Quyết định rút quân khỏi Syria: Thắng lợi chiến lược của Nga

(Kiến Thức) - Theo một sử gia người Mỹ, quyết định của Tổng thống Putin rút quân khỏi Syria là một thắng lợi chiến lược của Nga và được đưa ra đúng thời điểm.

Quyết định rút quân khỏi Syria: Thắng lợi chiến lược của Nga
Nói chuyện với Sputnik, Đại tá về hưu và hiện là nhà sử học quân sự Doug MacGregor đã đưa ra nhận định như trên.
Quyet dinh rut quan khoi Syria: Thang loi chien luoc cua Nga
 Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rút dần Các lực lượng vũ trang Nga khỏi  Syria, bắt đầu vào ngày 15/3/2016.
Hôm 14/3, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Các lực lượng vũ trang Nga đã hoàn thành sứ mệnh được giao và việc rút quân khỏi Syria sẽ bắt đầu vào ngày 15/3/2016.
Về động thái bất ngờ này, Đại tá Mỹ về hưu Doug MacGregor, tiến sĩ về quan hệ quốc tế của Đại học Quân sự West Point (Mỹ) nhận xét: "(Tổng thống) Putin vừa công bố việc rút quân Nga khỏi Syria. Ông ấy nói rằng lực lượng Nga đã hoàn thành các mục tiêu của họ (ở Syria) và ông ấy hoàn toàn đúng”.
Theo Tiến sĩ MacGregor, Tổng thống Putin đã đánh giá chính xác những thành tựu to lớn của lực lượng không quân Nga trong việc hỗ trợ hữu hiệu quân đội Syria mấy tháng qua.
"Chỉ bằng một quyết định, ông Putin đã ngăn chặn những người Hồi giáo Sunni lật đổ (Tổng thống Syria Bashar al) Assad và đồng thời giảm bớt căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát. Đó là một quyết định cực kỳ khôn khéo”.
Quyết định nói trên của Tổng thống Nga cũng rõ ràng được tính toán nhằm buộc Tổng thống Assad chấp thuận thỏa hiệp hòa bình thông thương lượng và cảnh báo Iran về giới hạn mà Tehran có thể trông đợi ở Nga trong việc hỗ trợ các đồng minh của nước này ở Syria.
Đại tá về hưu Macgregor giải thích: "Không còn nghi ngờ gì nữa, ông Putin đã phát đi thông điệp rằng nếu Tổng thống Assad không thể duy trì quyền lực vào lúc này, thì viện trợ quân sự của Nga nhiều hơn nữa cũng sẽ là vô ích. Ông ấy (Putin) cũng nói với Iran rằng sự hỗ trợ quân sự của Nga là có giới hạn”.
Nhà sử học quân sự MacGregor nói thêm rằng việc ông Putin đề ra mục tiêu chiến lược rõ ràng và biết rõ khi nào thì nên rút lực lượng tham chiến (ở Syria) chính là một tấm gương mà các nhà lãnh đạo Mỹ cần phải noi theo. Ông nói: “Giá như chúng ta (Mỹ) cũng có một vị nguyên thủ quốc gia thông minh như vậy (Putin), chúng ta đã phải làm cái điều tương tự ở Iraq vào mùa thu năm 2003. Chúng ta cũng nên rời Afghanistan vào năm 2002. Thay vào đó, chúng ta đã làm cho căng thẳng khu vực trở nên trầm trọng hơn và trao cho Iran cái quyền kiểm soát Iraq. Đất nước Afghanistan đang bị chia rẽ, tham nhũng hơn bao giờ hết và có khả năng còn tồi tệ hơn năm 2001”.
Đáng chú ý, ông Doug Macgregor là một chiến lược gia hàng đầu của Mỹ và từng chỉ huy phi đội tiêu diệt hoàn toàn một Lữ đoàn bộ binh cơ giới của Iraq trong vòng 23 phút mà chỉ mất có 1 máy bay, trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Video Tổng thống Vladimir Putin quyết định rút các lực lượng Nga khỏi Syria, bắt đầu từ ngày 15/3/2016 (Nguồn Reuters):

Kịch bản chiến thắng của Nga ở Syria

"Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những phương tiện khác" và ông Putin tìm cách biến chiến dịch quân sự ở Syria thành một thành tựu chính trị.

