Quân Nga tự chế vũ khí, sức công phá chỉ sau bom hạt nhân

Quân Nga tự chế vũ khí, sức công phá chỉ sau bom hạt nhân

Quân đội Nga ở chiến trường Ukraine đã tự chế tạo vũ khí tấn công, có sức công phá chỉ đứng sau bom hạt nhân, chôn vùi cả một pháo đài phòng thủ của Ukraine.

Qua hơn một năm tham gia xung đột,  Quân đội Nga có thực sự thiếu đạn dược? Điều này có thể đánh giá từ hai hướng; thứ nhất, kể từ khi xung đột bùng nổ vào một năm trước, Quân đội Nga quả thực không chuẩn bị đủ đạn tên lửa cho các chiến dịch tấn công chính xác quy mô lớn.
Qua hơn một năm tham gia xung đột, Quân đội Nga có thực sự thiếu đạn dược? Điều này có thể đánh giá từ hai hướng; thứ nhất, kể từ khi xung đột bùng nổ vào một năm trước, Quân đội Nga quả thực không chuẩn bị đủ đạn tên lửa cho các chiến dịch tấn công chính xác quy mô lớn.
Do vậy, nếu Quân đội Nga muốn tiến hành chiến dịch tấn công chính xác quy mô lớn, họ cần đợi cho đến khi các nhà máy quốc phòng trong nước làm việc thêm giờ. Mặc dù tình hình lúng túng đã được cải thiện, nhưng khoảng thời gian giữa hai cuộc không kích bằng tên lửa quy mô lớn của Quân đội Nga, thường là nửa tháng.
Do vậy, nếu Quân đội Nga muốn tiến hành chiến dịch tấn công chính xác quy mô lớn, họ cần đợi cho đến khi các nhà máy quốc phòng trong nước làm việc thêm giờ. Mặc dù tình hình lúng túng đã được cải thiện, nhưng khoảng thời gian giữa hai cuộc không kích bằng tên lửa quy mô lớn của Quân đội Nga, thường là nửa tháng.
Thứ hai, Quân đội Nga có đủ dự trữ chiến lược về đạn dược thông thường, chẳng hạn như bom hàng không, đạn rocket, đạn pháo tăng, đạn pháo thông thường, đạn cối và tên lửa chống tăng. Các nhà quan sát quân sự NATO đánh giá, với dự trữ đạn dược thông thường của Quân đội Nga, đủ để hỗ trợ xung đột hơn mười năm.
Thứ hai, Quân đội Nga có đủ dự trữ chiến lược về đạn dược thông thường, chẳng hạn như bom hàng không, đạn rocket, đạn pháo tăng, đạn pháo thông thường, đạn cối và tên lửa chống tăng. Các nhà quan sát quân sự NATO đánh giá, với dự trữ đạn dược thông thường của Quân đội Nga, đủ để hỗ trợ xung đột hơn mười năm.
Các chuyên gia quân sự NATO cho rằng, những hình ảnh do truyền thông Nga công bố cho thấy, Quân đội Nga đang sử dụng các loại đạn dược thông thường như bom hàng không, đạn pháo do Liên Xô sản xuất từ vài chục năm trước.
Các chuyên gia quân sự NATO cho rằng, những hình ảnh do truyền thông Nga công bố cho thấy, Quân đội Nga đang sử dụng các loại đạn dược thông thường như bom hàng không, đạn pháo do Liên Xô sản xuất từ vài chục năm trước.
Các máy bay ném bom chiến đấu Su-24 và Su-34 của Nga tại sân bay phía trước thường sử dụng bom hàng không thông thường, có trọng lượng từ 250 kg và 500 kg. Thậm chí đạn súng cối cỡ nòng 120 mm, mà bộ binh tuyến trước của Nga sử dụng, hòm gỗ đựng đạn đã bị phân hủy.
Các máy bay ném bom chiến đấu Su-24 và Su-34 của Nga tại sân bay phía trước thường sử dụng bom hàng không thông thường, có trọng lượng từ 250 kg và 500 kg. Thậm chí đạn súng cối cỡ nòng 120 mm, mà bộ binh tuyến trước của Nga sử dụng, hòm gỗ đựng đạn đã bị phân hủy.
Trong những ngày gần đây, lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga trên mặt trận Bakhmut phàn nàn về tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp đạn. Nguyên nhân sâu xa không phải do Nga không đủ kho dự trữ đạn, cũng không phải do trong nước sản xuất không kịp, mà là có các vấn đề trong vận tải và phân phối.
Trong những ngày gần đây, lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga trên mặt trận Bakhmut phàn nàn về tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp đạn. Nguyên nhân sâu xa không phải do Nga không đủ kho dự trữ đạn, cũng không phải do trong nước sản xuất không kịp, mà là có các vấn đề trong vận tải và phân phối.
