Quảng Ngãi kêu gọi dân Lý Sơn thích nghi với hỏa táng

Quảng Ngãi đang vận động người dân Lý Sơn quy tập mồ mả, thích nghi dần với việc hỏa táng để tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo môi trường. 

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ yêu cầu huyện đảo Lý Sơn khẩn trương lập dự án xây khu nghĩa địa tập trung phục vụ nơi chôn cất mới và cải táng mồ mả rải rác trong các khu dân cư nhằm giải quyết nhu cầu an táng cho người dân địa phương từ nay đến năm 2020.
"Về lâu dài, lãnh đạo chủ chốt cùng các hội đoàn thể huyện Lý Sơn cần tuyên truyền, vận động người dân hỏa táng vừa tiết kiệm đất vừa bảo vệ môi trường biển đảo", vị Bí thư yêu cầu.
Quang Ngai keu goi dan Ly Son thich nghi voi hoa tang
 Mộ được xây dày đặc bên dưới thắng cảnh chùa Đục - một trong những địa danh nổi tiếng ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Minh Hoàng.
Huyện đảo Lý Sơn hiện có hơn 6.000 mồ mả ở các khu nghĩa địa, sườn núi, gần các khu dân cư. Địa phương này đang khảo sát, lập dự án xây dựng Nghĩa trang nhân dân trước mắt quy tập khoảng 1.000 mồ mả rải rác gần khu vực dân cư trên địa bàn huyện.
Huyện đảo cũng bắt đầu vận động, tuyên truyền người dân thay đổi dần nhận thức, thích nghi với việc hỏa táng.
Về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, cho hay huyện đảo Lý Sơn có diện tích vỏn vẹn gần 10 km2 với dân số đông đúc gần 22.000 người nên nhu cầu đất đai phục vụ dân sinh rất lớn.
Ông Vũ lo ngại mồ mả người chết dày đặc tại các nghĩa địa và trên các sườn núi khu vực Giếng Tiền, Hòn Sỏi, Hòn Vung, dưới chân chùa Đục…Nếu không có giải pháp khắc phục thì vài chục năm tới huyện đảo Lý Sơn đi đến đâu cũng gặp nghĩa địa của người chết, ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn và phát triển bền vững Lý Sơn.
Do vậy thời gian tới, cơ quan chức năng cần có giải pháp thỏa đáng cho việc quy tập mồ mả, cải thiện dần ý thức người dân thích nghi với việc hỏa táng.

Chiêm ngưỡng tuyệt tác nhà cầu trăm tuổi ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Kiến trúc cầu Phong Vũ là sự kết nối hoàn hảo giữa các đoạn thân cầu với các tòa lầu nhiều tầng mái, tất cả đều được làm bằng gỗ...

Dân tộc Động sống rải rác trong các ngôi làng ở tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Châu và Quảng Tây của Trung Quốc rất nổi tiếng với kỹ thuật xây dựng cầu gỗ độc đáo.

Dân tộc Động sống rải rác trong các ngôi làng ở tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Châu và Quảng Tây của Trung Quốc rất nổi tiếng với kỹ thuật xây dựng cầu gỗ độc đáo. 

Lặng ngắm kiệt tác đền đá có 1-0-2 trên TG

(Kiến Thức) - Mọi tinh hoa của ngôi tập trung ở bên trong, nơi có 29 không gian cúng lễ được chạm khắc tinh xảo như một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ.

Không chỉ là ngôi đền lớn nhất và quan trọng nhất của Đạo Jaina - một tôn giáo cổ của Ấn Độ, ngôi đền Adinath ở thành phố Ranakpur, Ấn Độ còn được coi là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ và độc nhất vô nhị trên thế giới.
Không chỉ là ngôi đền lớn nhất và quan trọng nhất của Đạo Jaina - một tôn giáo cổ của Ấn Độ, ngôi đền Adinath ở thành phố Ranakpur, Ấn Độ còn được coi là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ và độc nhất vô nhị trên thế giới.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.