Quân đội Ba Lan có sức mạnh “khủng” cỡ nào? (1)

Quân đội Ba Lan có sức mạnh “khủng” cỡ nào? (1)

(Kiến Thức) - Trang bị của Quân đội Ba Lan là sự lai tạp giữa các thế hệ vũ khí có nguồn gốc từ Liên Xô và NATO hoặc theo chuẩn NATO.

 Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Ba Lan (gọi đơn giản là Quân đội Ba Lan) có quân số thường trực 126.000 người (đứng thứ 42 thế giới), quân dự bị là 490.000 người, ngân sách quốc phòng 10,5 tỷ USD chiếm 2% GDP năm 2014. Lực lượng Vũ trang gồm 4 thành phần chính: Lục quân; Hải quân; Không quân và lực lượng đặc biệt nhằm dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng. Tổng thống là tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang.
Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Ba Lan (gọi đơn giản là Quân đội Ba Lan) có quân số thường trực 126.000 người (đứng thứ 42 thế giới), quân dự bị là 490.000 người, ngân sách quốc phòng 10,5 tỷ USD chiếm 2% GDP năm 2014. Lực lượng Vũ trang gồm 4 thành phần chính: Lục quân; Hải quân; Không quân và lực lượng đặc biệt nhằm dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng. Tổng thống là tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang.
Trong đó, lực lượng Lục quân Ba Lan có quân số 65.000 người, trang bị 900 xe tăng, 1.500 xe thiết giáp và 150 trực thăng các loại. Về trang bị vũ khí cá nhân của bộ binh Ba Lan, hiện nay họ vẫn chủ yếu sử dụng các biến thể súng trường tiến công AKM/AKMS được sản xuất trong nước (khoảng 50.000 khẩu). Ngoài ra, các binh sĩ Ba Lan còn sử dụng chừng vài 40.000 khẩu Kbs wz.1996 Beryl được phát triển dựa trên AK dùng cỡ đạn chuẩn NATO 5,56mm.
Trong đó, lực lượng Lục quân Ba Lan có quân số 65.000 người, trang bị 900 xe tăng, 1.500 xe thiết giáp và 150 trực thăng các loại. Về trang bị vũ khí cá nhân của bộ binh Ba Lan, hiện nay họ vẫn chủ yếu sử dụng các biến thể súng trường tiến công AKM/AKMS được sản xuất trong nước (khoảng 50.000 khẩu). Ngoài ra, các binh sĩ Ba Lan còn sử dụng chừng vài 40.000 khẩu Kbs wz.1996 Beryl được phát triển dựa trên AK dùng cỡ đạn chuẩn NATO 5,56mm.
Về trang bị trung liên - đại liên, binh sĩ Ba Lan cơ bản vẫn dùng thiết kế có nguồn gốc từ thời Liên Xô như trung liên PK/PKM/PKMSN cỡ đạn 7,62x54 mmR, đại liên DShK/NSW 12,7mm. Bên cạnh đó là khoảng vài nghìn khẩu trung liên do các nước NATO sản xuất và một phần của Ba Lan nhưng thiết kế theo cỡ đạn NATO.
Về trang bị trung liên - đại liên, binh sĩ Ba Lan cơ bản vẫn dùng thiết kế có nguồn gốc từ thời Liên Xô như trung liên PK/PKM/PKMSN cỡ đạn 7,62x54 mmR, đại liên DShK/NSW 12,7mm. Bên cạnh đó là khoảng vài nghìn khẩu trung liên do các nước NATO sản xuất và một phần của Ba Lan nhưng thiết kế theo cỡ đạn NATO.
Với trang bị súng phóng lựu cá nhân, binh sĩ Ba Lan hiện nay vẫn sử dụng phổ biến súng phóng lựu chống tăng RPG-7, bên cạnh đó họ cũng trang bị số lượng nhỏ súng phóng lựu AT4 hay Carl Gustav của Thụy Điển cho lực lượng đặc biệt. Ngoài ra, Ba Lan tự sản xuất số lượng lớn các loại súng phóng lựu cầm tay cỡ 40mm wz. 83 Pallad-D, GSBO-40...
