Quân đội Mỹ thử nghiệm thành công tên lửa mới thay thế ATACMS

Quân đội Mỹ thử nghiệm thành công tên lửa mới thay thế ATACMS

Phiên bản ATACMS mới đã được Quân đội Mỹ thử nghiệm thành công, loại vũ khí này có sức mạnh lớn hơn nhiều so với hệ thống ATACMS mà Ukraine sử dụng.

Quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công một loại tên lửa đạn đạo đất đối đất mới để thay thế kho vũ khí ATACMS của mình. Chương trình  Tên lửa tấn công chính xác (PrSM) dự kiến sẽ tăng cường sức mạnh cho các đơn vị pháo binh dã chiến.
Quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công một loại tên lửa đạn đạo đất đối đất mới để thay thế kho vũ khí ATACMS của mình. Chương trình Tên lửa tấn công chính xác (PrSM) dự kiến sẽ tăng cường sức mạnh cho các đơn vị pháo binh dã chiến.
Quân đội Mỹ cho biết PrSM sẽ mở rộng phạm vi hoạt động hơn so với MGM-140 hay ATACMS, loại vũ khí mà Ukraine đã sử dụng rất thành công. Vào cuối năm 2023, Ukraine đã sử dụng ATACMS tấn công và gây nhiều thiệt hại cho một sân bay trực thăng của Quân đội Nga.
Quân đội Mỹ cho biết PrSM sẽ mở rộng phạm vi hoạt động hơn so với MGM-140 hay ATACMS, loại vũ khí mà Ukraine đã sử dụng rất thành công. Vào cuối năm 2023, Ukraine đã sử dụng ATACMS tấn công và gây nhiều thiệt hại cho một sân bay trực thăng của Quân đội Nga.
Chương trình Tên lửa tấn công chính xác (PrSM) đã được triển khai trong nhiều năm, nhằm giúp các đơn vị pháo binh dã chiến tăng khả năng tấn công tầm xa. Trong cuộc trình diễn vào tuần trước tại Trường tên lửa White Sands ở New Mexico, tên lửa đã vượt qua chuyến bay thử nghiệm đạt tiêu chuẩn sản xuất.
Chương trình Tên lửa tấn công chính xác (PrSM) đã được triển khai trong nhiều năm, nhằm giúp các đơn vị pháo binh dã chiến tăng khả năng tấn công tầm xa. Trong cuộc trình diễn vào tuần trước tại Trường tên lửa White Sands ở New Mexico, tên lửa đã vượt qua chuyến bay thử nghiệm đạt tiêu chuẩn sản xuất.
Quân đội Mỹ cho biết trong một tuyên bố gần đây rằng, họ đã bắn biến thể cơ bản của tên lửa được gọi là Tank 1, từ Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS) trong một cuộc thử nghiệm.
Quân đội Mỹ cho biết trong một tuyên bố gần đây rằng, họ đã bắn biến thể cơ bản của tên lửa được gọi là Tank 1, từ Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS) trong một cuộc thử nghiệm.
PrSM do Lockheed Martin phát triển, là tên lửa đạn đạo đất đối đất có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và có thể được trang bị đầu đạn chùm. Theo Trung tâm Hỗ trợ Mua sắm của Quân đội Mỹ, ngoài HIMARS, PrSM cũng có thể được bắn từ Hệ thống tên lửa phóng loạt M270A2 (MLRS).
PrSM do Lockheed Martin phát triển, là tên lửa đạn đạo đất đối đất có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và có thể được trang bị đầu đạn chùm. Theo Trung tâm Hỗ trợ Mua sắm của Quân đội Mỹ, ngoài HIMARS, PrSM cũng có thể được bắn từ Hệ thống tên lửa phóng loạt M270A2 (MLRS).
Quân đội Mỹ cho biết sau cuộc thử nghiệm, biến thể PrSM dự kiến sẽ được thay thế cho kho tên lửa ATACMS đã cũ, một động thái sẽ giúp mở rộng đáng kể tầm bắn và khả năng sát thương của các loại đạn chính xác tầm xa trong Quân đội Mỹ.
Quân đội Mỹ cho biết sau cuộc thử nghiệm, biến thể PrSM dự kiến sẽ được thay thế cho kho tên lửa ATACMS đã cũ, một động thái sẽ giúp mở rộng đáng kể tầm bắn và khả năng sát thương của các loại đạn chính xác tầm xa trong Quân đội Mỹ.
Một tài liệu của Lầu Năm Góc về chương trình PrSM giải thích: Các biến thể trong tương lai "sẽ tập trung vào việc tăng tầm bắn, độ chính xác và khả năng phá hủy các mục tiêu, từ các loại mục tiêu cố định đến mục tiêu di động".
Một tài liệu của Lầu Năm Góc về chương trình PrSM giải thích: Các biến thể trong tương lai "sẽ tập trung vào việc tăng tầm bắn, độ chính xác và khả năng phá hủy các mục tiêu, từ các loại mục tiêu cố định đến mục tiêu di động".
Với tầm bắn hơn 350km, PrSM vượt xa tầm bắn tối đa mà bất kỳ biến thể ATACMS nào đang hoạt động. Ngoài ra, bệ phóng HIMARS có khả năng chứa hai quả PrSM, trong khi nó chỉ có thể chứa một quả đạn ATACMS, do đó điều này làm tăng gấp đôi lượng hỏa lực.
