Quốc hội thảo luận về Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ

Hôm nay, 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, buổi sáng, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệDự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Ngày 23/5, Quốc hội thảo luận ở Tổ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; 

Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; (3) Kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.

Chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tại phiên thảo luận đã có 18 lượt ý kiến đại biểu phát biểu. Các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Các đại biểu đã tập trung thảo luận về: những khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch khoáng sản, tín dụng, kinh doanh vàng; chính sách hỗ trợ học sinh phổ thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; chính sách khoanh nuôi, bảo vệ rừng;

Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng giai đoạn 2021-2025; giải pháp đối với tình trạng lừa đảo trực tuyến; việc ban hành quy chuẩn trong đánh giá tác động môi trường đối với các vùng nuôi trồng thủy sản;

Việc đền bù, hỗ trợ trong hành lang an toàn của các công trình điện gió; giải pháp khắc phục những bất cập trong tạm ứng mua thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế sau dịch bệnh COVID-19;

Chính sách đối với hộ nghèo; tình trạng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể; những tồn tại, hạn chế trong công tác bồi thường, tái định cư của một số dự án…

Trong quá trình Quốc hội thảo luận, Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Thông tin và Truyền thông; Lao động, Thương binh và Xã hội; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Vĩnh biệt người thầy yêu quý, tác giả ca khúc “Cô giáo bản Mèo”

Trái tim thầy Trần Phú Thế Cường, tác giả ca khúc “Cô giáo Bản Mèo” – người thầy yêu quý của bao thế hệ học sinh, sinh viên đã ngừng đập vào hồi 5h50 phút ngày 14/5/2024.

Mời quý độc giả xem video: Ca khúc "Cô giáo bản Mèo" do Kiều Oanh hát. Video được trình chiếu trực tuyến tại Lễ kỷ niệm 70 thành lập Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (năm 2021), gây xúc động tới nhiều thế hệ sinh viên cả trong và ngoài nước (do COVID-19 chỉ có thể dự trực tuyến Lễ Kỷ niệm). Nguồn: Youtube.

Sau nửa thế kỷ ra đời, “Cô giáo Bản Mèo” vẫn có sức sống mãnh liệt, là ca khúc được yêu thích, truyền cảm hứng cho bao thế hệ các thầy cô giáo, các em học sinh. Nhưng điều lạ lùng, trong các bản ca sĩ hát trên mạng, hầu như “vắng bóng”, không thấy ghi tên tác giả ca khúc.
Thầy giáo Trần Phú Thế Cường chia sẻ, nhiều người cũng hỏi thầy về việc tại sao không đăng ký bản quyền tác giả “Cô giáo Bản Mèo”. Nhưng với thầy, điều đó không quan trọng, mà điều quan trọng là nhiều người biết đến bài hát, truyền được tình yêu đối với nghề giáo và sự tri ân với những thầy cô hết lòng vì học sinh.

Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Vị thế đất nước gắn liền với Khoa học và Công nghệ

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng khẳng định, vị thế của đất nước gắn liền với Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Thấm nhuần lời dạy của Bác, đội ngũ trí thức luôn nhiệt huyết, khát vọng đưa KH&CN trở thành quốc sách hàng đầu.

Chu tich Phan Xuan Dung: Vi the dat nuoc gan lien voi Khoa hoc va Cong ngheChủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I Hội Phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam ngày 18/5/1963. Ảnh tư liệu: most.gov.vn.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.