Với trang bị súng phóng lựu cá nhân, binh sĩ Ba Lan hiện nay vẫn sử dụng phổ biến súng phóng lựu chống tăng RPG-7, bên cạnh đó họ cũng trang bị số lượng nhỏ súng phóng lựu AT4 hay Carl Gustav của Thụy Điển cho lực lượng đặc biệt. Ngoài ra, Ba Lan tự sản xuất số lượng lớn các loại súng phóng lựu cầm tay cỡ 40mm wz. 83 Pallad-D, GSBO-40...
Về hỏa lực chống tăng, Quân đội Ba Lan hiện đã dần loại bỏ các tổ hợp tên lửa chống tăng có xuất xứ từ Liên Xô như AT-3, AT-4 để thay bằng tên lửa của NATO hay Israel. Theo một số nguồn tin, Ba Lan đã ký hợp đồng với Israel từ năm 2004 mua và lắp ráp 264 bệ phóng cùng 2.675 quả tên lửa Spike-LR.
Về hỏa lực chống tăng, Quân đội Ba Lan hiện đã dần loại bỏ các tổ hợp tên lửa chống tăng có xuất xứ từ Liên Xô như AT-3, AT-4 để thay bằng tên lửa của NATO hay Israel. Theo một số nguồn tin, Ba Lan đã ký hợp đồng với Israel từ năm 2004 mua và lắp ráp 264 bệ phóng cùng 2.675 quả tên lửa Spike-LR.
Lực lượng tăng - thiết giáp thuộc hàng đáng gờm trên toàn châu Âu khi sở hữu hơn 2.000 phương tiện các loại. Trong đó, lực lượng xe tăng, đóng vai trò nòng cốt là các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại Leopard 2A4/A5 do Đức sản xuất.
Lực lượng tăng - thiết giáp thuộc hàng đáng gờm trên toàn châu Âu khi sở hữu hơn 2.000 phương tiện các loại. Trong đó, lực lượng xe tăng, đóng vai trò nòng cốt là các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại Leopard 2A4/A5 do Đức sản xuất.
Bên cạnh đó, Ba Lan đã tự sản xuất thành công mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại PT-91 Twardy dựa trên khung bệ cơ sở T-72 với giáp ERA thế hệ mới, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại kết hợp pháo chính 125mm cải tiến. Ngoài ra, nước này vẫn duy trì chừng 200 xe tăng T-72M1 sản xuất theo giấy phép của Liên Xô (cũ).
Bên cạnh đó, Ba Lan đã tự sản xuất thành công mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại PT-91 Twardy dựa trên khung bệ cơ sở T-72 với giáp ERA thế hệ mới, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại kết hợp pháo chính 125mm cải tiến. Ngoài ra, nước này vẫn duy trì chừng 200 xe tăng T-72M1 sản xuất theo giấy phép của Liên Xô (cũ).
Trang bị thiết giáp của Ba Lan chiếm số đông vẫn là các mẫu xe thiết giáp chiến đấu, chở quân có nguồn gốc từ thời Liên Xô như BMP-1 (biến thể của Ba Lan gọi là BWP-1, số lượng hơn 1.000 chiếc)), MT-LB, BRDM-2. Dẫu vậy, nhằm xây dựng đạo quân phù hợp với chuẩn NATO, Ba Lan đang từng bước thay dần xe Liên Xô bằng thiết kế của phương Tây như thiết giáp Rosomark (số lượng 570 chiếc), HMMWV, Skorpion-3...
