Quan hệ Nga-Ukraine ấm dần: Mỹ, Phương Tây phản ứng lạ

(Kiến Thức) - Mỹ và một số quốc gia phương Tây đã đưa ra tuyên bố sau khi Nga và Ukraine gần đây liên tục có những động thái góp phần cải thiện mối quan hệ giữa hai nước.

Quan hệ Nga-Ukraine ấm dần: Mỹ, Phương Tây phản ứng lạ
Loạt động thái giúp "tan băng" quan hệ Nga-Ukraine
Cuối tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky, sau khi cuộc trao đổi tù nhân lịch sử giữa hai nước hoàn tất. Điện Kremlin thông báo, trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine đã thảo luận về cuộc xung đột ở miền đông Ukraine cũng như giải pháp để ổn định tình hình khu vực này.
"Hai bên nhất trí rằng cuộc trao đổi tù nhân là bước đi quan trọng trong việc hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo Nga-Ukraine cũng thảo luận về triển vọng giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đặt dấu chấm hết cho cuộc xung đột kéo dài giữa Kiev với Cộng hòa Donetsk và Lugansk tự xưng", trích thông báo của Điện Kremlin.
Quan he Nga-Ukraine am dan: My, Phuong Tay phan ung la
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Ukraine Zelensky. Ảnh: Sputnik. 
Ngoài ra, hai vị tổng thống đề cập đến khả năng tổ chức cuộc họp mới theo định dạng Normandy Four, gồm các nhà lãnh đạo của Ukraine, Nga, Pháp và Đức.
Trước đó, sáng ngày 7/9, các máy bay chở tù nhân Nga và Ukraine hạ cánh xuống sân bay Moscow và Kiev, hoàn tất vụ hoán đổi tù nhân với định dạng 35 đổi 35. Động thái này được coi là một bước quan trọng trong việc "hạ nhiệt" căng thẳng Nga-Ukraine, tạo điều kiện giải quyết tình trạng xung đột ở miền Đông Ukraine.
Mỹ và một số quốc gia phương Tây đã đưa ra tuyên bố sau khi Nga và Ukraine gần đây liên tục có những động thái góp phần cải thiện mối quan hệ giữa hai nước.
Quan hệ Nga-Ukraine ấm dần, Mỹ và Phương Tây nói gì?
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng các động thái gần đây của Nga và Ukraine là một tin tốt lành, hy vọng điều này sẽ là một bước tiến lớn cho hòa bình.
Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Kurt Volker cũng đánh giá tích cực về cuộc trao đổi tù nhân lịch sử giữa Nga và Ukraine, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng diễn biến mới này sẽ tạo động lực cho các cuộc trao đổi tù nhân khác, hướng tới nối lại lệnh ngừng bắn và thúc đẩy thực thi đầy đủ thỏa thuận hòa bình Minsk.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nhận định Nga và Ukraine đã có bước đột phá, đồng thời kêu gọi hai bên có "những tiến bộ mới cụ thể" để chấm dứt cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine giữa quân chính phủ và lực lượng ly khai. 
"Đây là một hành động chứng tỏ cả Nga và Ukraine đã sẵn sàng cho đối thoại", Ngoại trưởng Le Drian nói.

Mời độc giả xem thêm video về cuộc trao đổi tù nhân giữa hai nước Nga và Ukraine (Nguồn: Al Jazeera)

