm hàng không không vũ trụ quốc tế lớn nhất trong năm được tổ chức tại sân bay Zhukovsky, Moscow. Sự kiện này là sẽ diễn ra từ ngày 27/8-1/9, từ ngày 30/8 sẽ được mở cửa rộng rãi cho người dân vào tham quan. Trước đó, trong những ngày giáp sự kiện, hàng loạt máy bay chiến đấu, vận tải “khủng” nhất Không quân Nga đã đồng loạt đổ về Zhukovsky để chuẩn bị cho sự kiện. Trong ảnh là trực thăng vận tải lớn nhất thế giới Mi-26 chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay.
 Những ngày này, nước Nga đang tất bật chuẩn bị cho một trong những triển lãm hàng không không vũ trụ quốc tế lớn nhất trong năm được tổ chức tại sân bay Zhukovsky, Moscow. Sự kiện này là sẽ diễn ra từ ngày 27/8-1/9, từ ngày 30/8 sẽ được mở cửa rộng rãi cho người dân vào tham quan. Trước đó, trong những ngày giáp sự kiện, hàng loạt máy bay chiến đấu, vận tải “khủng” nhất Không quân Nga đã đồng loạt đổ về Zhukovsky để chuẩn bị cho sự kiện. Trong ảnh là trực thăng vận tải lớn nhất thế giới Mi-26 chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay.
Trước khi hạ cánh xuống Zhukovsky, các máy bay vẫn còn “tranh thủ lượn vài vòng” khoe sắc. Trong ảnh là tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Sukhoi Su-35.
Trước khi hạ cánh xuống Zhukovsky, các máy bay vẫn còn “tranh thủ lượn vài vòng” khoe sắc. Trong ảnh là tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Sukhoi Su-35. 

Tận mắt hệ thống phòng không S-350E của Nga

(Kiến Thức) - Tập đoàn Almaz-Antey lần đầu tiên đưa tới triển lãm MAKS 2013 (Moscow, Nga) hệ thống tên lửa phòng không mới nhất, S-350E Vityaz.

Tận mắt hệ thống phòng không S-350E của Nga
Đây là lần đầu tiên mà Almaz-Antey công khai rộng rãi trước công chúng “người kế tục” tên lửa phòng không S-300. Cách đây không lâu, Almaz-Antey cũng đã giới thiệu hệ thống S-350E Vityaz với lãnh đạo chính phủ Nga tại nhà máy sản xuất.
 Đây là lần đầu tiên mà Almaz-Antey công khai rộng rãi trước công chúng “người kế tục” tên lửa phòng không S-300. Cách đây không lâu, Almaz-Antey cũng đã giới thiệu hệ thống S-350E Vityaz với lãnh đạo chính phủ Nga tại nhà máy sản xuất.
Hệ thống tên lửa phòng không S-350E Vityaz được thiết kế để thay thế cho hệ thống tên lửa S-300 đang được sử dụng trong Quân đội Nga. S-350E Vityaz có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…).
 Hệ thống tên lửa phòng không  S-350E Vityaz được thiết kế để thay thế cho hệ thống tên lửa S-300 đang được sử dụng trong Quân đội Nga. S-350E Vityaz có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…).

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới