Quan hệ liên Triều đã cải thiện?

Vừa bước vào năm 2018, Triều Tiên và Hàn Quốc bỗng nhiên thân tình đột ngột. Liệu đó là một niềm tin kéo dài?

Quan hệ liên Triều đã cải thiện?
Sự thay đổi bắt đầu từ bài phát biểu mừng năm mới của nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong Un.
Trong bài phát biểu chào năm mới phát trên truyền hình ngày 1/1, ông Kim đã khiến cả thế giới bất ngờ khi bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ liên Triều, muốn áp dụng các biện pháp như cử phái đoàn tham dự Thế vận hội mùa đông tại PyeongChang của Hàn Quốc..., đồng thời đề nghị tổ chức đàm phán khẩn cấp lãnh đạo cấp cao liên Triều.
Trưởng phái đoàn tiền trạm của Triều Tiên, nữ ca sĩ Hyon Song Wol, chuẩn bị làm thủ tục xuất cảnh tại Paju, Hàn Quốc ngày 22/1 sau khi kết thúc hai ngày làm việc. Ảnh: REUTERS.
 Trưởng phái đoàn tiền trạm của Triều Tiên, nữ ca sĩ Hyon Song Wol, chuẩn bị làm thủ tục xuất cảnh tại Paju, Hàn Quốc ngày 22/1 sau khi kết thúc hai ngày làm việc. Ảnh: REUTERS.
Chuyển động nhanh và hiếm thấy
Dường như chỉ chờ có thế, ngay trong ngày 1/1, người phát ngôn của tổng thống Hàn Quốc hoan nghênh các động thái của ông Kim, đồng thời hi vọng Hàn Quốc và Triều Tiên, với tư cách là bên liên quan, thảo luận biện pháp cải thiện quan hệ hai miền với thái độ có trách nhiệm.
Việc Triều Tiên và Hàn Quốc xích lại với nhau, từ bày tỏ thái độ, đề nghị đến việc ấn định ngày và thông báo cho nhau danh sách các thành viên tham gia đàm phán chỉ diễn ra trong một tuần, có thể nói là thay đổi rất nhanh, thậm chí rất hiếm thấy.
Trở lại với bài phát biểu đột phá của ông Kim, người ta thấy ông sử dụng khoảng 1/5 thời gian bài phát biểu để nói về quan hệ với Hàn Quốc. Ví dụ như Triều Tiên và Hàn Quốc nên tiếp xúc, trao đổi, hợp tác và giao lưu rộng rãi, xóa bỏ sự hiểu nhầm và mất lòng tin. Ông Kim còn khen ngợi Thế vận hội mùa đông là cơ hội tốt để thể hiện địa vị dân tộc, Triều Tiên "chân thành chúc Thế vận hội mùa đông giành được thành công", đồng thời cho rằng "với tư cách là một dân tộc cùng chung huyết thống, chúc mừng việc vui của đồng bào và giúp đỡ lẫn nhau là lẽ chính đáng".
Việc Bình Nhưỡng chủ động nêu mong muốn tiến hành đối thoại khiến những người lo ngại tình hình bán đảo xấu đi, thậm chí xảy ra chiến tranh, thở phào nhẹ nhõm. So với thái độ không tiếp xúc, không đối thoại và không trao đổi qua lại hồi năm 2017, những phát ngôn này của lãnh đạo Kim cho thấy chính sách của Triều Tiên đối với Hàn Quốc đã có những thay đổi đáng kể.
Đối với chính quyền Mỹ, mọi hành động của Triều Tiên và thậm chí là sáng kiến hòa bình cũng bị gọi là khiêu khích. Mọi sự nồng ấm trong quan hệ liên Triều có nghĩa là sự suy yếu đi của mặt trận chống Triều mà Mỹ dày công xây dựng
Ông Alexandre Vorontsov (trưởng khoa Triều Tiên và Mông Cổ thuộc Viện nghiên cứu Đông phương của Viện hàn lâm Khoa học Nga)
Ẩn ý những gì?
Các nhà phân tích và các phương tiện truyền thông Hàn Quốc cho rằng phát ngôn của ông Kim hàm chứa nhiều ý đồ: 1/ Thông qua cải thiện quan hệ Nam - Bắc để phá vỡ sự trừng phạt ngày càng gia tăng của cộng đồng quốc tế (đặc biệt với sự chấp hành nghiêm túc của Trung Quốc), làm giảm áp lực đang đè nặng; 2/ Thông qua đối thoại liên Triều để mở ra cánh cửa đối thoại với Mỹ; 3/ Xem đối thoại liên Triều là bước đột phá, chêm chiếc đinh vào quan hệ Mỹ - Hàn, làm suy yếu liên minh này.
Các phương tiện truyền thông Hàn Quốc còn phân tích rằng ông Kim đã đưa ra "những tín hiệu hoàn toàn khác nhau" đối với Mỹ và Hàn Quốc - cứng rắn với Mỹ và ôn hòa với Hàn Quốc. Do đó, sự trao đổi, phối hợp giữa Hàn Quốc và Mỹ trong thời gian tới "càng trở nên đặc biệt quan trọng".
Tuy nhiên, nhìn theo chiều dài lịch sử sẽ thấy rằng đến nay, hai miền Triều Tiên đã tổ chức khá nhiều cuộc đối thoại, đạt được rất nhiều thỏa thuận, nhưng do những lý do khác nhau (đôi khi vì những vấn đề chi tiết vụn vặt) dẫn đến gián đoạn và thất bại.
Rõ ràng việc lần này Triều Tiên cử phái đoàn sang Pyeongchang là một điều tốt, nhưng đó chỉ là một động thái để tạo bầu không khí tốt đẹp cho việc nối lại các cuộc đối thoại. Những điều như vậy trước đây cũng từng xảy ra.