Tất nhiên, cũng có vấn đề khoa học về việc sử dụng đạn pháo của quân Nga. Đánh giá của NATO cho biết, trên cùng một chiến trường, mức tiêu thụ đạn pháo của Nga thường gấp 6 đến 9 lần Ukraine, thậm chí cao hơn. Chiến thuật dồn dập chế áp bằng pháo binh này của Nga tuy hiệu quả, nhưng lại gây áp lực rất lớn lên lực lượng bảo đảm hậu cần của Quân đội Nga.
Tất nhiên, cũng có vấn đề khoa học về việc sử dụng đạn pháo của quân Nga. Đánh giá của NATO cho biết, trên cùng một chiến trường, mức tiêu thụ đạn pháo của Nga thường gấp 6 đến 9 lần Ukraine, thậm chí cao hơn. Chiến thuật dồn dập chế áp bằng pháo binh này của Nga tuy hiệu quả, nhưng lại gây áp lực rất lớn lên lực lượng bảo đảm hậu cần của Quân đội Nga.
Đặc biệt trong bối cảnh các trận chiến ác liệt nổ ra trên khắp Donbass, dù là quân chính quy Nga hay lính đánh thuê Wagner, đều cần sử dụng linh hoạt vũ khí khí tài được trang bị, theo đúng tư tưởng “đánh bằng vũ khí hiện có". Tối đa hóa sức mạnh tấn công của loại vũ khí đặc biệt.
Đặc biệt trong bối cảnh các trận chiến ác liệt nổ ra trên khắp Donbass, dù là quân chính quy Nga hay lính đánh thuê Wagner, đều cần sử dụng linh hoạt vũ khí khí tài được trang bị, theo đúng tư tưởng “đánh bằng vũ khí hiện có". Tối đa hóa sức mạnh tấn công của loại vũ khí đặc biệt.
Ngày 24/2, trên hướng Kreminna - Svatovo thuộc tỉnh Lugansk, Quân đội Nga đã gặp trở ngại khi tấn công vào một boongke kiên cố ở Svatovo. Mặc dù họ đã bắn hết số tên lửa chống tăng có trong tay, cũng chẳng hề hấn gì đối với quân Ukraine phòng thủ bên trong.
Ngày 24/2, trên hướng Kreminna - Svatovo thuộc tỉnh Lugansk, Quân đội Nga đã gặp trở ngại khi tấn công vào một boongke kiên cố ở Svatovo. Mặc dù họ đã bắn hết số tên lửa chống tăng có trong tay, cũng chẳng hề hấn gì đối với quân Ukraine phòng thủ bên trong.
Trong khó khăn, lực lượng tấn công phía trước của Quân đội Nga đã biến một chiếc xe vận tải bọc thép MT-LB, thành một vũ khí được điều khiển từ xa. Đồng thời sử dụng bom hàng không và thuốc nổ chất đầy vào trong xe; biến chiếc xe bọc thép này thành vũ khí có sức công phá chỉ sau vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Trong khó khăn, lực lượng tấn công phía trước của Quân đội Nga đã biến một chiếc xe vận tải bọc thép MT-LB, thành một vũ khí được điều khiển từ xa. Đồng thời sử dụng bom hàng không và thuốc nổ chất đầy vào trong xe; biến chiếc xe bọc thép này thành vũ khí có sức công phá chỉ sau vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Quân Nga đã cho chiếc xe này tiếp cận mục tiêu thành công và kích nổ khối bom trong xe, khiến pháo đài phòng thủ của quân Ukraine nổ tung. Khi quân Nga dọn dẹp chiến trường đã xác nhận rằng ít nhất 60 binh sĩ Ukraine bị vùi lấp trong các boong-ke.
Quân Nga đã cho chiếc xe này tiếp cận mục tiêu thành công và kích nổ khối bom trong xe, khiến pháo đài phòng thủ của quân Ukraine nổ tung. Khi quân Nga dọn dẹp chiến trường đã xác nhận rằng ít nhất 60 binh sĩ Ukraine bị vùi lấp trong các boong-ke.
Trên thực tế, ý tưởng cải tiến phương tiện cơ giới thành xe bom điều khiển từ xa của Quân đội Nga, đã bắt nguồn từ chiến trường Syria. Do đó, kinh nghiệm chiến đấu thực tế là rất quan trọng đối với bất kỳ quân đội nào của một quốc gia lớn.
Trên thực tế, ý tưởng cải tiến phương tiện cơ giới thành xe bom điều khiển từ xa của Quân đội Nga, đã bắt nguồn từ chiến trường Syria. Do đó, kinh nghiệm chiến đấu thực tế là rất quan trọng đối với bất kỳ quân đội nào của một quốc gia lớn.
Đối với Quân đội Ukraine, có lẽ họ không lường trước được cuộc xung đột sẽ kéo dài bao lâu sau khi bùng phát, cũng như không lường trước được sự viện trợ vũ khí, đạn dược từ phương Tây và NATO đã bị kéo căng nhanh đến vậy. Tất cả đều không thể đáp ứng được yêu cầu của Ukraine.
