Quốc hội Mỹ đẩy Washington lún sâu vào “vũng bùn Ukraine”

(Kiến Thức) - Tuần báo Mỹ The Nation số ra mới đây cảnh báo rằng NATO và Quốc hội Mỹ đang đẩy chính quyền của Tổng thống Barack Obama lún sâu vào “vũng bùn Ukraine”.

Quốc hội Mỹ đẩy Washington lún sâu vào “vũng bùn Ukraine”
Cuối tháng 4/2015, đa số các thành viên của Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ đã yêu cầu Tổng thống Barack Obama cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Chỉ có hai thượng nghị sĩ trong ủy ban phản đối quyết định này.
Quốc hội Mỹ đẩy chính quyền Obama lún sâu vào "vũng bùn Urraine".
Quốc hội Mỹ đẩy chính quyền Obama lún sâu vào "vũng bùn Urraine".
Chỉ có điều, không riêng gì cánh diều hâu ở Washington đang “đổ thêm dầu vào lửa” trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Theo tuần báo The Nation, chính quyền ở Kiev không muốn nghe theo lời kêu gọi của một số nhà lãnh đạo Châu Âu yêu cầu chính quyền này tuân thủ Thỏa thuận Minsk II nhằm giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng Ukraine.
Cánh diều hâu trong Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ cũng có một đồng minh đáng tin cậy là Tổng Tư lệnh NATO, Đại tướng Mỹ Philip Breedlove.
Tuần trước, Đại tướng Philip Breedlove nói trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ rằng ông ủng hộ việc cung cấp vũ khí tấn công cho Ukraine để chống lại cái gọi là “sự xâm lược của Nga”.
Tổng Tư lệnh NATO, Đại tướng Mỹ Philip Breedlove, nói trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ rằng ông ủng hộ việc cung cấp vũ khí tấn công cho Ukraine
Tổng Tư lệnh NATO, Đại tướng Mỹ Philip Breedlove, nói trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ rằng ông ủng hộ việc cung cấp vũ khí tấn công cho Ukraine 
Hồi tháng 3/2015, tạp chí Đức Spiegel (Tấm gương) viết rằng các nhà lãnh đạo Châu Âu thường không đồng tình với những tuyên bố của Đại tướng Mỹ Breedlove cáo buộc Nga vì chúng không có sự kiểm chứng của các  thông tin tình báo.
Cũng giống Nga, Châu Âu cho rằng việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine sẽ chỉ làm cho cuộc khủng hoảng ở nước này trở nên tồi tệ hơn. Tuần trước, ngoại trưởng của ba nước Châu Âu, trong đó có Ngoại trưởng Đức Walter Steinmeier, đã một lần nữa nhấn mạnh rằng giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine là sự lựa chọn duy nhất.

Vũ khí Mỹ có giúp chấm dứt cuộc chiến Ukraine?

(Kiến Thức) - Vấn đề Mỹ có nên cấp vũ khí quân sự để giúp chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine trở thành chủ đề bàn cãi của nhiều chuyên gia phân tích.

Vũ khí Mỹ có giúp chấm dứt cuộc chiến Ukraine?
Các nước phương Tây nên trang bị vũ khí quân sự cho lực lượng Quân đội Ukraine? Sau khi nhận câu hỏi trên, tám cựu quan chức Mỹ mau chóng trả lời “Có” một cách kiên quyết.
Trong một báo cáo công bố hồi đầu tháng 2/2015, các quan chức này, gồm 2 cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine và 1 cựu chỉ huy NATO, đã kêu gọi chính phủ (Mỹ) viện trợ vũ khí sát thương trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine trong năm 2015.

Ukraine mắc kẹt trong thế đối đầu Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm mà chưa có dấu hiệu lắng dịu. Tính chất phức tạp của “ván bài Ukraine” nằm ở đâu và ai mới là người chơi chính?

Ukraine mắc kẹt  trong thế đối đầu Nga-Mỹ
Kết cục cuộc chiến ở miền đông Ukraine không thể được quyết định được bằng một trận đánh ở sân bay Donetsk hay thị trấn chiến lược Debaltsevo, mà là tại các tổng hành dinh ở Washington, Moscow, Brussels, Paris, London. Bởi vì hành động quân sự chỉ là một thành tố của toan tính chính trị.
Ukraine mac ket  trong the doi dau dia chinh tri Nga-My
Đối đầu Nga - Mỹ chỉ chấm dứt nếu một bên giành thắng lợi. 
Quân sự là giải pháp cuối cùng và cứng rắn nhất, nhưng nó không giúp chấm dứt xung đột. Chiến tranh chỉ là bước trung gian phản ánh việc các bên tạm thời chưa thể tiến đến một bước thỏa hiệp. Bản chất của nó là để tạo ra những điều kiện mới để có thể đạt được thỏa hiệp. Khi thời cơ dàn xếp xuất hiện, khi giao tranh chấm dứt, binh sĩ trở về doanh trại và các tướng lĩnh chuẩn bị cho ra những hồi ức chiến tranh, thì đó là lúc mà các nhà lãnh đạo chính trị-ngoại giao sẽ quyết định kết cục tại bàn đàm phán.

Điều gì sẽ xảy ra, khi Nga bán S-400 cho Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Theo Sputniknews, việc Nga bán hệ thống tên lửa S-400 hiện đại nhất cho Trung Quốc có thể làm đảo lộn cục diện địa chính trị Châu Á.

Điều gì sẽ xảy ra, khi Nga bán S-400 cho Trung Quốc?
Cuối tháng 10 năm ngoái, nhật báo kinh doanh Vedomosti của Nga đưa tin Moscow đang ở trong quá trình thương thảo bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc.
Cục diện địa chính trị ở Châu Á sẽ bị đảo lộn, nếu Trung Quốc có trong tay hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400.
Cục diện địa chính trị ở Châu Á sẽ bị đảo lộn, nếu Trung Quốc có trong tay hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400. 
Thông tin này đã được xác nhận vào ngày 13/4/2015, khi Giám đốc điều hành cơ quan xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga, ông  Anatoly Isaikin, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Trung Quốc đã đặt mua hệ thống phòng không tiên tiến S-400, theo nhật báo kinh doanh Nikkei của Nhật Bản số ra ngày 27/4/2015.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.