Quân đội Liên Xô đặc biệt biết ơn Không quân Việt Nam vì điều gì?

Quân đội Liên Xô đặc biệt biết ơn Không quân Việt Nam vì điều gì?

(Kiến Thức) - Sau năm khi thống nhất miền Nam năm 1975, Việt Nam đã thu được rất nhiều máy bay chiến lợi phẩm của Mỹ - VNCH, một trong số đó có các máy bay F-5E. Phía ta đã chuyển giao cho Liên Xô một số tiêm kích này từ đó họ đã nghiên cứu đánh giá, rút những kinh nghiệm quý báu.

Cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975 của Quân giải phóng đã đánh một đòn vô cùng bất ngờ vào chế độ tay sai VNCH, các vùng chiến thuật sụp đổ nhanh chóng kéo theo đó là sự kiện Sài Gòn thất thủ ngày 30/4 đã khiến chế độ ngụy quyền miền Nam hoàn toàn bị xóa sổ. Phía ta sau đó cũng đã thu được rất nhiều vũ khí chiến lợi phẩm của địch, phải kể đến là rất nhiều máy bay F-5A/B và cả phiên bản hiện đại nhất được Mỹ vừa viện trợ cho VNCH không lâu trước đó là loại F-5E. Ảnh: Tiêm kích F-5E Tiger II và cường kích A-1 Skyrider tại sân bay Đà Nẵng năm 1973.
Cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975 của Quân giải phóng đã đánh một đòn vô cùng bất ngờ vào chế độ tay sai VNCH, các vùng chiến thuật sụp đổ nhanh chóng kéo theo đó là sự kiện Sài Gòn thất thủ ngày 30/4 đã khiến chế độ ngụy quyền miền Nam hoàn toàn bị xóa sổ. Phía ta sau đó cũng đã thu được rất nhiều vũ khí chiến lợi phẩm của địch, phải kể đến là rất nhiều máy bay F-5A/B và cả phiên bản hiện đại nhất được Mỹ vừa viện trợ cho VNCH không lâu trước đó là loại F-5E. Ảnh: Tiêm kích F-5E Tiger II và cường kích A-1 Skyrider tại sân bay Đà Nẵng năm 1973.
Theo một số nguồn tư liệu, sau ngày 30/4/1975, Việt Nam đã thu được hơn 20 chiếc tiêm kích F-5E từ tay VNCH bỏ lại. F-5E là phiên bản hiện đại nhất của dòng tiêm kích F-5, các máy bay này cũng vừa mới được Mỹ viện trợ cho VNCH cách đó không lâu, nhiều chiếc chỉ mới tích lũy được 9-24h bay. Ảnh: Biên đội tiêm kích F-5 của không lực VNCH.
Theo một số nguồn tư liệu, sau ngày 30/4/1975, Việt Nam đã thu được hơn 20 chiếc tiêm kích F-5E từ tay VNCH bỏ lại. F-5E là phiên bản hiện đại nhất của dòng tiêm kích F-5, các máy bay này cũng vừa mới được Mỹ viện trợ cho VNCH cách đó không lâu, nhiều chiếc chỉ mới tích lũy được 9-24h bay. Ảnh: Biên đội tiêm kích F-5 của không lực VNCH.
Ngay sau đó,  Không quân Việt Nam đã gửi tặng Liên Xô một số máy bay F-5E của Mỹ để phía bạn nghiên cứu, đánh giá tính năng. Ảnh: Tiêm kích F-5E của Liên Xô được Việt Nam chuyển giao.
Ngay sau đó, Không quân Việt Nam đã gửi tặng Liên Xô một số máy bay F-5E của Mỹ để phía bạn nghiên cứu, đánh giá tính năng. Ảnh: Tiêm kích F-5E của Liên Xô được Việt Nam chuyển giao.
Những chiếc tiêm kích thế hệ mới của Mỹ này đã được Liên Xô đưa vào những cuộc không chiến trên không giả định với MiG-21 và Mig-23. Kết quả hoàn toàn làm người Liên Xô bất ngờ, F-5E đã dành lợi thế hoàn toàn trước MiG-21 trong cận chiến bởi sự cơ động dễ dàng, thiết kế khí động tốt, hệ thống điều khiển và ngắm bắn hoạt động rất hiệu quả. Buồng lái của F-5E cũng được các phi công nhận xét là vô cùng tiện nghi và gần gũi. Ảnh: Phi công thử nghiệm Liên Xô bên cạnh chiếc F-5E đang được đánh giá.
Những chiếc tiêm kích thế hệ mới của Mỹ này đã được Liên Xô đưa vào những cuộc không chiến trên không giả định với MiG-21 và Mig-23. Kết quả hoàn toàn làm người Liên Xô bất ngờ, F-5E đã dành lợi thế hoàn toàn trước MiG-21 trong cận chiến bởi sự cơ động dễ dàng, thiết kế khí động tốt, hệ thống điều khiển và ngắm bắn hoạt động rất hiệu quả. Buồng lái của F-5E cũng được các phi công nhận xét là vô cùng tiện nghi và gần gũi. Ảnh: Phi công thử nghiệm Liên Xô bên cạnh chiếc F-5E đang được đánh giá.
Việc đưa MiG-23 vào một cuộc cận chiến với F-5E càng làm Liên Xô thất vọng hơn nữa khi loại tiêm kích hạng nhẹ của Mỹ này đã chiếm ưu thế tuyệt đối bởi sự nhanh nhẹn đến khó tin. Bộ quốc phòng Liên Xô sau đó đã cho ra đời cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về loại máy bay F-5E này. Ảnh: Sách hướng dẫn kỹ thuật tiêm kích F-5E do Liên Xô phát hành.
Việc đưa MiG-23 vào một cuộc cận chiến với F-5E càng làm Liên Xô thất vọng hơn nữa khi loại tiêm kích hạng nhẹ của Mỹ này đã chiếm ưu thế tuyệt đối bởi sự nhanh nhẹn đến khó tin. Bộ quốc phòng Liên Xô sau đó đã cho ra đời cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về loại máy bay F-5E này. Ảnh: Sách hướng dẫn kỹ thuật tiêm kích F-5E do Liên Xô phát hành.
Dựa trên những kinh nghiệm đúc rút được qua quá trình nghiên cứu về loại tiêm kích F-5E do Việt Nam chuyển giao, Liên Xô đã nhanh chóng rút kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp để nâng cao sức mạnh cho các loại máy bay tiêm kích được phát triển sau này của họ, hoàn thiện thêm khả năng trong cận chiến và tính cơ động. Ảnh: Tổ bay và kỹ thuật viên mặt đất Liên Xô bàn bạc sau một chuyến bay thử nghiệm trên F-5E.
Dựa trên những kinh nghiệm đúc rút được qua quá trình nghiên cứu về loại tiêm kích F-5E do Việt Nam chuyển giao, Liên Xô đã nhanh chóng rút kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp để nâng cao sức mạnh cho các loại máy bay tiêm kích được phát triển sau này của họ, hoàn thiện thêm khả năng trong cận chiến và tính cơ động. Ảnh: Tổ bay và kỹ thuật viên mặt đất Liên Xô bàn bạc sau một chuyến bay thử nghiệm trên F-5E.
Tiêm kích F-5E là loại tiêm kích hiện đại nhất tính đến thời điểm bấy giờ của dòng tiêm kích F-5, nó được sản xuất từ đầu những năm 1970 và được Mỹ cung cấp rộng rãi cho các đồng minh trong đó có VNCH. Ảnh: Một chiếc tiêm kích F-5 của Không quân nhân dân Việt Nam.
Tiêm kích F-5E là loại tiêm kích hiện đại nhất tính đến thời điểm bấy giờ của dòng tiêm kích F-5, nó được sản xuất từ đầu những năm 1970 và được Mỹ cung cấp rộng rãi cho các đồng minh trong đó có VNCH. Ảnh: Một chiếc tiêm kích F-5 của Không quân nhân dân Việt Nam.
Máy bay sử dụng 2 động cơ đốt trong J-85-GE-21 cho phép nó đạt tốc độ tối đa Mach 1.6 và vận tốc leo cao 175m/s. Phạm vi hoạt động 3.700km, trần bay tối đa 15.8km, trọng lượng cất cánh tối đa 11.1 tấn. Ảnh: Các máy bay tiêm kích F-5 hồi còn đang phục vụ trong biên chế Không quân nhân dân Việt Nam.
Máy bay sử dụng 2 động cơ đốt trong J-85-GE-21 cho phép nó đạt tốc độ tối đa Mach 1.6 và vận tốc leo cao 175m/s. Phạm vi hoạt động 3.700km, trần bay tối đa 15.8km, trọng lượng cất cánh tối đa 11.1 tấn. Ảnh: Các máy bay tiêm kích F-5 hồi còn đang phục vụ trong biên chế Không quân nhân dân Việt Nam.
Tiêm kích F-5E dài 14.6m, sải cánh 8.13m, trang bị radar AN/APQ – 159 với tầm phát hiện mục tiêu tối đa 37km với các cảm biến tối tân, có thể nhanh chóng hiển thị thông số cho phi công tấn công hoặc đáp trả đối phương. Ảnh: Tiêm kích F-5 của Không quân nhân dân Việt Nam đang được kéo ra đường băng.
Tiêm kích F-5E dài 14.6m, sải cánh 8.13m, trang bị radar AN/APQ – 159 với tầm phát hiện mục tiêu tối đa 37km với các cảm biến tối tân, có thể nhanh chóng hiển thị thông số cho phi công tấn công hoặc đáp trả đối phương. Ảnh: Tiêm kích F-5 của Không quân nhân dân Việt Nam đang được kéo ra đường băng.
Loại máy bay này đã hoạt động vô cùng tích cực trong biên chế không quân ta kể từ sau 1975, với thời gian học chuyển loại của các phi công vô cùng nhanh chóng. Chúng cũng góp công trong các cuộc oanh kích vào quân Khmer Đỏ trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1979. Đáng tiếc là đến giữa những năm 1980, các tiêm kích F-5 đã không còn phụ tùng thay thế cộng với đó là lệnh cấm vận vũ khí khắt khe từ Mỹ đã khiến Việt Nam không thể duy trì hoạt động cho các máy bay này được nữa và đưa vào niêm cất dài hạn. Ảnh: Tiêm kích F-5 hồi còn hoạt động trong không quân Việt Nam.
Loại máy bay này đã hoạt động vô cùng tích cực trong biên chế không quân ta kể từ sau 1975, với thời gian học chuyển loại của các phi công vô cùng nhanh chóng. Chúng cũng góp công trong các cuộc oanh kích vào quân Khmer Đỏ trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1979. Đáng tiếc là đến giữa những năm 1980, các tiêm kích F-5 đã không còn phụ tùng thay thế cộng với đó là lệnh cấm vận vũ khí khắt khe từ Mỹ đã khiến Việt Nam không thể duy trì hoạt động cho các máy bay này được nữa và đưa vào niêm cất dài hạn. Ảnh: Tiêm kích F-5 hồi còn hoạt động trong không quân Việt Nam.
Mặc dù chỉ là một loại tiêm kích hạng nhẹ không được quá coi trọng trên chiến trường, những chiếc F-5 của VNCH chưa từng có cơ hội được đối đầu trực tiếp với những chiếc tiêm kích MiG-21 của không quân nhân dân Việt Nam trên bầu trời, tuy nhiên nó đã góp một phần đắc lực trong công cuộc bảo vệ đất nước sau này trước kẻ thù xâm lược và cũng đã giúp một phần đáng kể cho người Liên Xô để họ có thể hoàn thiện hơn những tính năng cho các loại tiêm kích của mình. Ảnh: Biên đội tiêm kích F-5 của không lực VNCH.
Mặc dù chỉ là một loại tiêm kích hạng nhẹ không được quá coi trọng trên chiến trường, những chiếc F-5 của VNCH chưa từng có cơ hội được đối đầu trực tiếp với những chiếc tiêm kích MiG-21 của không quân nhân dân Việt Nam trên bầu trời, tuy nhiên nó đã góp một phần đắc lực trong công cuộc bảo vệ đất nước sau này trước kẻ thù xâm lược và cũng đã giúp một phần đáng kể cho người Liên Xô để họ có thể hoàn thiện hơn những tính năng cho các loại tiêm kích của mình. Ảnh: Biên đội tiêm kích F-5 của không lực VNCH.
Video Việt Nam tặng “món quà vô giá”, Liên Xô nằm mơ cũng không thấy

GALLERY MỚI NHẤT