Với tầm bắn hơn 350km, PrSM vượt xa tầm bắn tối đa mà bất kỳ biến thể ATACMS nào đang hoạt động. Ngoài ra, bệ phóng HIMARS có khả năng chứa hai quả PrSM, trong khi nó chỉ có thể chứa một quả đạn ATACMS, do đó điều này làm tăng gấp đôi lượng hỏa lực.
ATACMS từ lâu đã được Ukraine yêu cầu hỗ trợ để đối phó với Quân đội Nga, nhưng Mỹ liên tục khẳng định rằng họ không thể giao loại vũ khí này cho Kiev, vì nó sẽ gây áp lực lên các kho dự trữ trong nước và ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chiến đấu, đồng thời sẽ làm leo thang xung đột với Nga.
ATACMS từ lâu đã được Ukraine yêu cầu hỗ trợ để đối phó với Quân đội Nga, nhưng Mỹ liên tục khẳng định rằng họ không thể giao loại vũ khí này cho Kiev, vì nó sẽ gây áp lực lên các kho dự trữ trong nước và ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chiến đấu, đồng thời sẽ làm leo thang xung đột với Nga.
Ukraine cuối cùng đã nhận được một số lượng hạn chế biến thể M39 ATACMS, một loại tên lửa chùm có tầm bắn khoảng 160 km, nó chứa 950 quả bom nhỏ APAM, M74, có thể gây sát thương trên diện rộng. Ukraine lần đầu tiên sử dụng loại vũ khí này và đã phá hủy nhiều máy bay trực thăng của Nga tại hai căn cứ không quân.
Ukraine cuối cùng đã nhận được một số lượng hạn chế biến thể M39 ATACMS, một loại tên lửa chùm có tầm bắn khoảng 160 km, nó chứa 950 quả bom nhỏ APAM, M74, có thể gây sát thương trên diện rộng. Ukraine lần đầu tiên sử dụng loại vũ khí này và đã phá hủy nhiều máy bay trực thăng của Nga tại hai căn cứ không quân.
Mặc dù đã vài tháng kể từ các cuộc tấn công đầu tiên, nhưng mối đe dọa vẫn còn cao đối với Moscow và các chuyên gia cho rằng điều này tạo ra tình thế khó xử cho Quân đội Nga, họ sẽ phải tìm cách cách bảo vệ các tài sản của mình nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả chiến đấu của chúng.
Mặc dù đã vài tháng kể từ các cuộc tấn công đầu tiên, nhưng mối đe dọa vẫn còn cao đối với Moscow và các chuyên gia cho rằng điều này tạo ra tình thế khó xử cho Quân đội Nga, họ sẽ phải tìm cách cách bảo vệ các tài sản của mình nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả chiến đấu của chúng.
Bên cạnh sự thành công của biến thể M39 ATACMS, vẫn có những lời kêu gọi Mỹ gửi vũ khí có tầm tấn công xa hơn cho Quân đội Ukraine. Với việc đưa PrSM vào biên chế, một số chuyên gia cho rằng điều này có thể làm giảm bớt mọi lo ngại về kho dự trữ của Quân đội Mỹ.
Bên cạnh sự thành công của biến thể M39 ATACMS, vẫn có những lời kêu gọi Mỹ gửi vũ khí có tầm tấn công xa hơn cho Quân đội Ukraine. Với việc đưa PrSM vào biên chế, một số chuyên gia cho rằng điều này có thể làm giảm bớt mọi lo ngại về kho dự trữ của Quân đội Mỹ.
Dan Rice, Chủ tịch Đại học Mỹ-Kiev và là người lâu năm ủng hộ việc gửi bom chùm tới Ukraine nói rằng, mặc dù sẽ mất thời gian để PrSM có thể được sản xuất với công suất tối đa, nhưng đợt thử nghiệm mới nhất đã mang lại nhiều hy vọng không chỉ cho Quân đội Mỹ mà còn cả Ukraine.
Dan Rice, Chủ tịch Đại học Mỹ-Kiev và là người lâu năm ủng hộ việc gửi bom chùm tới Ukraine nói rằng, mặc dù sẽ mất thời gian để PrSM có thể được sản xuất với công suất tối đa, nhưng đợt thử nghiệm mới nhất đã mang lại nhiều hy vọng không chỉ cho Quân đội Mỹ mà còn cả Ukraine.
Rice nói với Business Insider: “Lý do thường được viện dẫn để không gửi ATACMS tầm bắn xa hơn đến Ukraine là vì Mỹ không có nhiều tên lửa như vậy dự phòng trong kho”. Việc thử nghiệm thành công hệ thống HIMARS thế hệ tiếp theo sẽ là bổ sung quan trọng cho kho dự trữ của Mỹ và các đồng minh, đồng thời việc này có thể tạo điều kiện để chuyển nhiều tên lửa ATACMS hơn tới Ukraine.
Rice nói với Business Insider: “Lý do thường được viện dẫn để không gửi ATACMS tầm bắn xa hơn đến Ukraine là vì Mỹ không có nhiều tên lửa như vậy dự phòng trong kho”. Việc thử nghiệm thành công hệ thống HIMARS thế hệ tiếp theo sẽ là bổ sung quan trọng cho kho dự trữ của Mỹ và các đồng minh, đồng thời việc này có thể tạo điều kiện để chuyển nhiều tên lửa ATACMS hơn tới Ukraine.

GALLERY MỚI NHẤT