Quân đội Mỹ, Ba Lan khoe "tinh thần đồng minh" khiến Nga tức giận

Quân đội Mỹ, Ba Lan khoe "tinh thần đồng minh" khiến Nga tức giận

(Kiến Thức) - Bất chấp Mỹ hiện đang là tâm dịch của thế giới, Sư đoàn Kỵ binh bay Số 1 của Quân đội Mỹ sẽ tới Ba Lan để tham gia cuộc diễn tập "Tinh thần đồng minh"; tuy nhiên cuộc tập trận này, đã không nhận được sự hoan nghênh của một số quốc gia.

Mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch , chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn đang loay hoay giữa mở cửa và thực hiện cách ly xã hội nhưng Lầu Năm Góc có kế hoạch tiếp tục nối lại các cuộc tập trận với các đồng minh châu Âu, đã bị hoãn lại bởi COVID-19.
Mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch , chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn đang loay hoay giữa mở cửa và thực hiện cách ly xã hội nhưng Lầu Năm Góc có kế hoạch tiếp tục nối lại các cuộc tập trận với các đồng minh châu Âu, đã bị hoãn lại bởi COVID-19.
Theo tin tức từ Global, lãnh đạo Lầu Năm Góc gần đây đã đưa ra tuyên bố về cuộc tập trận "Tinh thần đồng minh", dự kiến ban đầu được tổ chức vào tháng 5, tại thao trường Dravsko ở vùng Pomorie của Ba Lan, nhưng sẽ lùi lại từ ngày 5 đến 19/6.
Theo tin tức từ Global, lãnh đạo Lầu Năm Góc gần đây đã đưa ra tuyên bố về cuộc tập trận "Tinh thần đồng minh", dự kiến ban đầu được tổ chức vào tháng 5, tại thao trường Dravsko ở vùng Pomorie của Ba Lan, nhưng sẽ lùi lại từ ngày 5 đến 19/6.
Tham gia cuộc tập trận "Tinh thần đồng minh" sẽ có sự tham gia của khoảng 4.000 lính Mỹ của Lữ đoàn 2, Lữ đoàn Không quân chiến đấu 3, Lữ đoàn đổ bộ đường không 4 thuộc Sư đoàn Kỵ binh bay Số 1 của  Quân đội Mỹ; phối hợp với số lính Mỹ còn có 2.000 binh sĩ của Ba Lan.
Tham gia cuộc tập trận "Tinh thần đồng minh" sẽ có sự tham gia của khoảng 4.000 lính Mỹ của Lữ đoàn 2, Lữ đoàn Không quân chiến đấu 3, Lữ đoàn đổ bộ đường không 4 thuộc Sư đoàn Kỵ binh bay Số 1 của Quân đội Mỹ; phối hợp với số lính Mỹ còn có 2.000 binh sĩ của Ba Lan.
Cuộc tập trận "Tinh thần đồng minh" bao gồm một chiến dịch tập kích đường không của quân đội Ba Lan và một chiến dịch đổ bộ đường không với quy mô cấp sư đoàn của quân đội Mỹ và Ba Lan.
Cuộc tập trận "Tinh thần đồng minh" bao gồm một chiến dịch tập kích đường không của quân đội Ba Lan và một chiến dịch đổ bộ đường không với quy mô cấp sư đoàn của quân đội Mỹ và Ba Lan.
Vào đầu năm nay, NATO cũng lên kế hoạch thực hiện cuộc tập trận "Người bảo vệ châu Âu 2020", với sự tham gia của khoảng 37.000 binh sĩ đến từ Mỹ và 18 quốc gia (16 thành viên NATO và 2 đối tác là Phần Lan và Georgia); cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh NATO bị chỉ trích về vai trò và hiệu quả.
Vào đầu năm nay, NATO cũng lên kế hoạch thực hiện cuộc tập trận "Người bảo vệ châu Âu 2020", với sự tham gia của khoảng 37.000 binh sĩ đến từ Mỹ và 18 quốc gia (16 thành viên NATO và 2 đối tác là Phần Lan và Georgia); cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh NATO bị chỉ trích về vai trò và hiệu quả.
Cuộc tập trận “Người bảo vệ châu Âu 2020” là cuộc tập trận lớn nhất trong vòng 25 năm qua và lớn thứ 3 kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên vào phút cuối, cuộc tập trận đã bị hủy vì đại dịch COVID-19 đang lan nhanh tới tất cả các quốc gia tham gia tập trận.
Cuộc tập trận “Người bảo vệ châu Âu 2020” là cuộc tập trận lớn nhất trong vòng 25 năm qua và lớn thứ 3 kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên vào phút cuối, cuộc tập trận đã bị hủy vì đại dịch COVID-19 đang lan nhanh tới tất cả các quốc gia tham gia tập trận.
Còn cuộc tập trận "Tinh thần đồng minh", đây chỉ là cuộc tập trận quân sự song phương giữa Mỹ và Ba Lan; nhưng lực lượng tinh nhuệ của Mỹ chiếm số đông, được bổ sung thêm thành phần quân đội Ba Lan; mục đích rõ ràng là nhằm vào đối thủ lớn được Mỹ và Ba Lan coi trọng là Nga; và Mỹ từ lâu chọn Ba Lan, vì Ba Lan trở thành tiền đồn chống Nga tại châu Âu.
Còn cuộc tập trận "Tinh thần đồng minh", đây chỉ là cuộc tập trận quân sự song phương giữa Mỹ và Ba Lan; nhưng lực lượng tinh nhuệ của Mỹ chiếm số đông, được bổ sung thêm thành phần quân đội Ba Lan; mục đích rõ ràng là nhằm vào đối thủ lớn được Mỹ và Ba Lan coi trọng là Nga; và Mỹ từ lâu chọn Ba Lan, vì Ba Lan trở thành tiền đồn chống Nga tại châu Âu.