Trang bị thiết giáp của Ba Lan chiếm số đông vẫn là các mẫu xe thiết giáp chiến đấu, chở quân có nguồn gốc từ thời Liên Xô như BMP-1 (biến thể của Ba Lan gọi là BWP-1, số lượng hơn 1.000 chiếc)), MT-LB, BRDM-2. Dẫu vậy, nhằm xây dựng đạo quân phù hợp với chuẩn NATO, Ba Lan đang từng bước thay dần xe Liên Xô bằng thiết kế của phương Tây như thiết giáp Rosomark (số lượng 570 chiếc), HMMWV, Skorpion-3...
Dù có lực lượng thiết giáp tương đối mạnh nhưng hỏa lực pháo binh của Ba Lan lại khá nghèo nàn với chừng 600-700 khẩu. Chiếm số lượng lớn nhất là pháo tự hành 2S1 Gozdzik (324 chiếc) do Liên Xô sản xuất, dùng pháo cỡ 122mm.
Dù có lực lượng thiết giáp tương đối mạnh nhưng hỏa lực pháo binh của Ba Lan lại khá nghèo nàn với chừng 600-700 khẩu. Chiếm số lượng lớn nhất là pháo tự hành 2S1 Gozdzik (324 chiếc) do Liên Xô sản xuất, dùng pháo cỡ 122mm.
Ba Lan hiện cũng tự phát triển mẫu pháo tự hành thế hệ mới theo tiêu chuẩn NATO mang tên AHS Krab trang bị pháo 155mm đạt tầm bắn 30km, dùng khung bệ cơ sở xe tăng PT-91.
Ba Lan hiện cũng tự phát triển mẫu pháo tự hành thế hệ mới theo tiêu chuẩn NATO mang tên AHS Krab trang bị pháo 155mm đạt tầm bắn 30km, dùng khung bệ cơ sở xe tăng PT-91.
Lực lượng pháo phản lực có gần 300 khẩu các loại như: BM-21 Grad; RM-70 (Cộng hòa Czech chế tạo dựa trên Grad) và WR-40 Langusta của Ba Lan. Trong ảnh WR-40 đang khai hỏa, loại pháo này cơ bản cũng dùng bệ phóng kiểu Grad (40 nòng 122mm) nhưng thiết kế với khung bệ xe kiểu mới.
Lực lượng pháo phản lực có gần 300 khẩu các loại như: BM-21 Grad; RM-70 (Cộng hòa Czech chế tạo dựa trên Grad) và WR-40 Langusta của Ba Lan. Trong ảnh WR-40 đang khai hỏa, loại pháo này cơ bản cũng dùng bệ phóng kiểu Grad (40 nòng 122mm) nhưng thiết kế với khung bệ xe kiểu mới.
Lực lượng Lục quân Ba Lan có trang bị phòng không – không quân cũng khá mạnh gồm đủ các loại pháo, tên lửa mọi tầm. Về pháo kéo, hiện tại thì họ chỉ còn duy trì khoảng 400 khẩu pháo phòng không ZU-23-2 cỡ 23mm và có cải tiến một số lắp thêm tên lửa.
Lực lượng Lục quân Ba Lan có trang bị phòng không – không quân cũng khá mạnh gồm đủ các loại pháo, tên lửa mọi tầm. Về pháo kéo, hiện tại thì họ chỉ còn duy trì khoảng 400 khẩu pháo phòng không ZU-23-2 cỡ 23mm và có cải tiến một số lắp thêm tên lửa.
Trang bị pháo phòng không tự hành hiện chỉ có hơn 100 khẩu của 3 loại: ZSU-23-4; Hibneryt (lắp pháo ZU-23-2) và PZA Loara. Trong đó, PZL Loara là loại hiện đại nhất do Ba Lan tự phát triển, dùng khung thân xe tăng PT-91M, lắp pháo 35mm chuẩn NATO.
