Quốc gia nào mua nhiều vũ khí Ukraine nhất?

(Kiến Thức) - Các nước mua nhiều vũ khí nhất từ Ukraine chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Nam Á, châu Phi và Trung Đông.

Quốc gia nào mua nhiều vũ khí Ukraine nhất?
Tạp chí Military-Industrial Courier của Nga số ra ngày 16/4 dẫn nguồn báo cáo nghiên cứu chuyên đề của Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI) cho biết, Ukraine đứng thứ 8 thế giới trong danh sách những quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới giai đoạn 2009-2013.
Xe tăng - thiết giáp là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ukraine trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
Xe tăng - thiết giáp là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ukraine trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
Quốc gia nào mua vũ khí Ukraine?
Theo đó, trong giai đoạn 2009-2013, xuất khẩu vũ khí của doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch thế giới. Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm 21% thị phần, Pakistan chiếm 8%, Nga chiếm 7%, còn lại là những nước khác tập trung chủ yếu ở quốc gia châu Phi, Nam Mỹ.
Các sản phẩm mà Ukraine xuất khẩu trong giai đoạn này gồm xe tăng chiến đấu chủ lực, xe thiết giáp, máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa và các loại vũ khí hạng nhẹ.
Khu vực nhập khẩu các sản phẩm và thiết bị quân sự chủ yếu của Ukraine tập trung ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ). Đồng thời, Ukraine cũng cung cấp các loại thiết bị kỹ thuật và vũ khí hạng nhẹ cho một số nước có ngành công nghiệp quốc phòng phát triển cao, bao gồm Mỹ, Anh, Israel và Nam Phi. Nước nhập khẩu vũ khí lớn của Ukraine có Azerbaijan, cộng hòa Tchad, cộng hòa Dân chủ Congo.
Căn cứ vào số liệu thống kê của SIPRI, quốc gia mua nhiều xe tăng nhất của Ukraine là Ethiopia, với 171 chiếc T-72 và T-72B1. Đứng thứ 2 là Sudan với số lượng thấp hơn một chút gồm 155 chiếc T-72M1 và T-55. Đứng thứ 3 là Congo với 130 xe tăng T-72 và T-55.
Đội hình xe thiết giáp BTR-3 của Thái Lan trong duyệt binh.
Đội hình xe thiết giáp BTR-3 của Thái Lan trong duyệt binh.
Trong lĩnh vực xuất khẩu xe thiết giáp, Thái Lan là quốc gia mua nhiều nhất từ Ukraine với tổng cộng 121 chiếc BTR-3 gồm nhiều biến thể. Tiếp sau là Iraq với 72 chiếc BTR-4. Ngoài ra Ukraine còn cung cấp cho Mỹ 2 xe BTR-3, Tchad 12 xe BTR-3 và Sudan 10 xe BTR-3.
Còn trong giai đoạn 2008-2012, Ukraine tổng cộng xuất khẩu 217 xe bọc thép chở quân BTR-3 và BTR-4. Số lượng xuất khẩu xe bọc thép cũ nhiều gấp đôi với 440 xe, trong đó Azerbaijan mua 132 xe BTR-70 và 14 xe kéo đa năng, Gruzia mua 45 xe BTR-70 và BMP-1.
Khách hàng lớn nhất của pháo Ukraine là Congo, trong giai đoạn 2008-2012 tổng cộng bàn giao 12 pháo tự hành 2S1 Gvosdika và 12 khẩu 2S3 Akatsiya, 12 hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad, 36 lựu pháo kéo D-30, 6 súng cối tầm ngắn nòng 82 mm. Ngoài ra, Azerbaijan còn nhập khẩu 54 pháo tự hành 2S1 Gvosdika và 6 pháo 2S3 Akatsiya từ Ukraine. Sudan mua 41 pháo tự hành 2S1 Gvosdika và 30 hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad.
Trong lĩnh vực hàng không, không thể xác định được nước nào là nước nhập khẩu thiết bị hàng không lớn nhất của Ukraine, vì số lượng của tất cả các nước đều tương đối ít, trong đó Tchad mua 5 máy bay cường kích Su-25 và Su-25UTG, Pakistan mua 2 máy bay tiếp dầu trên không IL-78. Nhu cầu thị trường của loại máy bay huấn luyện L-39 Ukraine cũng nhất định, trong đó Estonia mua 16 chiếc, Latvia mua 7 chiếc, Armenia mua 4 chiếc, Nam Phi mua 1 chiếc.
Trong lĩnh vực không quân, Ukraine chủ yếu lấy đồ cũ trong kho tân trang và bán lại cho các nước khác.
Trong lĩnh vực không quân, Ukraine chủ yếu lấy đồ cũ trong kho tân trang và bán lại cho các nước khác.
Algeria trở thành nước nhập khẩu tên lửa của Ukraine lớn nhất với 91 quả tên lửa gồm 54 quả đối không tầm trung R-27. Cũng loại tên lửa này thì Azerbaijan mua 21 quả, Belarus mua 18 quả, Bangladesh mua 12 quả. Italy mua 12 quả tên lửa R-24, R-27, R-73.
Về vũ khí hạng nhẹ, súng lục, súng trường, súng cạc-bin chủ yếu cung cấp cho thị trường châu Âu và Bắc Mỹ, đặc biệt là Mỹ, Đức, Anh. Châu Phi và các nước Trung Đông cũng là khách hành chủ yếu bao gồm Tchad, Kenya, Uganda, Sudan, Yemen, Syria và UAE.
Vũ khí Ukraine sẽ về NATO?
Dù đang vấp phải cuộc khủng hoảng chính trị - kinh tế - xã hội khó vượt qua, nhưng nhìn chung những năm tới lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự với Ukraine vẫn sẽ được chú trọng. Ít nhiều trong những năm qua, nước này đã thu lời hàng tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế èo uột của mình.
Theo SIPRI, trong tương lai Ukraine vẫn có kế hoạch mở rộng thị phần hơn nữa ra thị trường tại Đông Nam Á và châu Phi.
Trong năm 2014, Ukraine tiếp tục gặt hái được thành công trong lĩnh vực xe tăng - thiết giáp khi xuất khẩu 5 xe bọc thép BTR-4 cho Indonesia.
Trong năm 2014, Ukraine tiếp tục gặt hái được thành công trong lĩnh vực xe tăng - thiết giáp khi xuất khẩu 5 xe bọc thép BTR-4 cho Indonesia.
Mới đây, tháng 3/2014, ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine tuyên bố, một công ty của nước này đã ký hợp đồng bán 5 xe bọc thép chở quân BTR-4 cho Hải quân Indonesia. Nếu lô sản phẩm đầu tiên có được cảm tình của Indonesia, ttương lai Bộ quốc phòng Indonesia có thể sẽ mua thêm 50 xe loại này. Trong quá trình đấu thầu, chính phủ Indonesia có xu hướng “thân” với Ukraine hơn là với Nga.
Đầu năm 2014, một doanh nghiệp trong ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine cũng đã ký hợp đồng cung cấp 50 xe tăng T-64BV-1 cho quốc gia châu Phi. Mặc dù chưa có thông tin chính thức từ phía quan chức, nhưng các chuyên gia suy đoán, hợp đồng này được ký với Congo. Quan chức công ty Ukraine chỉ ra, điều này có nghĩa là Ukraine có được bước tiến quan trọng trong thị trường xe tăng thiết giáp thế giới.
Ngoài ra, các chuyên gia phương Tây cho rằng, chính quyền mới của Ukraine với xu hướng thân Mỹ, EU sẽ tìm cách tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự ra các nước NATO, giảm dần sự phụ thuộc vào Nga.

