Quan hệ Trung Quốc-Philippines lại căng thẳng vì Biển Đông

(Kiến Thức) - Quan hệ Trung Quốc-Philippines lại căng thẳng, sau khi có tin nói Trung Quốc có ý định phong tỏa đảo Thị Tứ mà Philippines đang chiếm giữ trong Quần đảo Trường Sa.

Quan hệ Trung Quốc-Philippines lại căng thẳng vì Biển Đông
Quan hệ Trung Quốc-Philippines lại căng thẳng vì Biển Đông là nhận định của học giả Richard Javad Heydarian, phó giáo sư chuyên về khoa học chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại học De La Salle và từng là cố vấn chính sách của Hạ viện Philippines, trong bài viết đăng trên trang mạng Asia Times ngày 17/8/2017.
Quan he Trung Quoc-Philippines lai cang thang vi Bien Dong
Bộ trưởng Quốc phòng Philipines Delfin Lorenzana thăm đảo Thị Tứ ở Quần đảo Trường Sa ngày 21 tháng 4 năm 2017. Ảnh: Reuters 
Các báo cáo gần đây cho thấy Trung Quốc siết chặt vòng vây đối với đảo Thị Tứ, nơi trú ngụ của một cộng đồng dân cư Philippines và có một thị trưởng, bằng cách triển khai một số tàu hải quân và Cảnh sát biển xung quanh hòn đảo trong Quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp này.
Nhiều người ở Manila đặt câu hỏi: Liệu lập trường mềm dẻo đối với Trung Quốc của Tổng thống Rodrigo Duterte về vấn đề Biển Đông có phải là một chiến lược quốc gia có hiệu quả?
Trong Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tổ chức tại Manila vào đầu tháng 8, Philippines đã thực hiện đặc quyền chủ tịch luân phiên để che chở Bắc Kinh chống lại bất kỳ lời chỉ trích nào về các hoạt động bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa trong vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông.
Trái ngược với hình ảnh vệ tinh mới nhất, các vị bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố rằng Trung Quốc đã không tiến hành bất kỳ hoạt động bồi đắp nào ở Quần đảo Trường Sa, một khu vực tranh chấp giàu tài nguyên ở Biển Đông.
Mặc dù Trung Quốc đồng ý với một khuôn khổ đàm phán mới tại hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ở Manila, các nhà phê bình cho rằng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 (không có tính ràng buộc pháp lý ) đã cho phép Trung Quốc tăng cường vị thế quân sự trong khu vực. Nhiều người nghi ngờ rằng Bắc Kinh sẽ đồng ý với một Bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính ràng buộc, khi Trung Quốc đang nhanh chóng giành được ưu thế chiến lược trong khu vực.
Bắc Kinh và Manila đang xem xét Thỏa thuận Phát triển chung (JDA) tại các khu vực “có tranh chấp chồng chéo”, bao gồm cả các vùng biển giàu dầu khí ngoài khơi đảo Palawan phía tây Philippines. Trong một cuộc điều trần của Quốc hội Philippines, Bộ trưởng Ngoại giao Alan Peter Cayetano đã xác nhận triển vọng hợp tác thăm dò và khai thác năng lượng giữa Philippines và Trung Quốc tại Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) đang tranh chấp.
Trong năm 2011, các tàu Trung Quốc đã đuổi tàu thăm dò do Forum Energy - một công ty của Anh quốc - thuê để thăm dò khảo sát khu vực Bãi Cỏ Rong. Năm sau, Hải quân Mỹ và Philippines đã tiến hành tập trận chung gần Bãi Cỏ Rong.
Thậm chí, Bộ Quốc phòng Philippines xem ra cũng khá mặn mà với ý tưởng “giữ nguyên hiện trạng” ở Biển Đông với Trung Quốc, mặc dù vẫn còn có nhiều nghi ngờ.
Trong một cuộc điều trần về ngân sách mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana tuyên bố trước Quốc hội Philippines rằng Bắc Kinh đã cam kết “sẽ không chiếm các đặc tính mới ở Biển Đông" và tránh “ xây dựng các công trình ở Bãi cạn Scarborough”, một bãi cạn tranh chấp và giàu có về thủy sản nằm cách bờ biển Philippines khoảng 100 hải lý.
Tàu chở các nhà báo Philippines vượt qua sự phong tỏa của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây trong Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Al Jazeera
Tàu chở các nhà báo Philippines vượt qua sự phong tỏa của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây trong Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Al Jazeera 
Tuy nhiên, các nhà lập pháp vẫn hoài nghi về cam kết của Trung Quốc. Gary Alejano, một nhà lập pháp hàng đầu và là cựu sĩ quan quân đội, đã cảnh báo về "cuộc tập trung đáng ngờ của tàu Hải quân và Cảnh sát biển Trung Quốc ở phía bắc đảo Thị Tứ", điều mà ông mô tả là “mối đe doạ đối với lợi ích của chúng ta ở Biển Tây Philippines (Biển Đông) ".
Nghị sĩ Gary Alejano vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với các đồng nghiệp trong quân đội và cho biết ông đã "nhận được thông tin từ các nguồn tin trong quân đội" nói rằng trong những ngày gần đây Trung Quốc đã triển khai tới 5 tàu (trong đó có 2 tàu khu trục nhỏ, 1 tàu Cảnh sát biển và 2 tàu đánh cá lớn) ở vùng biển chỉ cách đảo Thị Tứ có một hải lý về phía bắc.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần
Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Lần thứ hai, Mỹ đã đưa một tàu chiến vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?
Ngày 30/1, một tàu chiến Mỹ đã tiến hành tuần tra Biển Đông gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.  Đây là chuyến tuần tra Biển Đông thứ hai của tàu chiến Mỹ trong mấy tháng gần đây. Đảo Tri Tôn là một trong nhiều địa điểm có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, gây căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Vi sao tau chien My thach thuc Trung Quoc o Bien Dong?
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông.
Mỹ  cũng có lợi ích trong khu vực, không chỉ vì  quan hệ phức tạp với Trung Quốc, mà còn vì Biển Đông là cho một tuyến đường thương mại quan trọng đối với giao lưu thương mại toàn cầu. Vì vậy, chuyến tuần tra Biển Đông lần này, tập trung vào đảo Tri Tôn,  là một phần trong chiến lược của Mỹ thúc ép Bắc Kinh tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Vạch trần tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hoạt động “hút cát đắp đảo” trái phép của Trung Quốc cho thấy tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của  Bắc Kinh và gây quan ngại sâu sắc trên toàn thế giới.