Đối với Lầu Năm Góc, việc tổ chức một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn sát nách Nga không chỉ để nâng cao khả năng chiến đấu sát tình huống, mà đồng thời còn tạo cảm giác "yên tâm" cho các đồng minh, khi thấy được Mỹ "chống lưng"; qua đó tiếp tục củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại đây, tạo cơ hội để vũ khí Mỹ tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường đầy tiềm năng này.
Đối với Lầu Năm Góc, việc tổ chức một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn sát nách Nga không chỉ để nâng cao khả năng chiến đấu sát tình huống, mà đồng thời còn tạo cảm giác "yên tâm" cho các đồng minh, khi thấy được Mỹ "chống lưng"; qua đó tiếp tục củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại đây, tạo cơ hội để vũ khí Mỹ tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường đầy tiềm năng này.
Cuộc tập trận "Tinh thần đồng minh" chỉ có Mỹ và Ba Lan, trong khi Ba Lan đang cố gắng "ghi điểm" trước Mỹ, như khuyến khích để Mỹ lập căn cứ quân sự trên đất Ba Lan, mua nhiều loại vũ khí hiện đại của Mỹ và đặc biệt là thể hiện tinh thần xung kích trên tuyến đầu chống lại Nga; còn các quốc gia khác không tham gia.
Cuộc tập trận "Tinh thần đồng minh" chỉ có Mỹ và Ba Lan, trong khi Ba Lan đang cố gắng "ghi điểm" trước Mỹ, như khuyến khích để Mỹ lập căn cứ quân sự trên đất Ba Lan, mua nhiều loại vũ khí hiện đại của Mỹ và đặc biệt là thể hiện tinh thần xung kích trên tuyến đầu chống lại Nga; còn các quốc gia khác không tham gia.
Hiện nay diễn biến của đại dịch COVID-19 vẫn đang rất phức tạp, tỷ lệ lây nhiễm và tử vong do virus SARS-CoV-2 tại Mỹ và châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu giảm; do vậy việc tổ chức một cuộc tập trận với sự tham gia của 6.000 binh lính trong thời điểm này là một sự mạo hiểm; sự kiện này không chỉ mang lại rủi ro lây nhiễm lớn cho quân đội Mỹ và Ba Lan, mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước châu Âu.
Hiện nay diễn biến của đại dịch COVID-19 vẫn đang rất phức tạp, tỷ lệ lây nhiễm và tử vong do virus SARS-CoV-2 tại Mỹ và châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu giảm; do vậy việc tổ chức một cuộc tập trận với sự tham gia của 6.000 binh lính trong thời điểm này là một sự mạo hiểm; sự kiện này không chỉ mang lại rủi ro lây nhiễm lớn cho quân đội Mỹ và Ba Lan, mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước châu Âu.
Vào đầu tháng 3, cũng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, 4 tàu sân bay Mỹ đã phải nằm bờ, vì có nhiều quân nhân trên các tàu này nhiễm virus SARS-CoV-2; tình hình nghiêm trọng đến nỗi, vào ngày 26/3, Bộ Quốc phòng Mỹ phải ra tuyên bố tạm ngừng triển khai Quân đội Mỹ trên phạm vi toàn cầu trong vòng 60 ngày. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ, bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi COVID-19.
Vào đầu tháng 3, cũng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, 4 tàu sân bay Mỹ đã phải nằm bờ, vì có nhiều quân nhân trên các tàu này nhiễm virus SARS-CoV-2; tình hình nghiêm trọng đến nỗi, vào ngày 26/3, Bộ Quốc phòng Mỹ phải ra tuyên bố tạm ngừng triển khai Quân đội Mỹ trên phạm vi toàn cầu trong vòng 60 ngày. Ảnh: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ, bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi COVID-19.
Tuy nhiên, với tầm quan trọng của chiến lược "kiềm chế" Nga ngay từ cửa ngõ, do vậy bất chấp dịch bệnh đang hoành hành, Lầu Năm Góc vẫn triển khai kế hoạch diễn tập quy mô lớn; cuộc tập trận này không chỉ là đòn cảnh báo Nga, mà còn là "nguồn cổ vũ" với các quốc gia đồng minh châu Âu trong cuộc đối đầu với Nga.
Tuy nhiên, với tầm quan trọng của chiến lược "kiềm chế" Nga ngay từ cửa ngõ, do vậy bất chấp dịch bệnh đang hoành hành, Lầu Năm Góc vẫn triển khai kế hoạch diễn tập quy mô lớn; cuộc tập trận này không chỉ là đòn cảnh báo Nga, mà còn là "nguồn cổ vũ" với các quốc gia đồng minh châu Âu trong cuộc đối đầu với Nga.
Video Tìm hiểu về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - Nguồn: Vietnam+

GALLERY MỚI NHẤT