Kịch bản chiến thắng của Nga ở Syria
Trong bối cảnh chiến dịch không kích của Nga vào Syria tiếp tục diễn ra, một số nhà bình luận cho rằng động thái táo bạo này của Tổng thống Vladimir Putin có thể kéo Nga vào "vũng lầy" giống như ở Afghanistan.
Kich ban chien thang cua Nga o Syria
Tổng thống Putin vừa giành được chiến thắng địa chính trị ở Syria. 
Tuy nhiên, chẳng ai có thể nói chắc chắn rằng kết cục xấu này sẽ xảy ra, và ông Putin hiện còn có nhiều quân bài hơn những gì các nhà chỉ trích ông biết đến. Nga có thể đạt được những mục tiêu quân sự cốt yếu của mình ở Syria, trong khi Mỹ thì không. Và đây là cách ông Putin có thể đạt được kết quả mong đợi của mình ở Syria:

Nga không kích ở Syria: Thế giới không còn như trước

(Kiến Thức) - Chiến dịch không kích ở Syria chứng tỏ Nga sử dụng thành công sức mạnh quân sự ở xa ngoài biên giới và khiến cho thế giới không còn như trước.

Nga không kích ở Syria: Thế giới không còn như trước
Theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong thời 90 ngày đêm (kể từ ngày 30/9/2015),  Không quân Nga đã thực hiện hơn 5.000 phi vụ, phá hủy gần 4.000 mục tiêu của những kẻ khủng bố. Trong cùng thời gian, quân đội chính phủ Syria đã liên tục mở cuộc tiến công ở khắp Syria, còn IS không dành được thắng lợi nào trên mặt đất.
Nga khong kich o Syria: The gioi khong con nhu truoc
 
Lần đầu tiên trong thế kỷ 21, quân đội Nga đã sử dụng hiệu quả các loại vũ khí chính xác cao, tên lửa hành trình chiến lược và ném bom tầm xa, tình báo vũ trụ. Ngoài ra, Nga còn huy động hải quân tham gia chiến dịch và giúp đỡ Damascus bằng các hợp đồng vũ khí. Vào giữa tháng 12/2015, quân đội chính phủ Syria đã nhận được lô xe tăng hiện đại hóa T-90 trang bị khí tài kính ngắm hồng ngoại và ảnh nhiệt góp phần nâng cao hiệu quả chiến đấu.

Cáo buộc Iran “vô lý và nực cười” của Tòa án Mỹ

(Kiến Thức) - Iran tuyên bố phán quyết của tòa án Mỹ đòi Tehran bồi thường 10,5 tỷ USD cho vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 là “vô lý và nực cười”.

Cáo buộc Iran “vô lý và nực cười” của Tòa án Mỹ
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Hossein Sheyholeslam - cố vấn đối ngoại của Chủ tịch Mejlis (Quốc hội) Cộng hòa Hồi giáo Iran đã nêu lập trường chính thức của Iran về việc một tòa án quận ở New York phán quyết Iran phải bồi thường 10,5 tỷ USD liên quan đến vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ. Về phán quyết “vô lý và nực cười” này, ông Sheyholeslam nói:
"Lần đầu tiên tôi được nghe một quyết định như vậy của tòa án Mỹ. Đây là một bất ngờ lớn, bởi vì tòa không có cơ sở nào để tuyên án như vậy với Iran. Iran không hề tham gia bất kỳ buổi xét xử công khai liên quan đến các sự kiện ngày 11/9/2001. Nếu thực sự tòa án Mỹ đã đưa ra một phán quyết định vô lý và nực cười như vậy, thì hành động này là hoàn toàn vô căn cứ và bất hợp pháp. Iran không bao giờ bị đề cập tới ở tất cả các giai đoạn điều tra và tố tụng về các vụ khủng bố. Cuộc điều tra xác lập tội phạm được giữ bí mật một phần. Nhưng từ những thông tin đã công bố, rõ ràng các sợi chỉ đều dẫn đến Ả-rập Xê-út hơn Iran. Như được xác minh, tất cả những kẻ tổ chức hành động khủng bố hoặc là công dân Vương quốc Ả-rập Xê-út, hoặc từng sống và được đào tạo ở vương quốc Hồi giáo này. Vì vậy, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe thấy một quyết định nực cười và vô căn cứ của tòa án Mỹ đối với chúng tôi. Nó giống như một trò đùa ác tiếp theo của Mỹ”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.