Đối với Quân đội Ukraine, có lẽ họ không lường trước được cuộc xung đột sẽ kéo dài bao lâu sau khi bùng phát, cũng như không lường trước được sự viện trợ vũ khí, đạn dược từ phương Tây và NATO đã bị kéo căng nhanh đến vậy. Tất cả đều không thể đáp ứng được yêu cầu của Ukraine.
Tuy nhiên, Quân đội Ukraine cũng đã nghĩ ra một cách hay để đánh lừa Quân đội Nga, góp phần tiêu hao những vũ khí tấn công chính xác hoặc máy bay không người lái tự sát (những vũ khí mà Nga cũng không hề dư dả) của Quân đội Nga.
Tuy nhiên, Quân đội Ukraine cũng đã nghĩ ra một cách hay để đánh lừa Quân đội Nga, góp phần tiêu hao những vũ khí tấn công chính xác hoặc máy bay không người lái tự sát (những vũ khí mà Nga cũng không hề dư dả) của Quân đội Nga.
Mỹ và phương Tây đã cung cấp cho Quân đội Ukraine các mục tiêu mô hình bơm hơi, bao gồm bệ phóng pháo phản lực phóng loạt (MLRS) bánh hơi cơ động nhanh M-142 HIMARS, bánh xích M-270 và lựu pháo hạng nhẹ M777; vốn là những vũ khí, trang thiết bị của Mỹ, mà Quân đội Nga luôn bằng mọi cách tìm diệt.
Mỹ và phương Tây đã cung cấp cho Quân đội Ukraine các mục tiêu mô hình bơm hơi, bao gồm bệ phóng pháo phản lực phóng loạt (MLRS) bánh hơi cơ động nhanh M-142 HIMARS, bánh xích M-270 và lựu pháo hạng nhẹ M777; vốn là những vũ khí, trang thiết bị của Mỹ, mà Quân đội Nga luôn bằng mọi cách tìm diệt.
Theo một thông tin mới đây, một công ty của Cộng hòa Sec sản xuất tới 35 mục tiêu giả bơm hơi kiểu MLRS M-142 HIMARS và M-270 một tháng, cung cấp kịp thời cho Lực lượng Vũ trang Ukraine. Và Quân đội Ukraine tích cực sử dụng các mục tiêu giả này ở chiến trường Donbass.
Theo một thông tin mới đây, một công ty của Cộng hòa Sec sản xuất tới 35 mục tiêu giả bơm hơi kiểu MLRS M-142 HIMARS và M-270 một tháng, cung cấp kịp thời cho Lực lượng Vũ trang Ukraine. Và Quân đội Ukraine tích cực sử dụng các mục tiêu giả này ở chiến trường Donbass.
Để biến các mục tiêu giả “giống như thật”, Quân đội Ukraine đã rải hòm đạn và vỏ đạn, đồng thời che các mô hình vũ khí bơm hơi bằng cành cây, lưới ngụy trang; khiến UAV cảm tử của Nga khó xác định mục tiêu.
Để biến các mục tiêu giả “giống như thật”, Quân đội Ukraine đã rải hòm đạn và vỏ đạn, đồng thời che các mô hình vũ khí bơm hơi bằng cành cây, lưới ngụy trang; khiến UAV cảm tử của Nga khó xác định mục tiêu.
Mặc dù Quân đội Nga ở chiến trường đã nhiều lần phát hiện ra rằng, các cuộc tấn công bằng pháo binh của họ đã bị đánh lừa vào mục tiêu giả; nhưng họ cũng chưa tìm ra phương pháp hiệu quả để khắc phục.
Mặc dù Quân đội Nga ở chiến trường đã nhiều lần phát hiện ra rằng, các cuộc tấn công bằng pháo binh của họ đã bị đánh lừa vào mục tiêu giả; nhưng họ cũng chưa tìm ra phương pháp hiệu quả để khắc phục.
Nhưng may mắn là Quân đội Nga có đầy đủ đạn dược, mục tiêu của quân Nga là giảm thiểu thương vong, mà không cần phải tính toán việc tiêu thụ hết bao nhiêu đạn. Vì nên nhớ rằng, chỉ cần một bệ phóng tên lửa M-142 HIMARS bị “thả lỏng”, nó có thể khiến hàng chục, hàng trăm binh sĩ phải trả giá.
Nhưng may mắn là Quân đội Nga có đầy đủ đạn dược, mục tiêu của quân Nga là giảm thiểu thương vong, mà không cần phải tính toán việc tiêu thụ hết bao nhiêu đạn. Vì nên nhớ rằng, chỉ cần một bệ phóng tên lửa M-142 HIMARS bị “thả lỏng”, nó có thể khiến hàng chục, hàng trăm binh sĩ phải trả giá.

GALLERY MỚI NHẤT