Quay về Cố Cung Phổ Nghi lao tới ngai vàng tìm lại kho báu yêu quý

Đây là “báu vật” gì mà khiến cho Phổ Nghi dù đã trải qua đủ bao sóng gió trong cuộc đời vẫn luôn nhớ về?

Nhân vật khiến Phổ Nghi "xanh mặt" khi gặp lại

Năm 1961, trong một buổi trò chuyện được tổ chức tại Thông tấn xã Bắc Kinh, Phổ Nghi cùng vợ mình nhận được lời mời tham dự.

Khi hai vợ chồng cùng nhau quay lại thăm Cố cung, Phổ Nghi đang vô cùng vui sướng khi được quay trở lại thăm chốn cũ thì bất ngờ gặp được một người khiến ông lập tức sợ hãi đến biến sắc. Lộc Chung Lân cũng đến tham dự sự kiện lần này, và bất ngờ nhận ra Phổ Nghi – người đã không gặp mặt suốt nhiều năm.

Vì ảnh hưởng tâm lý từ thời niên thiếu, Phổ Nghi nhất thời sợ hãi, song rất nhanh sau đó cả hai người đều điều chỉnh tâm lý. Lần gặp mặt đầu tiên trong thời đại mới, đây cũng có thể xem như cuộc hội ngộ sau nhiều năm của cả hai.

Quay ve Co Cung Pho Nghi lao toi ngai vang tim lai kho bau yeu quy

Lộc Chung Lân thấy biểu cảm của Phổ Nghi như vậy đã nhanh chóng cười nói: "Yên tâm đi, tôi chắc chắn sẽ không giết cậu đâu". Câu nói này đã khiến cho Phổ Nghi cảm thấy nhẹ nhõm, mỉm cười đáp lại.

Cuộc đời Phổ Nghi bấp bênh chìm nổi, như một bộ phim đầy kịch tính, song những năm cuối đời của ông cũng xem là viên mãn.

Trong buổi trò chuyện, Phổ Nghi và Lộc Chung Lân đều vui vẻ chụp ảnh kỷ niệm chung với nhau, giống như hai người bạn cũ.

Từng là Hoàng đế cuối cùng của vương triều Đại Thanh nhưng Phổ Nghi khi đó đã không còn hình tượng như một vị Hoàng đế, nếu tình cờ gặp gỡ trên đường, nhiều người Trung Quốc có lẽ đã không còn nhận ra ông.

Báu vật gì khiến Phổ Nghi bỏ nhiều tâm huyết để quay lại tìm?

Trải qua vô số những phong ba bão táp trong cuộc đời, vào độ tuổi "xế chiều", ông đã được trở về thăm nơi từng là mái nhà của mình – Cố Cung.

Lần trở về nơi đây, thân phận Phổ Nghi đã khác. Ông cũng chỉ như bao du khách tham quan Cố Cung khác, phải mua vé vào cửa. Cố Cung cũng không còn là nhà của ông nữa, bởi hai từ "hoàng đế" giờ đây đối với ông đã là chuyện quá khứ rồi.

Ngay từ khi trở lại Cố Cung, Phổ Nghi vừa vui mừng lại vừa bồi hồi xúc động. Sau khi vào cửa, ông phóng tầm mắt nhìn xung quanh. Khung cảnh của Cố Cung hiện ra trước mắt ông vừa quen thuộc lại vừa lạ lẫm. Phổ Nghi cứ thế rảo bước đi, không cần đến sự giúp đỡ của hướng dẫn viên hay bản đồ Cố Cung.

Quay ve Co Cung Pho Nghi lao toi ngai vang tim lai kho bau yeu quy-Hinh-2

Khi đi đến Thái Hòa Điện, Phổ Nghi đã bước đến khu vực mình đã từng ngồi trên đó - ngai vàng hoàng đế. Tại đây, ông đã khom lưng xuống như tìm một thứ gì đó. Những người đứng bên cạnh thì đã có ý ngăn cản ông vì sợ ông làm hỏng ngai vàng.

Sau một hồi tìm kiếm, cuối cùng, Phổ Nghi đã tìm ra thứ cần tìm. Ông lấy ra 1 chiếc lọ nhỏ từ dưới chân ngai vàng. Trong hộp là "báu vật" mà ông rất yêu quý: Một con dế.

Vậy tại sao một con dế lại được Phổ Nghi coi như "bảo bối" đáng quý? Bản thân ông từng là một hoàng đế, có kho báu quý hiếm nào ông chưa từng chiêm ngưỡng qua? Con dế trong chiếc lọ nhỏ đó có sức hấp dẫn gì với ông?

Năm xưa, trò đấu dế rất thịnh hành tại thời nhà Thanh. Là hoàng đế Đại Thanh, lẽ đương nhiên, Phổ Nghi cũng đã từng chơi qua trò chơi này. Tuy trong con mắt của thế hệ những người trong xã hội hiện đại như chúng ta, trò chơi này chẳng có thú vị chút nào, nhưng khi ấy, trò đấu dế lại là một trò chơi được rất nhiều người yêu thích. Lý do có thể chỉ đơn giản là tại mỗi thời đại khác nhau, con người có những trò chơi giải trí khác nhau.

3 tuổi – độ tuổi vốn dĩ phải được thỏa thích chơi đùa, Phổ Nghi lại phải đăng cơ làm hoàng đế, phải gánh vác mà đối mặt với vô vàn những áp lực, gian khổ. Giai đoạn này thật sự là rất khó khăn đối với một đứa trẻ mới 3 tuổi như Phổ Nghi.