Trang bị pháo phòng không tự hành hiện chỉ có hơn 100 khẩu của 3 loại: ZSU-23-4; Hibneryt (lắp pháo ZU-23-2) và PZA Loara. Trong đó, PZL Loara là loại hiện đại nhất do Ba Lan tự phát triển, dùng khung thân xe tăng PT-91M, lắp pháo 35mm chuẩn NATO.
Trang bị tên lửa phòng không có khoảng 150 bệ phóng tên lửa tầm ngắn – trung – xa và cơ bản thì đóng vai trò nòng cốt vẫn là vũ khí Liên Xô. Hiện nay, phòng không Lục quân Ba Lan có khoảng 60 bệ phóng tự hành tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 Newa SC – chương trình nâng cấp S-125 Pechora mà Việt Nam có dùng, đưa bệ phóng lên khung bệ xe tăng T-54/55.
Trang bị tên lửa phòng không có khoảng 150 bệ phóng tên lửa tầm ngắn – trung – xa và cơ bản thì đóng vai trò nòng cốt vẫn là vũ khí Liên Xô. Hiện nay, phòng không Lục quân Ba Lan có khoảng 60 bệ phóng tự hành tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 Newa SC – chương trình nâng cấp S-125 Pechora mà Việt Nam có dùng, đưa bệ phóng lên khung bệ xe tăng T-54/55.
Ba Lan cũng tự hiện đại hóa các tổ hợp phòng không tầm trung 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6) do Liên Xô chế tạo. Hiện Ba Lan còn khoảng 30 bệ phóng 2K12 Kub.
Ba Lan cũng tự hiện đại hóa các tổ hợp phòng không tầm trung 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6) do Liên Xô chế tạo. Hiện Ba Lan còn khoảng 30 bệ phóng 2K12 Kub.
Vũ khí phòng không tầm thấp của Ba Lan có chừng 64 xe chiến đấu tổ hợp phòng không tầm thấp 9K33 Osa-P chia làm 16 khẩu đội.
Vũ khí phòng không tầm thấp của Ba Lan có chừng 64 xe chiến đấu tổ hợp phòng không tầm thấp 9K33 Osa-P chia làm 16 khẩu đội.
Lưới phòng không tầm thấp còn có sự bổ trợ của khoảng 440 bệ phóng tên lửa vác vai 9K32M Strzala-2M và 400 khẩu Grom (tầm bắn 5,5km, độ cao hạ mục tiêu 3,5km, lắp đầu dò hồng ngoại).
Lưới phòng không tầm thấp còn có sự bổ trợ của khoảng 440 bệ phóng tên lửa vác vai 9K32M Strzala-2M và 400 khẩu Grom (tầm bắn 5,5km, độ cao hạ mục tiêu 3,5km, lắp đầu dò hồng ngoại).
Lục quân trong chiến đấu sẽ có sự chi viện hỏa lực/không vận đắc lực từ Không quân Lục quân với trang bị khoảng 150 trực thăng các loại. Trong vai trò chi viện hỏa lực, Không quân Lục quân có 29 trực thăng tấn công Mi-24W/D và một số lượng nhỏ trực thăng Mi-8/17, W-3 Sokol vũ trang.
Lục quân trong chiến đấu sẽ có sự chi viện hỏa lực/không vận đắc lực từ Không quân Lục quân với trang bị khoảng 150 trực thăng các loại. Trong vai trò chi viện hỏa lực, Không quân Lục quân có 29 trực thăng tấn công Mi-24W/D và một số lượng nhỏ trực thăng Mi-8/17, W-3 Sokol vũ trang.
Việc vận chuyển quân có thể được thực hiện nhờ các trực thăng vận tải hạng trung W-3 (Ba Lan chế tạo), Mi-2 (Ba Lan) và các loại hạng nặng Mi-8/17.
Việc vận chuyển quân có thể được thực hiện nhờ các trực thăng vận tải hạng trung W-3 (Ba Lan chế tạo), Mi-2 (Ba Lan) và các loại hạng nặng Mi-8/17.

GALLERY MỚI NHẤT