Ra mắt bộ sách 'Kho tàng cổ tích Việt Nam' phiên bản đầy đủ

Tác phẩm nổi tiếng 'Kho tàng cổ tích Việt Nam' của GS Nguyễn Đổng Chi vừa được Đông A Books tái bản với một phiên bản đầy đủ nhất từ trước đến nay.

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” được giới thiệu lần này là bản in lần thứ 10. Tác phẩm ra mắt độc giả với đầy đủ 201 truyện, tất cả đều là những truyện tiêu biểu, đặc sắc trong kho tàng cổ tích Việt Nam.

Những truyện cổ tích này qua lời kể của học giả Nguyễn Đổng Chi đã trở nên quen thuộc, gần gũi với nhiều thế hệ bạn đọc, nhiều truyện đã trở thành những kiệt tác ngắn gọn và tinh khiết.

Ra mat bo sach 'Kho tang co tich Viet Nam' phien ban day du
 Bộ truyện “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” do Đông A Books tái bản
Nội dung sách được chia theo hệ thống các truyện theo chủ đề nguồn gốc sự vật; Sự tích đất nước Việt; Sự tích các câu ví; Thông minh tài trí và sức khỏe; Sự tích anh hùng nông dân; Truyện phân xử; Truyện thần tiên, ma quỷ và phù phép; Truyện đền ơn trả oán; Tình bạn, tình yêu và nghĩa vụ; Truyện vui tươi dí dỏm.

Sau mỗi truyện chính đều bổ sung các dị bản trong phần Khảo dị, nhằm so sánh điểm dị biệt giữa các truyện chính với hàng trăm truyện cổ dân gian Đông Tây khác. Điều này mang đến một góc nhìn tổng quan về hệ thống truyện cổ dân gian vô cùng phong phú của nhân loại.

So với các lần xuất bản trước đây, sách được bổ sung thêm phần minh họa của hai họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn và Phạm Ngọc Tân. Nội dung sách cũng được chỉnh lý kỹ lưỡng hơn, trong đó có việc chuyển phần tên riêng nước ngoài bằng tên nguyên gốc, không dùng chữ Latin thay bằng chuyển tự Latin.

Đặc biệt, phần nghiên cứu được in ở đầu tập 1 và cuối tập 5 giúp bạn đọc hiểu về bản chất, lai lịch, lịch sử phát triển, đặc điểm tư tưởng, nghệ thuật của truyện cổ nói chung và cổ tích nói riêng.

Về hình thức, “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” gồm 5 tập, độ dày tổng cộng 2.040 trang, khổ 14,5 cm x 20,5 cm, bìa mềm đựng trong hộp.

GS Nguyễn Đổng Chi quê ở Hà Tĩnh, sinh tại Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Ông là một trong những nhà văn hóa dân gian hàng đầu, là người đầu tiên xâu chuỗi các mô típ truyện cổ tích Việt Nam với cổ tích của nhiều nước.

Tác phẩm “Kho tàng cổ tích Việt Nam” được biên soạn và in trong thời gian 25 năm (tính từ năm 1957 in tập 1 đến năm 1982 công bố trọn vẹn 5 tập). Bộ sách được đánh giá là “công trình nghiên cứu folklore đã trở thành cổ điển”.

GS Nguyễn Đổng Chi được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, năm 1996.

Loạt “quái vật” có thật như bước ra từ cổ tích Việt Nam

(Kiến Thức) - Gà chín cựa, chó sáu chân, trâu ba sừng... là loạt "quái vật" khiến nhiều người ngạc nhiên, được trưng bày tại Bảo tàng Động thực vật ở TP HCM.

Loat “quai vat” co that nhu buoc ra tu co tich Viet Nam
 Đôi chân chi chít cựa của một con gà, gợi liên tưởng đến gà chín cựa trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh của người Việt. Tiêu bản được trưng bày tại Bảo tàng Động thực vật trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn, TP HCM.

Độc đáo hình tượng ông bụt trong truyện cổ Việt Nam

Hầu hết chúng ta đều đã từng gặp ông Bụt, không phải trong đời thật, mà trong chuyện cổ tích bà, mẹ kể thời thơ bé. Ông Bụt có hình dáng thế nào, ông thường nói gì? Sự xuất hiện của ông Bụt có ý nghĩa ra sao?

Doc dao hinh tuong ong but trong truyen co Viet Nam
 Trong truyện cổ tích Việt Nam, ông Bụt xuất hiện trong Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Thằng Bờm…. Trong các tác phẩm này, ông Bụt hiện ra với râu tóc bạc phơ và dài, gương mặt phúc hậu, đẹp lão, dáng đi khoan thai, đôi mắt sáng ngời… Và đặc biệt Bụt có rất nhiều phép màu.

Doc dao hinh tuong ong but trong truyen co Viet Nam-Hinh-2
Ông thường xuất hiện khi những người nghèo khổ gặp chuyện chẳng lành. Ông hiện ra bất ngờ và thường hỏi: Làm sao con khóc, làm sao ngươi khóc, sao con lại khóc? 
Doc dao hinh tuong ong but trong truyen co Viet Nam-Hinh-3
Anh Khoai trong truyện "Cây tre trăm đốt" đã gặp Bụt giữa rừng sâu. Bụt trao cho anh câu thần chú: "Khắc nhập! Khắc xuất” để anh tạo ra cây tre trăm đốt. Nhờ câu thần chú ấy, anh Khoai cần cù, chất phác đã lấy được con gái phú ông làm vợ!
Doc dao hinh tuong ong but trong truyen co Viet Nam-Hinh-4
 Bụt trong truyện "Tấm Cám" xuất hiện nhiều lần, che chở cho cô Tấm hiền lành, tội nghiệp. Bụt bày cho Tấm nuôi cá bống, chỉ Tấm chôn xương cá vào hũ, để sau này biến thành áo quần, giày dép cho Tấm mặc đi hội. 
Doc dao hinh tuong ong but trong truyen co Viet Nam-Hinh-5
  Bụt còn hoá phép cho Tấm biến thành chim, thành cây xoan đào, thành quả thị thơm tho, thành cô gái xinh đẹp biết thêm trầu cánh phượng… Phép màu nhiệm của Bụt đã giúp cô Tấm trải qua bao gian nan kiếp nạn để đến bến bờ hạnh phúc. 
Doc dao hinh tuong ong but trong truyen co Viet Nam-Hinh-6
Theo các nhà nghiên cứu văn học dân gian, dù là nhân vật không có thật, xuất hiện cùng nhiều yếu tố hoang đường, nhưng ông Bụt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong câu chuyện. Hình tượng Bụt đại diện cho mơ ước, khát vọng của con người về cuộc sống tốt đẹp, về cái thiện chiến thắng cái ác, về sự công bằng trong xã hội nhiều bất công. 
Doc dao hinh tuong ong but trong truyen co Viet Nam-Hinh-7
 Không chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích, trong văn hóa dân gian Việt Nam, Bụt còn xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ với những ý nghĩa tương tự... 

Mời độc giả xem video:TP.HCM: Công an phong tỏa, kiểm tra cây xăng ở Gò Vấp. Nguồn: THDT.

Đọc nhiều nhất

Tin mới