Quán sang đóng cửa, hàng vỉa hè ở Sài Gòn “lên ngôi“

Sáng mùng 1 Tết, đa số các hàng ăn vỉa hè ở Sài Gòn đều đóng cửa nghỉ tết. Trong khi đó, quán cóc, hàng vỉa hè phục vụ 24/24 và giá cả cũng chém đẹp.

Quán sang đóng cửa, hàng vỉa hè ở Sài Gòn “lên ngôi“

Gần nửa giờ đồng hồ tìm hàng ăn, gia đình anh Trần Thanh Trọng (ngụ Q.10) đành phải chọn một hàng ăn vỉa hè để cả nhà lót dạ. “Đêm qua đi đón giao thừa về đến nhà đã khuya, sáng dậy muộn nên tính tìm quán ăn ngon đãi cả nhà nhưng “đỏ mắt” cũng không ra. Vì vậy chúng tôi phải ra quán lề đường ăn tạm. Ăn hàng rong nhưng giá cũng ngang ngửa quán sang, như tô hủ tiếu 40.000 đồng/tô, gần gấp đôi ngày thường” – anh Trọng cho biết.

 
Nhiều hàng ăn đóng cửa đến qua tết
 Nhiều hàng ăn đóng cửa đến qua tết

Trên nhiều tuyến đường ở Sài Gòn như Điện Biên Phủ (Q.3), Thành Thái (Q.10), Hai Bà Trưng (Q.1)… các hàng ăn gần như đều đóng cửa đến qua tết. Tận dụng dịp này, quán vỉa hè bán hàng thâu đêm và lúc nào cũng tấp nập khách.

Bánh bao di động xếp hàng phục vụ khách
 Bánh bao di động xếp hàng phục vụ khách
Quán lề đường phục vụ xuyên tết
 Quán lề đường phục vụ xuyên tết
Hủ tiếu đắt hàng
 Hủ tiếu đắt hàng
 

 
Bà Tư bán hủ tiếu trên đường Nguyễn Thượng Hiền (Q.3) chia sẻ: “Ngày tết nên giá cả thực phẩm có tăng hơn, nhất là các loại rau xanh, bún miếng… Nhân công mình thuê cũng phải tăng thêm chi phí thì họ mới chịu làm. Do đó chúng tôi buộc phải tăng nhẹ giá hủ tiếu. Tuy nhiên, khách cũng rất chia sẻ nên không ai than phiền gì”.

Đa số các hàng ăn đều tăng giá từ 50 -70%, như phở, bún bò, hủ tiếu có giá 25.000 đồng nay tăng lên 40.000 đồng; nước suối, nước giải khát cũng tăng thêm 5.000 đồng/chai; các món ăn vặt như cóc, xoài, bánh tráng trộn cũng kịp thời tăng giá…

Món ăn vặt đắt hàng
 Món ăn vặt đắt hàng
Hầu hết đều không còn ghế trống
 Hầu hết đều không còn ghế trống

Điệp khúc “tăng giá ngày tết” dường như đã thành thông lệ nên khách đều chấp nhận. “Đành rằng ngày tết thì cái gì cũng lên nhưng theo tôi, người bán hàng không nên “té nước theo mưa”, tăng giá quá cao dễ mất khách sau này” – bà Hồng ngụ Q.10 bộc bạch.

Cũng trong ngày đầu năm, nhiều phụ huynh đưa con đi tham quan các khu vui chơi như Đầm Sen, Thảo Cầm Viên, đường hoa Nguyễn Huệ, hội hoa xuân Tao Đàn…; hoặc đưa trẻ đi tìm mua sách với mong muốn con cái chăm ngoan học hành trong năm mới.

Nhiều gia đình tranh thủ chụp hình kỷ niệm trong sáng mùng 1 Tết
 Nhiều gia đình tranh thủ chụp hình kỷ niệm trong sáng mùng 1 Tết
Hoặc đưa con đi mua sách
  Hoặc đưa con đi mua sách


Tết cổ truyền Việt Nam xưa và nay: Lưu giữ nét đẹp truyền thống

(Kiến Thức) - Phong tục truyền thống, những nét đẹp văn hóa trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc được lưu giữ qua những hình ảnh Tết xưa và Tết nay.

Tết cổ truyền Việt Nam xưa và nay: Lưu giữ nét đẹp truyền thống
Tet co truyen Viet Nam xua va nay: Luu giu net dep truyen thong
 Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục tập quán nét đẹp văn hóa được lưu giữ từ đời này sang đời khác qua những hình ảnh tư liệu về tết xưa cho đến ngày nay là minh chứng cho sự trường tồn, gìn giữ và phát triển. Những nét đẹp văn hóa không mai một mà đang được thế hệ sau phát triển.
Tet co truyen Viet Nam xua va nay: Luu giu net dep truyen thong-Hinh-2
 Theo tư liệu lịch sử, trước đây, khi đời sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng đến dịp tết dù có thiếu thốn đến đâu, nhà nhà, người người đều chuẩn bị tết chu đáo. Bởi việc đón Tết cổ truyền đã trở thành một sự kiện lớn trong gia đình, họ hàng, được chuẩn bị trước hàng tháng trời. Ở quê nhà nào cũng có một bụi dong góc vườn để gói bánh chưng, dăm ba đàn gà để dành giết thịt. Những đứa trẻ có quần áo mới, những chợ hoa, chợ tết luôn tấp nập người mua sắm. Đầu tháng Chạp đã tất bật chuẩn bị dưa hành, dưa kiệu và sau lễ cúng ông Táo về trời thì tất bật chợ búa, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm bánh trái, chuẩn bị quà tết tặng nhau. Những ông đồ bày mực tàu giấy đỏ để phục vụ việc xin cho chữ.

Ý tưởng "gộp Tết tây - Tết ta": Người phát ngôn Chính phủ lên tiếng

“Tết cổ truyền là truyền thống văn hoá, nét đẹp của Việt Nam, đi vào tiềm thức, chúng ta phải giữ”, người phát ngôn Chính phủ nói.

Ý tưởng "gộp Tết tây - Tết ta": Người phát ngôn Chính phủ lên tiếng
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2017, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời nhiều câu hỏi mà dư luận đang quan tâm.
Y tuong
 Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trả lời các câu hỏi của báo chí. Ảnh: Đỗ Thơm.
Về vấn đề trước thời điểm Tết Nguyên đán, có một số trí thức, chuyên gia kinh tế đề xuất gộp Tết cổ truyến vào Tết tây, không làm lỡ cơ hội giao thương các nước trên thế giới, giảm thiểu tiêu cực nảy sinh dịp Tết cổ truyền, người phát ngôn Chính phủ đã cho biết quan điểm của Chính phủ về vấn đề này.

Ảnh: “Phố Tây” Bùi Viện trước giờ chính thức thành phố đi bộ

(Kiến Thức) - Người dân sinh sống, kinh doanh trên phố Bùi Viện TP HCM háo hức chờ đợi giờ phút "phố Tây" này trở thành phố đi bộ thứ 2 ở Sài Gòn.

Ảnh: “Phố Tây” Bùi Viện trước giờ chính thức thành phố đi bộ
Anh: “Pho Tay” Bui Vien truoc gio chinh thuc thanh pho di bo
 Theo chỉ đạo của UBND TP HCM, "phố Tây" đường Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM) sẽ là phố đi bộ, phục vụ khách tham quan, du lịch từ ngày 20/8.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.