Quốc hội dự kiến sẽ bầu Chủ tịch nước vào tuần tới

(Kiến Thức) - Dự kiến, vào ngày 22/10, tức ngày khai mạc kỳ họp thứ 6 (Quốc hội khóa XIV), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Chiều nay 16/10, tại phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét cho ý kiến về công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6. Theo đó, kỳ họp dự kiến có tổng thời gian làm việc 24 ngày, khai mạc vào ngày 22/10 và bế mạc vào ngày 21/11, xem xét thông qua 9 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến vào 6 dự án Luật.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Quốc hội sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp để thuận tiện cho việc trình Quốc hội các nội dung thuộc thẩm quyền.
Quoc hoi du kien se bau Chu tich nuoc vao tuan toi

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.

Cụ thể, chương trình dự kiến, vào ngày 22/10, tức ngày khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Trong sáng ngày 23/10, Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Sau đó tiến hành bỏ phiếu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Chiều cùng ngày, Trưởng Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước; Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước; Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Chủ tịch nước mới sẽ tuyên thệ sau khi có kết quả bầu.
Tại hội nghị Trung ương 8 vừa qua, Trung ương đã giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.
Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định nhân sự thành viên Chính phủ trước khi lấy phiếu tín nhiệm.
Dự kiến, vào sáng 23/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn.
Sau đó, Quốc hội sẽ thảo luận ở Đoàn về phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn. Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn bằng bỏ phiếu kín vào chiều cùng ngày.
Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có tờ trình về phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin -Truyền thông. Quốc hội sẽ phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông bằng bỏ phiếu kín vào sáng 24/10.
Một nội dung đáng chú ý tại kỳ họp này là Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn. Việc này bắt đầu từ chiều 24/10 và kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố vào chiều 25/10.
Theo đó, ngày 24/10, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy trình bày Tờ trình về dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm để Quốc hội thông qua. Nội dung này cũng được thảo luận ở Đoàn sau đó.
Sáng hôm sau, Trưởng Ban Công tác đại biểu sẽ trình bày Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở Đoàn về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm để Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín.
Chiều cùng ngày, Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để Quốc hội thông qua.
Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Chính phủ và thảo luận về tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ xem xét phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Ngoài ra sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về tiếp tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) vào sáng ngày 25/10/2018 (không bố trí truyền hình, phát thanh trực tiếp như đề nghị của đại biểu).
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, các cơ quan hữu quan đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ chuẩn bị các nội dung bảo đảm yêu cầu, điều kiện đặt ra để kịp trình Quốc hội tại kỳ họp. Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát, hoàn thiện một số công việc còn lại, bảo đảm phục vụ tốt cho kỳ họp.

Chủ tịch huyện Phú Quốc chính thức thôi chức

Hơn hai tháng trước, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc Đinh Khoa Toàn đã bị khiển trách về mặt Đảng do chưa sâu sát, để xảy ra nhiều thiếu sót, vi phạm.

Ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư Huyện ủy Phú Quốc, xác nhận với Zing.vn chiều 26/6: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang đã triển khai quyết định cho ông Đinh Khoa Toàn thôi làm Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc. Ông Huỳnh được giới thiệu kiêm nhiệm luôn chức vụ chủ tịch huyện đảo này.

Chân dung ông Nguyễn Mạnh Hùng - vị tướng tài ba của Viettel

(Kiến Thức) - Hơn 20 năm làm việc tại Viettel, với tài năng và tâm huyết, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã góp phần đưa Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel trở thành 1 trong 15 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới.