Vạch trần tham vọng “độc chiếm  Biển Đông” của Trung Quốc

Đó là nhận định của cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp.

Vach tran tham vong “doc chiem  Bien Dong” cua Trung Quoc
Cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp. 
Về việc Trung Quốc biến các bãi đá chìm thành đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhà phân tích Jean-Vincent Brisset nói:

“Luật Biển không thừa nhận những gì được xây dựng trên những thực thể không được coi là hòn đảo. Vì vậy, ...việc xây dựng trên những hòn đảo này cũng không làm tăng thêm cơ sở cho các đòi hỏi về chủ quyền, theo quy định quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây cất thêm đó cho phép họ (Trung Quốc) tăng khả năng quân sự, tăng quyền lợi kinh tế (trong các vùng biển xung quanh)”.

“Tôi nghĩ rằng... sở hữu một thực thể không phải là một hòn đảo theo định nghĩa của Luật Biển (UNCLOS) - tức là không có cư dân, và không có tài nguyên riêng (đủ cho cư dân trên đảo đó sống được) - thì không có giá trị đòi chủ quyền vùng lãnh hải bao quanh. Vì vậy, việc tạo ra chủ quyền lãnh hải xung quanh các ‘hòn đảo’ này, bất kể diện tích là to hay nhỏ, là không đúng với những gì được quốc tế chấp nhận”.

Theo ông Brisset, về mặt quân sự, các "hòn đảo" chỉ có thể được coi là một cứ điểm nhỏ không mấy quan trọng. Lợi ích của nó chủ yếu là về kinh tế, đặc biệt cho ngư dân. Nhưng nếu diện tích vượt quá một ngưỡng nhất định - máy bay chiến đấu có thể hạ cánh được, có thể triển khai trên đó vũ khí hạng nặng, có cảng biển lớn đến mức tàu chiến có thể ghé vào lấy đồ tiếp tế... - thì lại là chuyện khác. Nguy cơ lúc đó sẽ là từ sở hữu về kinh tế, rồi sẽ mở rộng dần sang sở hữu lãnh thổ và chủ quyền. Và hành động đó tạo căng thẳng với các nước trong khu vực.

Liên quan đến phản ứng của các nước nhỏ ven Biển Đông như Philippines, chuyên gia người Pháp Brisset nói:

“Philippines đã chọn cách quốc tế hóa, kiện ra Tòa án quốc tế. Tôi nghĩ rằng đây là một cách tiếp cận khá thú vị. Bởi vì nếu chúng ta phân tích một cách đơn giản, thì Philippines có quyền hợp pháp để làm việc đó. Bây giờ, vấn đề là đã có quyền hợp pháp rồi, nhưng ngoài ra còn phải có thực lực nữa. Đó là vấn đề khó... Việt Nam, trên bình diện pháp luật và trên bình diện chiếm hữu thực tế một số đảo Trường Sa, có những lập luận vững chắc hơn, hơn cả lập luận của Philippines về chủ quyền do người Pháp chuyển giao lại. Bởi vì trong các tài liệu chính thức được công nhận, thì quốc gia có chủ quyền các hòn đảo này vào thời điểm năm 1933, là Pháp”.

Trung Quốc không tham gia vụ kiện, bởi vì hiện nay chỉ có một đối thủ duy nhất tại tòa án quốc tế. Nếu có 3, 4 nước cùng kiện, Trung Quốc sẽ ngày càng phải đối mặt với thực tế. Chúng ta không quên rằng 40% của vận tải biển của toàn thế giới đi qua khu vực này”.

Về sự hiện hiện gần đây của Mỹ ở Biển Đông, ông Brisset nhận xét: “Sự hiện diện của Mỹ... không trái với luật pháp quốc tế trong tất cả các vùng biển của thế giới. Người Mỹ muốn đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Người Mỹ quan niệm sự tự do hàng hải cũng giống như quyền tự do hàng không ở một số khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố cách đây không lâu tại Biển Hoa Đông. Trung Quốc coi đó là một sự khiêu khích. Nhưng Mỹ đã vận dụng đúng luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể tấn công một tàu Philippines, nhưng không bao giờ dám tấn công một tàu của Mỹ”.

Ông Bisset khẳng định: “Trung Quốc đang gián tiếp cản trở nỗ lực đạt Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bằng cách, có thể nói trắng ra, là bỏ tiền ra mua một số quốc gia. Điều này đặc biệt rõ khi ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN được trao cho Campuchia”.

Theo ông Brisset, có ba cơ sở để đấu tranh với Trung Quốc. Về mặt quân sự, là dựa vào hợp tác vùng hay hợp tác với Mỹ. Thứ hai là cơ sở pháp lý, mà tới nay mới chỉ có duy nhất Philippines chọn. Và cuối cùng là truyền thông, nhưng đáng tiếc là các nước hữu quan chưa khai thác triệt để sự lựa chọn này.

Video Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (Nguồn CCTV 13):

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.