Quốc hội lý giải tăng lương cơ sở 30% mà lương hưu tăng chỉ 15%

Tại buổi họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã trả lời câu hỏi báo chí vì sao tăng lương cơ sở 30% mà tăng lương hưu 15%.

Sáng nay, 29/6, sau phiên bế mạc, Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp.
Quốc hội nhận được nhiều câu hỏi từ các cụ hưu trí 
Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao Quốc hội quyết nghị tăng lương cơ sở 30% từ 1/7/2025 nhưng lương hưu chỉ tăng 15%, Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong chia sẻ, bản thân ông cũng nhận được nhiều câu hỏi từ các cụ hưu trí về việc này.
Quoc hoi ly giai tang luong co so 30% ma luong huu tang chi 15%
 Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong trả lời tại buổi họp báo.
Ông Phong nói, những lần điều chỉnh lương trước, đối với lương hưu đã có phần điều chỉnh, nhất là tăng các chỉ số CPI hàng năm, đã tăng rất nhiều lần đối với người hưởng lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành.
Nếu tăng lương hưu đợt này chỉ tăng 11,5% sẽ ngang bằng 30% như cán bộ công chức, nhưng do khó khăn, năm nay chuẩn bị lương lên thì giá sẽ lên nữa. Nên, Ban chỉ đạo cải cách tiền lương đã cân nhắc rất nhiều nên mới xác định chuyển từ 11,5% lên 15,5%. Có bước cao hơn một chút chuẩn bị cho cuối năm sắp tới.

"Chính vì thế, lương của người hưởng lương hưu tăng 15% nhưng thực tế, cộng lại từ tăng chỉ số CPI cộng dồn các năm qua thì mức tăng trên 30% so với cán bộ, công chức", ông Phong nói.
Theo ông Phong, tiến độ cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương, nhiều ý kiến băn khoăn về việc đã 3 lần lùi nhưng tới nay chưa hoàn thành nhiệm vụ đưa ra. Ông Phong cho biết, Ban chỉ đạo cải cách tiền lương đã họp hơn 20 cuộc nhưng mới thực hiện được 4 nội dung, còn 2 nội dung chưa thực hiện được.
Cụ thể, về xác định lương từ vị trí việc làm, nội dung này chưa thực hiện được do còn có sự thiếu đồng bộ và thống nhất tương đối giữa các bộ ngành, địa phương với nhau. Lương của lực lượng vũ trang cũng có biến động nhất định. Ngoài ra, trong số đơn vị lực lượng công lập, số đơn vị tự chủ chi thường xuyên còn thấp. 70% đơn vị chưa tự chủ được hoàn toàn.
Ông Phong cho rằng, cần cho phép Chính phủ có thêm thời gian tính toán thật kỹ việc tinh giản biên chế, bố trí vị trí việc làm... Từ đó, mới thực hiện được đồng bộ cải cách tiền lương.
Để hoàn thiện chính sách cải cách tiền lương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội cho rằng Chính phủ cần tiếp tục đánh giá hết sức cân nhắc, kỹ càng để khi triển khai đảm bảo tính khả thi, công bằng, đảm bảo nguồn lực triển khai.
Cần thiết sửa thuế thu nhập cá nhân

Tại cuộc họp báo, bà Nguyễn Phương Thủy – Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội đã trả lời về việc sửa thuế thu nhập cá nhân.
Quoc hoi ly giai tang luong co so 30% ma luong huu tang chi 15%-Hinh-2
 Quang cảnh buổi họp báo.
Bà Thủy cho hay, tại phiên thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội vừa qua, trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính có nêu vấn đề sửa đổi thuế thu nhập cá nhân liên quan tới xác định mức khởi điểm và giảm trừ gia cảnh.
Dư luận xã hội thấy đây là vấn đề cần triển khai. Tuy nhiên, để đưa vào chương trình điều chỉnh pháp luật của Quốc hội phải tuân thủ các yêu cầu chặt chẽ.

Khi nào Bộ Tài chính chuẩn bị và tham mưu giúp Chính phủ, đưa hồ sơ vào chương trình xây dựng pháp luật thì UBTVQH sẽ xem xét và có thể đưa vào kỳ họp gần nhất có thể. “Việc này cấp thiết thật nhưng phải tuân theo thủ tục theo quy định”, bà Thủy nói.


Trao giải cuộc thi “Viết về cuốn sách yêu thích của bạn"

Từ hơn 2.000 bài viết, Ban Giám khảo Cuộc thi "Viết về cuốn sách yêu thích của bạn" đã quyết định trao 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba, 10 giải Khuyến khích, 5 giải Chuyên đề cho các tác phẩm xuất sắc nhất.

Sáng 23/9, Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi "Viết về cuốn sách yêu thích của bạn" lần thứ I năm 2022.
Trao giai cuoc thi “Viet ve cuon sach yeu thich cua ban
 Cuộc thi "Viết về cuốn sách yêu thích của bạn" tiếp nối từ thành công của cuộc thi "Viết về cuốn sách yêu thích của em".

Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

Với 459 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 94,25%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Chiều 24/6, với 459 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 94,25%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Theo đó, Quốc hội phê chuẩn tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 2.713.787 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2021 chuyển sang năm 2022, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2021, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Quoc hoi thong qua quyet toan ngan sach nha nuoc nam 2022
 Quốc hội bấm nút thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Ảnh: QH.

Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 2.897.466 tỷ đồng. bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2022 sang năm 2023.

Bội chi ngân sách nhà nước là 293.313 tỷ, không bao gồm kết dư ngân sách địa phương.

Tổng mức vay của ngân sách nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 488.406 tỷ đồng.

Quoc hoi thong qua quyet toan ngan sach nha nuoc nam 2022-Hinh-2
 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Ảnh: Mai Loan.

Quốc hội cũng đồng ý bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 số tăng thu ngân sách nhà nước năm 2022 chưa được bổ sung tại Nghị quyết số 40/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 15/11/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022; phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 là 3.102 tỷ đồng, bao gồm: tăng thu ngân sách trung ương là 972 tỷ đồng; tăng thu ngân sách địa phương là 2.130 tỷ đồng.

Trong nghị quyết, Quốc hội đánh giá thu, chi NSNN lập dự toán không sát thực tế.

Một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ, giao dự toán chậm, một số khoản chi sự nghiệp và giải ngân vốn đầu tư còn chậm, chi chuyển nguồn tiếp tục tăng cả quy mô và tỷ trọng; còn nhiều khoản tạm ứng quá hạn, ứng trước dự toán chưa thu hồi.

Nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục lập, xét duyệt, gửi báo cáo quyết toán NSNN chậm so với thời gian quy định.

Tình trạng điều chỉnh thông tin, số liệu thu, chi, bội chi NSNN sau thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN chưa được khắc phục.

Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm, còn tồn đọng nhiều kết luận, kiến nghị kéo dài nhiều năm.

Về việc một số cơ quan, đơn vị được kiểm toán còn nợ thuế, tính thiếu thuế phải nộp và chi không đúng quy định, sai mục đích sử dụng nguồn kinh phí, Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm và chịu trách nhiệm trong việc tổng hợp thông tin, số liệu quyết toán thu, chi NSNN năm 2022 chênh lệch lớn so với thông tin, số liệu đã báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chưa kịp thời báo cáo để phê chuẩn bổ sung dự toán số tăng thu và phương án, phân bổ số tăng thu NSTW năm 2022 theo đúng quy định.

Đồng thời, Quốc hội yêu cầu không để lặp lại tình trạng thường xuyên cập nhật, điều chỉnh số liệu sau thời gian chỉnh lý quyết toán như hiện nay.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.