Quân nổi dậy ở Trung Phi sử dụng vũ khí nước nào?

(Kiến Thức) - Các lực lượng phi chính phủ ở Cộng hòa Trung Phi (CAR) đang sử dụng vũ khí và đạn dược được sản xuất ở châu Âu, Trung Quốc và Iran.

Đây là thông tin được nhóm Nghiên cứu xung đột vũ trang đưa ra.
Tổ chức này đã bắt đầu cuộc nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 9/2014, ghi chép lại các kho dự trữ và nguồn cung vũ khí của các lực lượng phi chính phủ. Mục tiêu chính của cuộc nghiên cứu là Seleka, một liên minh các lực lượng nổi dậy người Hồi giáo, những người đã nắm quyền ở CAR năm 2013.
Quan noi day o Trung Phi su dung vu khi nuoc nao?
 Các loại đạn cỡ nhỏ được lực lượng phi chính phủ ở CAR sử dụng.
Theo kết quả báo cáo, lực lượng Seleka dùng đạn dược và các loại vũ khí hạng nhẹ của Bỉ, Cộng hòa Séc và Anh, cũng như xe tải quân đội của Đức. Những thiết bị này có khả năng được chuyển nhượng từ những người dùng ban đầu, báo cáo cho biết.
Seleka cũng sở hữu các loại đạn dược cỡ nhõ và các loại xe chiến thuật, cũng như các loại súng phóng lựu của Trung Quốc.
Anti-Balaka, lực lượng dân quân của người theo Thiên Chúa giáo được hình thành trong nước khi Seleka lên nắm quyền, thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào người Hồi giáo, sử dụng các loại lựu đạn Trung Quốc và Tây Ban Nha, Ý và Cameroon.
Tất cả các bên đối lập trong cuộc xung đột ở CAR đều sử dụng vũ khí và đạn dược Trung Quốc và Iran, những thiết bị có khả năng được tái chuyển nhượng từ Sudan.
CAR chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc kể từ đầu năm 2013 khi các phiến quân người Hồi giáo nổi dậy lật đổ chính quyền của người Thiên Chúa giáo do ông Francois Bozize đứng đầu. Lực lượng Anti – Balaka trả đũa bằng các cuộc tấn công trả thù rộng rãi nhằm chống lại người Hồi giáo. Các cuộc xung đột ở Cộng hòa Trung Phi đã làm hàng nghìn người thiệt mạng và khiến gần nửa triệu người rơi vào tình trạng vô gia cư.

“Tuần trăng mật” Trung-Phi đã chấm dứt

Ông Tập Cận Bình hứa hẹn đầu tư nhiều hơn vào châu Phi.
 Ông Tập Cận Bình hứa hẹn đầu tư nhiều hơn vào châu Phi.

Bị lôi cuốn bởi nguyên vật liệu phong phú của châu Phi, Trung Quốc giờ đây trở thành nhà tài trợ chính trên châu lục này. Một số quốc gia châu Phi lo ngại vì sự lệ thuộc vào đế chế Trung Hoa, sợ rằng đây là một kiểu “đô hộ mới”.

Cám cảnh dân Trung Phi chạy loạn vì xung đột giáo phái

(Kiến Thức) - Nhằm tránh các vụng đụng độ bạo lực giữa các giáo phái, cộng đồng người Hồi giáo ở PK12, thủ đô Bangui  (Cộng hòa Trung Phi) đã được đưa đi sơ tán sang vùng khác.

Tại vùng PK12 ở Bangui (thuộc nước Cộng hòa Trung Phi), lực lượng gìn giữ hòa bình Liên minh châu Phi đang khẩn trương giúp đỡ người dân chuẩn bị đi sơ tán. Cộng đồng dân cư này chủ yếu là người Hồi giáo.Vùng đất này đã chìm vào những vụ bạo lực ác liệt do tranh chấp quyền lực của các giáo phái trong nhiều tháng qua.
 Tại vùng PK12 ở Bangui (thuộc nước Cộng hòa Trung Phi), lực lượng gìn giữ hòa bình Liên minh châu Phi đang khẩn trương giúp đỡ người dân chuẩn bị đi sơ tán. Cộng đồng dân cư này chủ yếu là người Hồi giáo.Vùng đất này đã chìm vào những vụ bạo lực ác liệt do tranh chấp quyền lực của các giáo phái trong nhiều tháng qua.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.