Quân đội Mỹ đặt mua ngực giả

(Kiến Thức) - Các binh sĩ nữ sẽ có cơ hội được cấy ghép ngực với chi phí thấp hơn nhiều so với phẫu thuật tư nhân.

Một bản hợp đồng mua 75 chiếc ngực giả với nhiều kích cỡ khác nhau do trung tâm y tế quân sự thuộc căn cứ không quân Andrews mới được đăng tải trên trang web Cơ hội kinh doanh Federal vào ngày 4/2. Không chỉ gây cười khi đặt mua "ngực giả" với số lượng lẻ mà căn cứ quân sự này còn cần những bộ ngực giả theo thời hạn nhất định.
Bác sĩ quân y sẽ thực hiện phẫu thuật cấy ghép ngực để giảm chi phí cho binh sĩ.
Bác sĩ quân y sẽ thực hiện phẫu thuật cấy ghép ngực để giảm chi phí cho binh sĩ. 
Phía quân đội cho biết, họ mua những chiếc ngực giả này với 2 lý do:
1. Để thực hiện các ca phẫu thuật cho binh lính sau chấn thương do chiến đấu hoặc do bệnh tật.
2. Đồng thời, họ cũng mua chúng về để cho các bác sĩ chỉnh hình của quân đội có thể làm dụng cụ khi thi lấy chứng chỉ định kỳ.
Do các yêu cầu về việc cấp giấy chứng nhận, những người muốn cấy ghép vòng 1 sẽ được đưa vào danh sách chờ được mổ dựa trên hoàn cảnh của họ. Tuy nhiên, bảo hiểm y tế lại không bao gồm các ca mổ như vậy. Bên cung cấp bảo hiểm y tế cho Bộ Quốc phòng chỉ có một hệ thống xác định chi phí cho loại phẫu thuật này khá nhỏ bé và phức tạp.
Những ca phẫu thuật này có thể sẽ giảm thấp được mức chi phí hơn so với các ca mổ tư nhân, song, nó cũng kèm theo nhiều rủi ro hơn.
Bởi thứ nhất, bác sĩ quân y ít khi được thực hành với các loại phẫu thuật đặc biệt như cấy ghép ngực. Thứ hai, hợp đồng này mới chỉ đề cập đến phẫu thuật cấy ghép ngực chứ chưa hề bàn gì tới trách nhiệm của cuộc điều trị sau đó.
Thêm vào đó, việc kiện tụng một bác sĩ tư nhân cũng thường dễ dàng hơn rất nhiều so với một bác sĩ của Lầu Năm Góc.
Ngoài ra, người đăng kí cũng có thể tự chọn một số loại phẫu thuật khác như phẫu thuật điều chỉnh thị lực nhằm tái nhập ngũ.

Khám phá “xe tăng bay” Nga từng muốn bán cho Việt Nam

(Kiến Thức) - Người Nga từng rất muốn cung cấp hàng trăm xe tăng T-80B cho Quân đội Nhân dân Việt Nam. 

T-80 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 do Liên Xô phát triển dựa trên mẫu T-64 từ cuối những năm 1960, chính thức trang bị năm 1976. Mẫu xe tăng này được giới quân sự trên thế giới đặt biệt danh “xe tăng bay” vì tốc độ cực cao mà nó đạt được.
 T-80 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 do Liên Xô phát triển dựa trên mẫu T-64 từ cuối những năm 1960, chính thức trang bị năm 1976. Mẫu xe tăng này được giới quân sự trên thế giới đặt biệt danh “xe tăng bay” vì tốc độ cực cao mà nó đạt được. 

SS-23: tên lửa không dễ đánh chặn của Liên Xô

(Kiến Thức) - Với tốc độ tiếp cận mục tiêu Mach 4, đầu đạn bay nhanh gấp 10 lần âm thanh giúp tên lửa Oka trở thành vũ khí cực khó đánh chặn.

Su-30M2: phiên bản Su-30MK2 dành cho nước Nga

(Kiến Thức) - Sau khi đạt được thành công với biến thể xuất khẩu Su-30MK2, người Nga đã quay sang phát triển mẫu thiết kế dùng trong nước, định danh là Su-30M2. 

Su-30MK2 là một trong những biến thể xuất khẩu thành công nhất của dòng tiêm kích Su-27/30, nước Nga đã cung cấp Su-30MK2 cho 5 quốc gia (trong đó có Việt Nam). Sau khi đạt được thành công lớn trên thị trường và vẫn tiếp tục ký được thêm hợp đồng bán Su-30MK2, nước Nga bắt đầu quay sang phát triển mẫu thiết kế dành cho Không quân Nga, định danh là Su-30M2.
  Su-30MK2 là một trong những biến thể xuất khẩu thành công nhất của dòng tiêm kích Su-27/30, nước Nga đã cung cấp Su-30MK2 cho 5 quốc gia (trong đó có Việt Nam). Sau khi đạt được thành công lớn trên thị trường và vẫn tiếp tục ký được thêm hợp đồng bán Su-30MK2, nước Nga bắt đầu quay sang phát triển mẫu thiết kế dành cho Không quân Nga, định danh là Su-30M2. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới