(Kiến Thức) - Quân đội Syria và lực lượng đồng minh đã giành lại quyền kiểm soát nhiều làng mạc và đỉnh đồi từ tay phiến quân IS ở đông bắc tỉnh Homs ngày 30/4.
Thiên An (Theo AMN)
Theo Al Masdar News ngày 30/4, quân đội Syria tiếp tục chiến dịch quân sự nhằm đánh bại phiến quân IS ở Homs và đã giành được những thắng lợi đáng kể ở khu vực phía đông bắc tỉnh.
Quân đội Syria đã giải phóng nhiều khu vực ở tỉnh Homs ngày 30/4. Ảnh: Al Masdar News.
“Lực lượng chính phủ Damascus, với sự hậu thuẫn của lực lượng phòng vệ quốc gia (NDF), đã giải phóng hàng loạt ngôi làng Tadmuriyah, Jibab Hamad, Rajm al-Qasr, Rajm Dergham, Rajm A’ali và Rajm Midraji khỏi ách chiếm đóng của tổ chức khủng bố IS. Ngoài ra, binh sĩ Syria cũng giành lại quyền kiểm soát đỉnh đồi Al-A’alam và Trix”, nguồn tin quân sự dẫn báo cáo mới nhất cho hay.
Được biết, việc tái chiếm đồi Al-A’alam và Trix có vai trò chiến lược, giúp lực lượng ủng hộ chính phủ Syria có thể kiểm soát hỏa lực đối với các căn cứ của nhóm IS xung quanh Umm Sahrig.
“Binh sĩ Syria đẩy mạnh việc tiến quân về phía đông bắc ngã tư al-Furqlus, theo hướng pháo đài Hama phía đông của nhóm IS. Sự tồn tại của pháo đài này vốn là một cái gai trong các hoạt động quân sự của quân đội Syria xung quanh các tỉnh Aleppo, Hama, Raqqa và Homs trong hai năm qua”, nguồn tin cho hay.
Cầu vượt hơn 300 tỷ đồng sắp xây ở Hà Nội có gì đặc biệt?
(Kiến Thức) - Cây cầu vượt tại nút giao thông An Dương – Thanh Niên (Hà Nội) sắp được xây dựng, với tổng mức đầu tư dự kiến trên 300 tỷ đồng.
Tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 20/6, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã thông tin về việc triển khai thi công dự án xây dựng cầu vượt An Dương – Thanh Niên (Hà Nội).
Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho hay, dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương – Thanh Niên (Hà Nội) là công trình cầu đường bộ cấp hai. Tổng mức đầu tư dự kiến là 331,988 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng là 251,687 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án trên 3 tỷ đồng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là trên 13 tỷ đồng.
TP HCM xây nhà hát 1.500 tỷ: Dân Thủ Thiêm phản đối gay gắt
(Kiến Thức) - "Bây giờ, chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân Thủ Thiêm về việc có đồng thuận xây dựng Nhà hát 1.500 tỷ không? Tôi đảm bảo sẽ không một ai đồng thuận", ông Lê Liên Dân (người dân Thủ Thiêm) gay gắt.
Liên quan đến việc Hội đồng Nhân dân TP HCM thông qua dự án đầu tư xây Nhà hát 1.500 tỷ đồng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm bằng ngân sách thành phố.
Người dân Thủ Thiêm, nhất là những hộ dân còn đang "mắc kẹt" gần 20 năm do sai phạm trong quy hoạch Thủ Thiêm tỏ ra rất bất bình và phản đối gay gắt dự án xây nhà hát 1.500 tỷ.
Đầu tư công trình dân sinh bức thiết hay xây nhà hát bức thiết?
Ông Lê Liên Dân - người dân Thủ Thiêm thở dài ngao ngán khi PV Kiến Thức hỏi về việc TP HCM xây nhà hát 1.500 tỷ. Ông là một trong nhiều hộ dân tại Thủ Thiêm từng theo kiện gần 20 năm vì sai phạm trong quy hoạch đô thị mới Thủ Thiêm.
Trả lời về việc HĐND TP HCM thông qua việc xây dựng nhà hát nghìn tỷ với lý do vì cần cho người dân. Ông Dân nói: "Bây giờ, chính quyền TP tổ chức hỏi ý kiến người dân Thủ Thiêm về việc họ có đồng thuận xây dựng Nhà hát nghìn tỷ đồng không? Tôi đảm bảo chắc chắn không một ai đồng thuận."
Ông Lê Liên Dân (trái) và bà Lê Thị The (phải) cùng là người dân Thủ Thiêm, họ phản đối gay gắt dự án xây nhà hát 1.500 tỷ của TP HCM.
Nhiều người dân Thủ Thiêm khi được hỏi cũng bày tỏ, thay vì TP xây nhà hát 1.500 tỷ thì nên dùng số tiền đó chăm lo cho những hộ dân phải sống lay lắt gần 20 năm qua ở Thủ Thiêm vì lỗi của TP. Hoặc, dùng tiền đó đầu tư vào giao thông, vào chống ngập lụt và công trình dân sinh...
“Chính quyền thành phố nên quan tâm đến đời sống người dân hiện tại trước, vì họ là những người đóng thuế, tạo ra nguồn thu ngân sách, sau đó hãy tính đến các khu vui chơi, giải trí, văn hoá nghệ thuật”, ông Dân nói.
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Dưa hấu Densuke chỉ trồng được ở phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) có màu đen bóng, có phần thịt quả giòn, độ ngọt cao hơn các giống dưa hấu khác và ít hạt hơn.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.