Gắn bó với Viettel từ những ngày đầu tiên
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel vừa được Thủ tướng ký Quyết định 900/QĐ-TTg giao quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng mang quân hàm Thiếu tướng, đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Viettel từ năm 2014, kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT từ tháng 6/2018.
Ông Hùng sinh năm 1962 tại tỉnh Phú Thọ, tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử viễn thông ở Liên Xô, Thạc sĩ viễn thông ở Australia, Thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế Quốc dân.
Chan dung ong Nguyen Manh Hung - vi tuong tai ba cua Viettel
 Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng có nhiều đóng góp to lớn với sự phát triển của Viettel.
Ông đã trải qua nhiều vị trí như trợ lý kỹ thuật, Phó trưởng phòng, Trưởng phòng Đầu tư Phát triển, Phó giám đốc Công ty Viễn thông Quân đội, Phó Tổng giám đốc Viettel, rồi tới Tổng Giám đốc Viettel kiêm Chủ tịch HĐQT… Hơn ai hết, "tướng" Hùng hiểu rõ triết lý “tiến lên phía trước” của tập đoàn này.
Không phải ngẫu nhiên mà Viettel, tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại vươn lên thống lĩnh thị trường viễn thông nội địa của Việt Nam rồi từng bước khẳng định mình trên trường quốc tế. Tất cả là nhờ chiến lược phát triển đúng đắn cũng như đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản và giàu nhiệt huyết, mà tướng Hùng là người nổi bật nhất.
Người đưa mạng di động Viettel về nông thôn
Một trong những thành công lớn nhất của Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng là ông đã đưa ra chiến lược đưa dịch vụ viễn thông về nông thôn, bình dân hóa điện thoại di động và cùng với ban lãnh đạo của Viettel thực hiện rất thành công chiến lược này.
Thời điểm Viettel làm điện thoại di động, các hãng khác đã khá thành công ở các thành phố lớn do khả năng chi trả tốt của khách hàng, mức giá cũng hấp dẫn. Viettel xác định chất lượng ở thành phố đạt tới 95%, nếu có thể làm tốt hơn lên 97% thì khá tốn kém mà sự khác biệt cũng không nhiều. Tuy nhiên ở nông thôn thì khác, viễn thông giống như thuốc phiện, về quê không thể có sóng thì không còn hấp dẫn. Do đó, Viettel chọn khu vực nông thôn, tạo cho khách hàng suy nghĩ ở nông thôn còn có thể dùng được thì ở thành phố còn tốt hơn nhiều.
Chan dung ong Nguyen Manh Hung - vi tuong tai ba cua Viettel-Hinh-2
 Một trong những dấu ấn nổi bật của tướng Hùng là chiến lược đưa mạng Viettel về nông thôn.
Mang khát vọng mỗi người dân Việt Nam phải có một chiếc máy điện thoại di động, Viettel đã thực sự làm nên cuộc bùng nổ viễn thông, được thế giới nhắc đến như một hiện tượng. Chỉ trong vòng 4 năm, sau khi Viettel tham gia thị trường viễn thông, mật độ điện thoại di động tại Việt Nam tăng từ 4% lên 100%. Trong khi 10 năm trước đó, mật độ điện thoại di động chỉ tăng được 4%.
Người cam kết phủ sóng tới 4.000 làng trắng viễn thông tại châu Phi
Năm 2015, Viettel khai trương liên tiếp 3 thị trường lớn tại châu Phi gồm Cameroon, Burundi và Tanzania.
Ba thị trường này chiếm 3/4 thị trường châu Phi hiện có của Viettel, với hơn 80 triệu dân, gấp 3 lần so với thị trường châu Phi trước đây của Viettel là Mozambique.
Việc mở rộng thị trường này đã nâng quy mô đầu tư quốc tế của Viettel lên 10 nước với 270 triệu dân, gấp 3 lần dân số Việt Nam.
Trong số đó, Tanzania là quốc gia có đông dân số nhất các thị trường mà Viettel đầu tư, với 50 triệu người.
Đây cũng là quốc gia mà Viettel có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lịch sử đầu tư nước ngoài cũng như ngành viễn thông thế giới, với việc đạt hơn 1 triệu khách hàng chỉ sau 3 tháng khai trương.
Vào tháng 3/2016, Lumitel (thương hiệu của Viettel tại Burundi) chính thức trở thành hãng viễn thông số 1 tại quốc gia đông Phi với 1,6 triệu khách hàng. Đây cũng là dự án mà Viettel đạt được sự tăng trưởng nhanh - 1 triệu khách hàng chỉ sau hơn 5 tháng.
Với Cameroon, công ty đến từ Việt Nam đạt 2 triệu khách hàng sau 9 tháng cung cấp dịch vụ.
Người truyền lửa cho thế hệ trẻ Viettel
Trong 1 lần trả lời PV báo giới, ông Hùng chia sẻ: tôi và ban lãnh đạo của Viettel luôn đặt câu hỏi: Làm thế nào để những người thuộc thế hệ sau yêu Viettel như lớp người đầu tiên chúng tôi yêu Viettel? Chúng tôi là những lớp người đầu tiên “sinh” ra Viettel, nó giống như đứa con tinh thần nên đương nhiên yêu quý. Người ta chỉ yêu con mình chứ rất khó yêu con người khác. Vì thế, để truyền cho lớp sau nhiệt huyết này, phải luôn tạo ra những công việc mới, những sáng tạo mới, có thể là một công ty, một dịch vụ mới và cho mọi người mới cơ hội “sinh” ra những cái mới này, giống như lớp cha anh đã “sinh” ra Viettel hôm nay. Phải nghĩ ra và trao cho họ cơ hội, thậm chí cho họ sai như mình đã sai, sai rồi sửa, có thể chấp nhận tốn kém một chút để tạo ra người giỏi.
Chan dung ong Nguyen Manh Hung - vi tuong tai ba cua Viettel-Hinh-3
 Ông được các thế hệ nhân viên Viettel gọi là "người truyền lửa".
Với năng lực và những cống hiến không ngừng nghỉ của “kiến trúc sư trưởng” Nguyễn Mạnh Hùng, Viettel đang sở hữu khoảng 100 triệu khách hàng, trở thành 1 trong 15 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới. Tập đoàn Viettel đã phát triển nhiều ngành nghề mới như ngành Công nghiệp Điện tử viễn thông, ngành Công nghiệp Vũ khí công nghệ cao, ngành Công nghiệp An ninh mạng…
Ông Hùng được biết là vị CEO đầu tiên trở thành Ủy viên Quân ủy Trung ương trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, ông còn được bình chọn là 1 trong 10 nhân vật ICT Việt Nam tiêu biểu vì có nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển của ngành CNTT-TT Việt Nam trong một thập kỷ, trong giai đoạn 2000 – 2009.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.