Số phận những lính Mỹ đào ngũ sang Triều Tiên

Sau cuộc chiến liên Triều, có tổng số 5-6 lính Mỹ đào ngũ sang Triều Tiên.

Số phận những lính Mỹ đào ngũ sang Triều Tiên
Theo Sputniks, James Dresnok, một trong số những lính Mỹ đào ngũ sang Triều Tiên, vừa được người nhà xác nhận là đã qua đời vào tháng 11/2016, ở tuổi 74.

Ảnh: Khu phi quân sự liên Triều trước chuyến thăm của ông Trump

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ tới thăm khu phi quân sự liên Triều (DMZ) trong chuyến công du Châu Á vào đầu tháng 11/2017.

Ảnh: Khu phi quân sự liên Triều trước chuyến thăm của ông Trump
Anh: Khu phi quan su lien Trieu truoc chuyen tham cua ong Trump
 Tổng thống Trump có thể sẽ tới thăm khu phi quân sự liên Triều nằm trên biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc vào đầu tháng 11/2017. Ảnh: Mirror.
Anh: Khu phi quan su lien Trieu truoc chuyen tham cua ong Trump-Hinh-2
 Dự kiến, ông Trump sẽ gửi “thông điệp mạnh mẽ" tới Triều Tiên trong chuyến đi đầu tiên tới Hàn Quốc và bán đảo Triều Tiên với tư cách Tổng tư lệnh tối cao của quân đội Mỹ. Ảnh: Reuters.
Anh: Khu phi quan su lien Trieu truoc chuyen tham cua ong Trump-Hinh-3
 Theo kế hoạch, Tổng thống Trump sẽ tới một loạt các nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Ảnh: Mirror.
Anh: Khu phi quan su lien Trieu truoc chuyen tham cua ong Trump-Hinh-4
 Được biết, hồi cuối tháng 9/2017, Nhà Trắng đã cử một nhóm quan chức Mỹ tới khảo sát một số địa điểm phù hợp ở biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc trước chuyến thăm của ông Trump. Ảnh: Mirror.
Anh: Khu phi quan su lien Trieu truoc chuyen tham cua ong Trump-Hinh-5
 Các binh sĩ Hàn Quốc gần làng Bàn Môn Điếm hồi tháng 9/2017. Ảnh: Mirror.
Anh: Khu phi quan su lien Trieu truoc chuyen tham cua ong Trump-Hinh-6
 Hàn Quốc là một chặng dừng chân trong chuyến thăm Châu Á lần này của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Mirror.
Anh: Khu phi quan su lien Trieu truoc chuyen tham cua ong Trump-Hinh-7
 Khu DMZ được coi là một trong những khu vực nguy hiểm nhất trên thế giới và chuyến thăm của ông Trump có thể khiến đội ngũ an ninh của ông phải “đau đầu” để đảm bảo an toàn cho nhà lãnh đạo Mỹ. Ảnh: Mirror.
Anh: Khu phi quan su lien Trieu truoc chuyen tham cua ong Trump-Hinh-8
Quang cảnh ngôi làng Gijungdong của Triều Tiên nhìn từ làng Bàn Môn Điếm. Ảnh: Mirror. 
Anh: Khu phi quan su lien Trieu truoc chuyen tham cua ong Trump-Hinh-9
Trước đó, năm 2012, Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama cũng đã tới Đài quan sát Ouellette trong khu phi quân sự và nhìn về phía Triều Tiên. Ảnh: Mirror. 
Anh: Khu phi quan su lien Trieu truoc chuyen tham cua ong Trump-Hinh-10
 Ông Obama sử dụng ống nhòm nhìn về phía Triều Tiên từ Đài quan sát Ouellette. Ảnh: Mirror.

Đường dây nóng liên Triều nối lại sau 2 năm gián đoạn

Lãnh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên đã có một quyết định gây bất ngờ khi ra lệnh nối lại đường dây nóng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc sau 2 năm gián đoạn.

Đường dây nóng liên Triều nối lại sau 2 năm gián đoạn
Triều Tiên hôm 3/1 cho biết, sẽ mở lại đường dây nóng liên lạc với Hàn Quốc tại làng biên giới Bàn Môn Điếm lúc 15h30 (giờ Bình Nhưỡng), Yonhap đưa tin.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Sputnik
 Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Sputnik

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.