Khi đó, chỉ có chơi trò đấu dế mới giúp Phổ Nghi giải tỏa được áp lực, thư giãn tận hưởng những niềm vui và không phải đối mặt với những lời lẽ giáo huấn nghiêm khắc của văn võ bá quan. Đặc biệt là giai đoạn sau khi Phổ Nghi trưởng thành, ông đã phải trải qua vô vàn những phong ba bão táp trong cuộc đời. Do đó, đối với ông, những kí ức nhỏ bé hồi thơ ấu càng trở lên trân quý hơn bao giờ hết. Con dế trong chiếc lọ nhỏ đó là "báu vật" của Phổ Nghi, ông đã giấu nó dưới chân ngai vàng như cách để khắc ghi lại những thời khắc đẹp đẽ của tuổi thơ trong chính sinh mệnh của mình.

Hoàng đế Trung Hoa cuối cùng xin ở lại Liên Xô, nhưng bị từ chối?

Tại kho lưu trữ của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) có một chiếc cặp đặc biệt gồm những tài liệu liên quan đến Vua Phổ Nghi khi còn sống tại Liên Xô. 

Tháng 8/1945, khi Hồng quân Liên Xô đã vượt qua được hệ thống phòng thủ dày đặc của đội quân Quan Đông và bắt đầu ào ạt tấn công, quân Nhật đã tìm cách đưa vị vua bù nhìn Phổ Nghi ra khỏi Mãn Châu. Nhưng một đơn vị đổ bộ của Hồng Quân đã kịp thời đánh chiếm sân bay thành phố, bắt giữ chiếc máy bay cùng với vị vua bù nhìn này và chuyển ông tới Chita, sau đó là một trại giam đặc biệt ở Khabarovsk.

Vua Phổ Nghi sống chết cũng phải mang theo 1 vật bên mình

Không một ai biết rằng, món đồ mà vua Phổ Nghi luôn mang theo bên mình lại là bảo vật vô giá.

Chúng ta đều rằng bất cứ vị hoàng đế nào cũng luôn có rất nhiều bảo vật quý hiếm được cất giữ trong kho báu riêng của mình. Chúng có thể là một số tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm, đồ trang sức hoặc những kỳ trân dị bảo hiếm có trên thế giới.

Và nhà Thanh cũng như vậy, cho tới giờ, sử sách đã có rất nhiều bản thảo ghi chép lại về những kho báu của các vị vua triều Thanh. Là vị cua cuối cùng của nhà Thanh, Phổ Nghi chắc chắn đã được thừa hưởng không ít những bảo vật hiếm có từ cha ông truyền lại.

Khi Phổ Nghi rời khỏi Tử Cấm Thành, dù vội vàng nhưng có một món đồ ông sống chết cũng phải mang theo bên mình. Thậm chí Phổ Nghi còn nhờ người khâu món đồ đó vào quần áo của mình để đảm bảo rằng nó không thể rơi mất.

Bảo vật đó quý giá đến thế nào mà vua Phổ Nghi phải liều mình bảo vệ như vậy?

11, Vua Pho Nghi song chet cung phai mang theo 1 vat ben minh

Cận cảnh của bộ 3 ấn chương quý hiểm luôn được vua Phổ Nghi mang theo bên mình. (Ảnh từ Baidu)

Mãi cho tới sau này, các chuyên gia mới tìm ra đáp án cho câu hỏi này. Đó chính là bộ 3 con dấu chế tác từ đá điền hoàng quý giá, triều đình nhà Thanh đã phải chi rất nhiều tiền mới có thể tạo ra nó.

3 ấn chương này là do Hoàng đế Càn Long yêu cầu làm riêng cho ông. Trong đó có 2 ấn chương hình vuông khắc chữ "Càn Long thần hàn" và "Duy tinh duy nhất" để thể hiện triết lý của ông là chỉ bậc quân vương mới biết đặt mình vào đúng vị trí của mình và phải giữ vững chính đạo mới có thể điều hành đất nước tốt hơn.

Ngoài ra còn 1 ấn chương hình elip, phía trên có khắc dòng chữ "Lạc Thiên" với ý nghĩa luôn bằng lòng với số mệnh, không cần phải lo lắng gì.

Lý giải cho sự vô giá của 3 ấn chương này, các chuyên gia cho biết, đá điền hoàng vốn là một loại đá vô cùng khan hiếm. Đá điền hoàng được coi là loại đá đứng đầu trong danh mục đá quý của Trung Quốc.

Theo quan niệm xưa, đá này có màu vàng là biểu tượng của sự giàu có, quyền lực, nên được dùng để chế tác thành ấn chương.

Để khắc được 3 ấn chương này, các nghệ nhân đã sử dụng kỹ thuật khắc chuỗi để chạm trổ trên một viên đá duy nhất và biến chúng thành 3 ấn chương không thể tách rời, đây là đỉnh cao của kỹ năng khắc dấu. Và nó là một trong những bảo vật quý giá nhất của Trung Quốc.

Bị đuổi khỏi thành Bắc Kinh, vua Phổ Nghi đã mang theo 1 “kho báu”?

"Kho báu" được vua Phổ Nghi mang theo khi ra khỏi Bắc Kinh rốt cuộc là thứ gì.

Chế độ phong kiến ở Trung Hoa bắt đầu từ thời nhà Tần và kết thúc sau sự sụp đổ của nhà Thanh. Thanh triều là vương triều cuối cùng và Phổ Nghi chính là Hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới