Quanh vụ kit xét nghiệm Công ty Việt Á: Điểm mờ trong nghiên cứu khoa học

Nhiều nhà khoa học nhận định, các quy định về nghiên cứu hiện nay có những điểm mờ, có thể rất chặt với nhiều người nhưng lại thoáng bất ngờ với ai đó.

Quanh vu kit xet nghiem Cong ty Viet A: Diem mo trong nghien cuu khoa hoc

Có nhà khoa học đề xuất có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài vào hội đồng xét duyệt đề tài Ảnh: Diệp An 

Đối với vụ việc kit xét nghiệm của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Cty Việt Á), ông Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học - Bộ GD&ĐT, nêu ra một số băn khoăn như không có nghiên cứu khoa học nào có thể giải quyết vấn đề chóng vánh trong vòng một tháng. Vì chỉ riêng thủ tục hành chính đã mất rất nhiều thời gian. Hơn nữa, sản phẩm nghiên cứu mang tính ứng dụng trên con người phải được thử nghiệm. Trong khi đó, sản phẩm của công trình nghiên cứu này đi vào thực tế chỉ trong một thời gian ngắn thì thử nghiệm như thế nào, có phải thử nghiệm ảo hay không? Tại sao có thể giải ngân được trong một thời gian ngắn như thế?
Ông Khuyến chia sẻ, trước đây, ông được giao nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng hệ thống 400- 500 chương trình khung cho các trường ĐH, CĐ. Tổng kinh phí Nhà nước cấp là 11 tỷ đồng. Văn bản quản lý tài chính trong khoa học rất ngặt nghèo. Suốt nhiều năm, đề tài của ông có sự tham gia của trường ĐH vẫn không giải ngân hết 11 tỷ đồng. “Phải chăng có kẽ hở nào đó ở đây? Quy định có thể chặt chẽ với ai đó nhưng có những người thì lại thoáng đến mức độ hoang đường. Vì ai đã làm nghiên cứu sẽ thấy tiêu một đồng ngân sách nhà nước không dễ”, ông nói.
“Chạy” đề tài
GS.TS Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cũng cảm thấy có vấn đề trong đề tài nghiên cứu kit xét nghiệm của Cty Việt Á. Ông Viên nói rằng, các nước phương Tây có nguyên tắc sau khi các trường ĐH hoặc viện nghiên cứu công bố kết quả tìm ra công nghệ nào đó thì họ phải tự phát triển sản phẩm tới mức tiệm cận với thương mại hóa. Muốn được như thế thì giai đoạn trứng nước này, các trường hoặc viện nghiên cứu phải liên kết với doanh nghiệp. “Tôi chưa gặp nước nào đầu tư từ đầu đến cuối như Việt Nam, cũng không gặp tình huống doanh nghiệp đầu tư tương tự”, ông Viên nói.
Trao đổi với phóng viên, một nhà khoa học nói rằng, ở nhiều nước, với các trường ĐH công lập, Nhà nước đầu tư 70% nghiên cứu cơ bản, 30% nghiên cứu ứng dụng, còn với các trường ĐH tư thục thì ngược lại. Doanh nghiệp sẽ tham gia vào công đoạn từ ý tưởng ra được sản phẩm. Ở Việt Nam do không có quy định nên có sự nhầm lẫn. Ví dụ, quy định luôn yêu cầu phải có sự tham gia của doanh nghiệp. Nhưng không quy định vai trò của doanh nghiệp thế nào nên mới xảy ra tình trạng doanh nghiệp có tiền để “chạy” đề tài, còn các viện, các trường chỉ là đi theo thực hiện. “Từ đơn vị tham gia phối hợp, doanh nghiệp lại có vai trò chủ đạo. Như vậy, câu chuyện nghiên cứu khoa học trở thành câu chuyện “ăn cánh” mà không đi vào thực chất”, nhà khoa học nhận định.
GS.TS Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng, 2 tuần xong đề tài kit xét nghiệm của Cty Việt Á là một sự không tưởng.
 Kinh phí nghiên cứu không thực hiện theo nhu cầu của đề tài mà là theo năng lực của người “chạy” đề tài, rất tùy tiện, phụ thuộc vào người có quyền. Vị này lấy ví dụ bản thân được giao một đề tài nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. Ban đầu, đề tài được duyệt 2,5 tỷ đồng do đơn vị duyệt lập dự toán xác định kinh phí đó là đủ. Không đồng ý với quyết định vô căn cứ này, nhà khoa học này đã phải có ý kiến lên cấp cao hơn và kết quả là đề tài được duyệt với mức kinh phí trên 12 tỷ đồng.

Cần sự tham gia của cộng đồng khoa học quốc tế

GS Trần Đức Viên đặt ra hai vấn đề khi giao đề tài nghiên cứu khoa học. Đó là sự tường minh, minh bạch và cần sự tham gia của cộng đồng khoa học quốc tế. Theo ông Viên, hội đồng khoa học của Việt Nam đi ngược thế giới, vì trong hội đồng cấp bộ trở lên bao giờ cũng có thành phần lãnh đạo vụ, cục nào đó để chỉ đạo, trong khi những người này chỉ quản lý hành chính, không làm khoa học. Hơn nữa, theo GS Viên, cộng đồng khoa học của Việt Nam rất nhỏ bé, chỉ cần đọc đề tài là sẽ biết ai sẽ ngồi trong hội đồng. Chính vì biết nhau nên có sự nể nang, thỏa hiệp để cùng có lợi. Do đó, ông đề xuất có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài vào hội đồng xét duyệt đề tài, tránh tình trạng “cơm chấm cơm”, nể nang nhau.

Theo GS Viên, nổi cộm trong giao đề tài nghiên cứu khoa học hiện nay là sự không minh bạch, từ xét duyệt đề tài đến nghiệm thu. “Làm gì có đề tài trong 2 tuần đã nghiệm thu. Rồi trao đề tài đó cho một công ty mà đến khi công an với cuộc mới vỡ lẽ ra không biết năng lực sản xuất cụ thể như thế nào. Đáng lẽ ra, để sản xuất được kit xét nghiệm, Cty Việt Á phải chứng minh được họ có đủ đội quân nghiên cứu, phải có phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO. Rồi với đề tài như thế này, người chủ nhiệm đề tài phải ít nhất có công trình nghiên cứu liên quan sâu được công bố quốc tế trong thời gian gần đây, như thế mới đủ tin tưởng để giao”, ông Viên nói.

Lộ diện nghi phạm dùng súng cướp Ngân hàng Việt Á

(Kiến Thức) - Qua hình ảnh trích xuất từ camera an ninh cũng như ghi lời khai các nhân chứng, nhân viên, cơ quan công an đã xác định được thủ phạm cướp Ngân hàng Việt Á chi nhánh PGD Bà Chiểu là một cặp nam nữ.

Chiều nay 7/12, Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM vẫn đang phối hợp với phòng nghiệp vụ Công an TP.HCM tổ chức khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai nhân chứng để điều tra, truy xét vụ dùng súng cướp Ngân hàng Việt Á (VietABank) trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh.
Video clip chi nhánh Ngân hàng VietABank bị cướp:

Mô tả video

Khởi tố ông Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương

Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến vừa bị khởi tố liên quan nâng khống vật tư xét nghiệm COVID-19 xảy ra tại Công ty Việt Á.

Ngày 18/12, một nguồn tin cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Công ty Việt Á, CDC Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan.
Đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can đối với 7 đối tượng, gồm: Phan Quốc Việt - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á; Vũ Đình Hiệp, Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á; Hồ Thị Thanh Thảo, Thủ quỹ Công ty Việt Á, Cửa hàng Trường Cửa hàng Âu Lạc; Phan Tôn Noel Thảo, Trợ lý Tài chính Công ty Việt Á; Trần Thị Hồng - nhân viên Kinh doanh Công ty Việt Á; Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương; Nguyễn Mạnh Cường, nguyên Kế toán trưởng CDC Hải Dương.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.