Nền công nghiệp quốc phòng Ukraine “khủng” cỡ nào?

(Kiến Thức) - Nắm giữ 30% công nghiệp quốc phòng (CNQP) khi Liên Xô tan rã, Ukraine có tiềm năng rất lớn để trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn của thế giới.

Nền công nghiệp quốc phòng Ukraine “khủng” cỡ nào?

Tiết lộ “sốc”: quân đội Ukraine không còn khả năng chiến đấu

(Kiến Thức) - Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Ihor Tenyukh nhận xét: tinh thần sẵn sàng chiến đấu của lực lượng quân đội nước họ là “không đạt yêu cầu”.

Tiết lộ “sốc”: quân đội Ukraine không còn khả năng chiến đấu
Hồi cuối tuần qua, truyền thông Ukraine không ngừng đưa tin về đoàn xe bọc thép và xe tải quân sự được nhìn thấy ở miền tây Ukraine. Các báo cáo về sau có nhiều nhận xét trùng hợp với việc điều chuyển quân của các binh sĩ “lạ mặt” không đeo phù hiệu (được cho là binh sĩ Nga) tới khu tự trị Crimea.
Trong khi đó, quyền Bộ trưởng Ihor Tenyukh phủ nhận các mối liên hệ giữa cuộc tập trận quy mô lớn sắp tới của Quân đội Ukraine với sự kiện ở Crimea. Ông liên tục khẳng định rằng, cuộc huấn luyện này chỉ nhằm xác định khả năng sẵn sàng chiến đấu của các quân nhân.

Dàn máy bay quân sự “khủng” ở…bảo tàng Ukraine

(Kiến Thức) - Quả không ngoa khi nói “Không quân Nga có gì, Ukraine có cái đó”, tuy nhiên điểm khác là hầu hết máy bay quân sự “khủng” của Ukraine hiện nằm ở bảo tàng. 

Dàn máy bay quân sự “khủng” ở…bảo tàng Ukraine
Sau khi Liên Xô tan rã, Không quân Ukraine đã thừa hưởng kho máy bay chiến đấu tuy ít hơn Nga nhưng cũng thuộc hàng đầu thế giới với hầu hết “tinh hoa” Không quân Liên Xô (từ tiêm kích đánh chặn MiG-23/25/29 tới máy bay ném bom chiến lược Tu-22, Tu-95…). Tuy nhiên, do bất ổn chính trị, tình hình kinh tế khó khăn, hiện nay người ta chỉ còn có thể thấy những “hàng khủng” này trong Bảo tàng Hàng không quốc gia Ukraine được mở cửa năm 2003.
 Sau khi Liên Xô tan rã, Không quân Ukraine đã thừa hưởng kho máy bay chiến đấu tuy ít hơn Nga nhưng cũng thuộc hàng đầu thế giới với hầu hết “tinh hoa” Không quân Liên Xô (từ tiêm kích đánh chặn MiG-23/25/29 tới máy bay ném bom chiến lược Tu-22, Tu-95…). Tuy nhiên, do bất ổn chính trị, tình hình kinh tế khó khăn, hiện nay người ta chỉ còn có thể thấy những “hàng khủng” này trong Bảo tàng Hàng không quốc gia Ukraine được mở cửa năm 2003. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới