Quân đội Campuchia tới nay vẫn dùng pháo chống tăng ZiS-3

Quân đội Campuchia tới nay vẫn dùng pháo chống tăng ZiS-3

Dù đã ra đời từ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tuy nhiên pháo chống tăng ZiS-3 tới nay vẫn được Quân đội Campuchia sử dụng trong biên chế.

Trong một cuộc diễn tập vừa mới diễn ra gần đây,  Quân đội Campuchia đã đưa dàn pháo chống tăng 76mm cùng nhiều loại hỏa lực mạnh khác của lực lượng pháo binh vào diễn tập bắn đạn thật. Nguồn ảnh: Sina.
Trong một cuộc diễn tập vừa mới diễn ra gần đây, Quân đội Campuchia đã đưa dàn pháo chống tăng 76mm cùng nhiều loại hỏa lực mạnh khác của lực lượng pháo binh vào diễn tập bắn đạn thật. Nguồn ảnh: Sina.
Điều đáng nói là loại pháo chống tăng ZiS-3 76mm này đã được Liên Xô sản xuất từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên trong biên chế của lực lượng quân đội Campuchia, những khẩu pháo này đều đang trong tình trạng tốt, vẻ ngoài còn rất mới. Nguồn ảnh: Sina.
Điều đáng nói là loại pháo chống tăng ZiS-3 76mm này đã được Liên Xô sản xuất từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên trong biên chế của lực lượng quân đội Campuchia, những khẩu pháo này đều đang trong tình trạng tốt, vẻ ngoài còn rất mới. Nguồn ảnh: Sina.
Theo báo cáo của tổ chức Hòa bình Quốc tế, Pháo binh Campuchia hiện đang sở hữu khoảng 200 khẩu pháo kéo ZiS-3 loại này. Tuy không còn đủ khả năng chống chọi với xe tăng chủ lực ngày nay, tuy nhiên ZiS-3 vẫn hoàn toàn đủ sức hạ gục nhiều loại thiết giáp hiện đại của thế kỷ 21. Nguồn ảnh: Sina.
Theo báo cáo của tổ chức Hòa bình Quốc tế, Pháo binh Campuchia hiện đang sở hữu khoảng 200 khẩu pháo kéo ZiS-3 loại này. Tuy không còn đủ khả năng chống chọi với xe tăng chủ lực ngày nay, tuy nhiên ZiS-3 vẫn hoàn toàn đủ sức hạ gục nhiều loại thiết giáp hiện đại của thế kỷ 21. Nguồn ảnh: Sina.
Bắt đầu được phục vụ trong Hồng quân Liên Xô từ năm 1942, khẩu pháo chống tăng ZiS-3 này khi đó, cũng chính là loại vũ khí chống tăng chủ yếu của bộ binh Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Sina.
Bắt đầu được phục vụ trong Hồng quân Liên Xô từ năm 1942, khẩu pháo chống tăng ZiS-3 này khi đó, cũng chính là loại vũ khí chống tăng chủ yếu của bộ binh Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Sina.
Tổng cộng trong thời gian kể từ khi ra đời tới lúc ngừng sản xuất sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Liên Xô đã sản xuất tới 103.000 khẩu pháo này và rất nhiều trong số đó, sau này đã được Liên Xô chuyển giao cho nhiều quốc gia khắp thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Tổng cộng trong thời gian kể từ khi ra đời tới lúc ngừng sản xuất sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Liên Xô đã sản xuất tới 103.000 khẩu pháo này và rất nhiều trong số đó, sau này đã được Liên Xô chuyển giao cho nhiều quốc gia khắp thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Tới thời điểm hiện tại, sức mạnh của khẩu pháo 76mm này cũng vẫn đủ để làm nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh trên chiến trường hoặc tấn công các mục tiêu thiết giáp nhẹ của đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
Tới thời điểm hiện tại, sức mạnh của khẩu pháo 76mm này cũng vẫn đủ để làm nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh trên chiến trường hoặc tấn công các mục tiêu thiết giáp nhẹ của đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, trong cuộc tập trận vừa diễn ra, Quân đội Campuchia cũng đã mang những khẩu pháo kéo cỡ nòng lớn nhất mà nước này sở hữu ra khai hỏa. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, trong cuộc tập trận vừa diễn ra, Quân đội Campuchia cũng đã mang những khẩu pháo kéo cỡ nòng lớn nhất mà nước này sở hữu ra khai hỏa. Nguồn ảnh: Sina.
Đây đều là những khẩu pháo cỡ nòng 130mm loại M-46 của Liên Xô hay Type 59-1 của Trung Quốc sản xuất. Cả hai loại pháo kể trên về cơ bản là một do bản Type 59-1 vốn dĩ cũng được Trung Quốc nhái lại từ phiên bản M-46. Nguồn ảnh: Sina.
Đây đều là những khẩu pháo cỡ nòng 130mm loại M-46 của Liên Xô hay Type 59-1 của Trung Quốc sản xuất. Cả hai loại pháo kể trên về cơ bản là một do bản Type 59-1 vốn dĩ cũng được Trung Quốc nhái lại từ phiên bản M-46. Nguồn ảnh: Sina.
Campuchia hiện đang có trong tay 150 khẩu pháo 130mm loại Type 59-1 và 200 khẩu pháo 130mm loại M-46. Điều đáng nói là số pháo M-46 Campuchia mới được Liên Xô chuyển giao từ năm 1989. Nguồn ảnh: Sina.
Campuchia hiện đang có trong tay 150 khẩu pháo 130mm loại Type 59-1 và 200 khẩu pháo 130mm loại M-46. Điều đáng nói là số pháo M-46 Campuchia mới được Liên Xô chuyển giao từ năm 1989. Nguồn ảnh: Sina.
Loại pháo kéo cỡ nòng 130mm này được Liên Xô sản xuất từ những năm 50 của thế kỷ trước và đã sử dụng trên gần như khắp thế giới. Thậm chí có thể coi đây là khẩu pháo 130mm phổ biến nhất lịch sử. Nguồn ảnh: Sina.
Loại pháo kéo cỡ nòng 130mm này được Liên Xô sản xuất từ những năm 50 của thế kỷ trước và đã sử dụng trên gần như khắp thế giới. Thậm chí có thể coi đây là khẩu pháo 130mm phổ biến nhất lịch sử. Nguồn ảnh: Sina.
Đặc biệt, loại pháo phản lực phóng loạt hiện đại bậc nhất Đông Nam Á trong tay quân đội Campuchia cũng đã lộ diện trong buổi huấn luyện của lực lượng này. Đây là loại pháo phản lực phóng loạt RM-70 do Cộng hòa Séc sản xuất, mới được Campuchia mua về từ năm 2012. Nguồn ảnh: Sina.
Đặc biệt, loại pháo phản lực phóng loạt hiện đại bậc nhất Đông Nam Á trong tay quân đội Campuchia cũng đã lộ diện trong buổi huấn luyện của lực lượng này. Đây là loại pháo phản lực phóng loạt RM-70 do Cộng hòa Séc sản xuất, mới được Campuchia mua về từ năm 2012. Nguồn ảnh: Sina.
Về cơ bản, loại pháo phản lực phóng loạt RM-70 có thể coi là phiên bản BM-21 cải tiến với giáp kín kẽ hơn và sử dụng loại đạn phản lực tốt hơn. Ngoài ra, các cải tiến trong thiết kế của RM-70 cũng cho phép nó có thể nạp đạn nhanh hơn nhiều so với thông thường. Nguồn ảnh: Sina.
Về cơ bản, loại pháo phản lực phóng loạt RM-70 có thể coi là phiên bản BM-21 cải tiến với giáp kín kẽ hơn và sử dụng loại đạn phản lực tốt hơn. Ngoài ra, các cải tiến trong thiết kế của RM-70 cũng cho phép nó có thể nạp đạn nhanh hơn nhiều so với thông thường. Nguồn ảnh: Sina.
Xem quân đội Campuchia với trang bị cực kỳ hiện đại huấn luyện trên thao trường.

GALLERY MỚI NHẤT