Trong một tuyên bố, vị quan chức ngoại giao hàng đầu của Pháp cho biết ông muốn hỗ trợ những nỗ lực của Kiev và Moscow để có được tiến bộ hơn nữa trong những tuần tới. Theo Bộ trưởng Pháp, ưu tiên hàng đầu là củng cố lệnh ngừng bắn giữa hai nước, rút vũ khí hạng nặng, và tiến hành các biện pháp nhân đạo khẩn cấp cho người dân ở khu vực Donbass.
Tuy nhiên, theo tờ Financial Times, Ngoại trưởng Pháp đã bác bỏ khả năng tổ chức các cuộc thảo luận sắp tới về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) đối với Moscow liên quan đến vấn đề Crimea.
"Vẫn chưa đến lúc dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, tôi nhìn thấy bước tiến bộ mới so mới vài năm trước, điều khiến chúng ta cảm thấy hài lòng", Ngoại trưởng Le Drian phát biểu trong cuộc họp báo với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov.
Về phần mình, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng cuộc trao đổi tù nhân này là "dấu hiệu của hy vọng", thúc đẩy nỗ lực cải thiện mối quan hệ giữa Nga và EU.
Cả Pháp và Phần Lan kêu gọi các bên tuân thủ thỏa thuận Minsk để góp phần chấm dứt cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. 

Toàn cảnh vụ đụng độ khiến căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

(Kiến Thức) - Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột quân sự thực sự khi hai bên không có dấu hiệu nhượng bộ lẫn nhau kể từ sau vụ đụng độ trên Biển Đen ba ngày trước.

Toàn cảnh vụ đụng độ khiến căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Toan canh vu dung do khien cang thang Nga-Ukraine leo thang
 Sáng 25/11, lực lượng Nga nổ súng và bắt giữ 3 tàu cùng 24 thủy thủ Ukraine được cho đang cố tình xâm phạm vùng biển của Nga ngoài khơi bán đảo Crimea trên Biển Đen.  Ảnh: Reuters.
Toan canh vu dung do khien cang thang Nga-Ukraine leo thang-Hinh-2
 Ba tàu của Hải quân Ukraine, bao gồm hai tàu pháo và một tàu cứu kéo, bị bắt giữ trước đó neo đậu tại một cảng biển ở Kerch, Crimea, ngày 26/11. Ảnh: Reuters.
Toan canh vu dung do khien cang thang Nga-Ukraine leo thang-Hinh-3
 Máy bay Nga tuần tra trên cây cầu nối liền bán đảo Crimea với đất liền Nga sau khi ba tàu chiến Ukraine bị Moscow chặn lại trước khi vào biển Azov qua eo biển Kerch ngày 25/11. Ảnh: Reuters.
Toan canh vu dung do khien cang thang Nga-Ukraine leo thang-Hinh-4
Hình ảnh được ghi lại cho thấy, một tàu tuần tra biên giới Nga đang cố ngăn tàu cứu kéo của Hải quân Ukraine trên Biển Đen hôm 25/11. Ảnh: Reuters.
Toan canh vu dung do khien cang thang Nga-Ukraine leo thang-Hinh-5
 Vụ đụng độ trên Biển Đen đã khiến mối quan hệ Nga-Ukraine ngày càng trở nên căng thẳng. Ngày 26/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã chính thức ký sắc lệnh ban hành thiết quân luật trên toàn quốc trong thời gian 60 ngày, có hiệu lực từ 15h ngày 26/11 đến 15h ngày 25/1/2019 (giờ địa phương). Ngay sau đó, Moscow đã bày tỏ lo ngại về quyết định ban bố thiết quân luật trên toàn quốc của Kiev. Ảnh: Reuters.
Toan canh vu dung do khien cang thang Nga-Ukraine leo thang-Hinh-6
 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tiến hành họp khẩn sau vụ việc theo đề nghị từ phía Nga và Ukraine. Ảnh: Những người biểu tình đốt lốp xe trước Lãnh sự quán Nga tại Ukraine sau vụ Nga bắt giữ tàu Hải quân Ukraine. Ảnh: Reuters.
Toan canh vu dung do khien cang thang Nga-Ukraine leo thang-Hinh-7
 Phó Tổng thư ký phụ trách các vấn đề chính trị của Liên Hợp Quốc, bà Rosemary DiCarlo, đã kêu gọi cả Nga và Ukraine tránh các hành động khiến gia tăng đối đầu trên biển có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước. Ảnh: Reuters.
Toan canh vu dung do khien cang thang Nga-Ukraine leo thang-Hinh-8
 Một thành viên của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) áp giải một thủy thủ Ukraine bị bắt giữ trước phiên tòa ở Simferopol, Crimea, ngày 27/11. Ảnh: Reuters.
Toan canh vu dung do khien cang thang Nga-Ukraine leo thang-Hinh-9
  Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi Nga thả ngay lập tức các thủy thủ và tàu chiến của Ukraine bị lực lượng Nga bắt giữ hôm 25/11, đồng thời kêu gọi sự bình tĩnh và kiềm chế trong vấn đề này. Ảnh: Reuters.
Toan canh vu dung do khien cang thang Nga-Ukraine leo thang-Hinh-10
 Đến ngày 27/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cảnh báo về nguy cơ "chiến tranh quy mô toàn diện" với Nga trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh: Reuters.
Toan canh vu dung do khien cang thang Nga-Ukraine leo thang-Hinh-11
 Theo Tổng thống Ukraine, số binh sĩ và khí tài của Nga tại khu vực biên giới giữa hai nước đang tăng một cách nhanh chóng. Quân đội Kiev cho rằng Nga đã tập hợp khoảng 500 máy bay quân sự chiến thuật và 340 trực thăng dọc biên giới Ukraine. Ảnh: Reuters.
Toan canh vu dung do khien cang thang Nga-Ukraine leo thang-Hinh-12
 Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột quân sự thực sự khi hai bên không có dấu hiệu nhượng bộ lẫn nhau. Ảnh: Thủy thủ Ukraine Yuri Budzylo trao đổi với luật sư tại một tòa án ở Crimea ngày 27/11, sau khi bị lực lượng Nga bắt giữ. Ảnh: Reuters.

