Quy định mới về người giúp việc khiến nhiều chủ nhà giật mình

Từ 15/4/2020, chủ nhà không trả khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người giúp việc, giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.

Đây là nội dung mới tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định này có hiệu lực từ 15/4/2020.
Cụ thể, Điểm b Khoản 2 Điều 29 Nghị định 28 quy định, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.
Mức phạt tiền từ 10-15 triệu đồng cũng áp dụng đối với người sử dụng lao động có hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình (theo Điểm a Khoản 2 Điều 29 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
Quy dinh moi ve nguoi giup viec khien nhieu chu nha giat minh
 Từ ngày 15/4/2020, chủ nhà không trả khoản tiền bảo hiểm xã hội cho người giúp việc sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.
Mức phạt nêu trên cũng áp dụng đối với người sử dụng lao động có hành vi thuê người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định (áp dụng theo Điều 30 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 29 Nghị định 28/2020/NĐ-CP cũng quy định, sẽ phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình;
- Không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Ngoài việc bị phạt cảnh cáo, người sử dụng lao động còn buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình đối với hành vi không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình và buộc trả đủ tiền tàu xe đi đường cho người giúp việc gia đình khi người giúp việc thôi việc về nơi cư trú. (theo Khoản 3 Điều 29 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Sau Tết, giúp việc đòi nhận lương bằng… tổng giám đốc

Đến hẹn lại lên”, sau Tết, giúp việc tha hồ “làm giá”, có người chỉ đi làm sớm khi nhận lương bằng… tổng giám đốc.

Tết là kỳ nghỉ dài ngày được nhiều gia đình mong đợi. Tuy nhiên, đi kèm với Tết, nhiều gia đình trẻ rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười. Đau đầu với giúp việc là chuyện các bà mẹ than vãn nhiều nhất mỗi khi kỳ nghỉ Tết kết thúc.

Sau Tết, osin đòi tăng lương thêm ngày nghỉ

Sau 1 tuần nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều gia đình vẫn đang đau đầu để giải quyết vấn đề người giúp việc không chịu đi làm lại, còn yêu sách đòi tăng lương, thêm ngày nghỉ.

Nghề giúp việc (osin) đang nhận được rất nhiều sự ưu ái, họ cũng được nghỉ Tết, thậm chí còn được gia chủ thưởng Tết như một công chức nhà nước. Tuy nhiên, sau Tết, nhiều người giúp việc không chịu đi làm trở lại và đưa ra nhiều yêu sách làm khó gia chủ.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.