Quân đội Myanmar tính giải tán đảng của bà Aung San Suu Kyi

Ủy ban Bầu cử Thống nhất do chính quyền quân sự Myanmar chỉ định sẽ giải tán đảng NLD của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi với cáo buộc gian lận bầu cử.

Quân đội Myanmar tính giải tán đảng của bà Aung San Suu Kyi
Ngày 21-5, ông Thei Soe – người đứng đầu Ủy ban Bầu cử Thống nhất (UEC) do chính quyền quân sự tại Myanmar chỉ định - cho biết UEC sẽ giải tán đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi với cáo buộc gian lận bầu cử, theo hãng tin Reuters.
Các trang tin Myanmar Now và Irrawaddy cho biết quyết định trên được đưa ra tại cuộc họp giữa UEC với đại diện các đảng phái chính trị Myanmar hôm 21-5.
Reuters dẫn lời ông Soe cho biết "hành vi gian lận bầu cử của đảng NLD là bất hợp pháp, nên chúng tôi sẽ phải xóa bỏ giấy phép đăng ký của đảng này”.
"Những người làm chuyện đó sẽ bị coi là kẻ phản bội. Chúng tôi sẽ hành động" - ông Soe đề cập cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11-2020.
Phát ngôn viên chính quyền quân sự Myanmar và nhóm Chính quyền Thống nhất Quốc gia chưa đưa ra bình luận về quyết định trên.
Quan doi Myanmar tinh giai tan dang cua ba Aung San Suu Kyi
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Ảnh: REUTERS
Đài truyền hình quốc gia Myanmar MRTV trong bản tin tối 21-5 đã đưa tin về cuộc họp giữa UEC và các đảng phái chính trị, trong đó có đề cập phát ngôn của ông Soe.
Tuy nhiên, MRTV không đề cập cụ thể việc giải tán NLD, song trích lời ông Soe nói rằng "những hành động trái pháp luật của NLD sẽ bị trừng phạt".

Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG)” - liên minh gồm những nghị sĩ của chính phủ dân sự trước chính biến, thành viên các nhóm vũ trang thiểu số và những nhân vật trong phong trào biểu tình phản đối chính quyền quân sự - cho rằng "việc giải thể NLD là một âm mưu quân sự nhằm bám lấy quyền lực".

"Thông báo về việc ủy ban bầu cử của chính quyền quân sự đang cấm đảng NLD là một nỗ lực phi dân chủ trắng trợn nhằm kéo dài sự cai trị của quân đội bất chấp sự phản đối của nhân dân" – Tiến sĩ Sasa, người phát ngôn của NUG, cho biết.

Quân đội Myanmar hôm 1-2 đã bắt giữ bà Suu Kyi cùng các lãnh đạo đảng NLD cầm quyền với cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11-2020, sau đó lên nắm quyền và tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm trên cả nước.

Tình hình chính biến tại Myanmar ngày càng căng thẳng khi làn sóng biểu tình ngày càng lan rộng trong nhân dân phản đối chính quyền quân sự, khiến lực lượng an ninh phải sử dụng nhiều biện pháp mạnh để đối phó.

Theo Hiệp hội Tù nhân Chính trị, đến nay, Myanmar đã ghi nhận hơn 800 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình và gần 5.000 người bị bắt giữ.

Chính biến Myanmar cũng đã khiến các nước láng giềng của quốc gia này cũng như cộng đồng quốc tế bày tỏ lo ngại. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy các tướng lĩnh có ý định thỏa hiệp với phong trào ủng hộ dân chủ.

Nhật, nước viện trợ hàng đầu cho Myanmar, đã đình chỉ tất cả viện trợ mới sau khi bà Suu Kyi bị bắt.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 21-5, Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi cảnh báo về khả năng đóng băng toàn bộ viện trợ của Tokyo dành cho Myanmar.

"Chúng tôi không hề muốn làm vậy, nhưng buộc phải nói rõ rằng sẽ rất khó để tiếp tục với tình hình như hiện nay. Là một quốc gia ủng hộ quá trình dân chủ hóa Myanmar theo nhiều cách, và với tư cách một bằng hữu, chúng tôi phải đại diện cho cộng đồng quốc tế và truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng" - ông Motegi cho biết.

Bà Aung San Suu Kyi bị cáo buộc thêm tội danh

Bà Aung San Suu Kyi vừa bị cáo buộc thêm tội hình sự theo Luật Quản lý thiên tai của Myanmar. Đây là cáo buộc mới nhất đối với cựu cố vấn nhà nước sau cuộc chính biến ngày 1/2.

Bà Aung San Suu Kyi bị cáo buộc thêm tội danh
"Bà ấy đã bị cáo buộc tổng cộng 6 tội danh, bao gồm 5 tội danh ở Naypyidaw và một ở Yangon", luật sư Min Min Soe của bà Aung San Suu Kyi cho biết ngày 12/4, theo AFP.

Bà Aung San Suu Kyi sắp hầu tòa lần đầu tiên

Một thẩm phán yêu cầu cựu lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi ra hầu tòa lần đầu vào ngày 24/5, sau nhiều lần trì hoãn.

Bà Aung San Suu Kyi sắp hầu tòa lần đầu tiên
Trong phiên điều trần mới nhất vào ngày 10/5, một thẩm phán đã ra lệnh xét xử bà Aung San Suu Kyi tại một phòng xử án đặc biệt, gần nơi bà bị giam giữ, theo South China Morning Post.

Cận cảnh ngôi làng bị “xóa sổ” 71 năm bất ngờ lộ thiên

(Kiến Thức) - Ngôi làng Curon ở Italy bất ngờ "lộ thiên" sau 71 năm chìm trong biển nước.

Cận cảnh ngôi làng bị “xóa sổ” 71 năm bất ngờ lộ thiên
Can canh ngoi lang bi “xoa so” 71 nam bat ngo lo thien
 Theo The Sun, Curon là một ngôi làng ở miền bắc Italy, đã bị "nhấn chìm" để làm hồ chứa nước cho một nhà máy thủy điện vào năm 1950. (Nguồn ảnh: The Sun)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.