Mời độc giả xem thêm video: Đối đầu căng thẳng tại căn cứ quân sự ở Crimea (Nguồn: VTC14)

Bất ngờ vai trò Thổ Nhĩ Kỳ trong căng thẳng Nga-Ukraine

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau vụ đụng độ trên Biển Đen cuối tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải để xoa dịu những bất đồng hiện tại giữa Moscow và Kiev.

Bất ngờ vai trò Thổ Nhĩ Kỳ trong căng thẳng Nga-Ukraine
Gần một tuần trôi qua kể từ sau vụ Moscow bắt giữ 3 tàu chiến Ukraine được cho là xâm phạm lãnh hải của Nga trên trên Biển Đen cuối tuần trước, căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo Sputnik ngày 29/11, phát biểu tại Hội nghị an ninh hàng hải quốc tế lần thứ hai tại Kiev, Tư lệnh Hải quân Ukraine Igor Voronchenko cho biết nước này có thể sẽ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển Bosphorus đối với tàu chiến Nga nhằm đáp trả vụ đụng độ trên eo biển Kerch hôm 25/11.

Căng thẳng Nga-Ukraine: Kiev muốn “kéo” Đức vào cuộc chiến?

(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ đụng độ trên Biển Đen hôm 25/11 khiến căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang, cựu Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho rằng Kiev đang muốn lôi kéo Berlin vào một cuộc chiến về vấn đề Ukraine.

Căng thẳng Nga-Ukraine: Kiev muốn “kéo” Đức vào cuộc chiến?
Sputnik dẫn lời cựu Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho rằng Kiev đang tìm cách lôi kéo Đức vào một cuộc chiến sau vụ Moscow bắt giữ 3 tàu và 24 thủy thủ Ukraine được cho làm xâm phạm lãnh hải của Nga trên Biển Đen khiến căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.
“Tôi nghĩ rằng không đời nào chúng tôi để Ukraine kéo chúng tôi vào một cuộc chiến tranh. Trước đây, Ukraine từng cố làm điều đó”, ông Gabriel nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với kênh tinh tức N-TV của Đức.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.