Quán bún vịt thâm niên 6 thập kỷ ở Sài Gòn có gì lạ?

Phần thịt vịt ở quán ít mỡ, lớp da mỏng, chắc thịt, mềm không hề bị dai. Và đặc biệt bạn đừng bỏ qua nước mắm gừng chấm vịt ăn kèm được pha chế ngon, đậm đà và rất kích thích vị giác.

Quán bún vịt thâm niên 6 thập kỷ ở Sài Gòn có gì lạ?
Nằm sâu trong một con hẻm trên đường Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình, Sài Gòn), quán bún măng vịt không bảng hiệu mở cửa từ cuối thập niên 50 của thế kỷ trước và luôn đông nghịt khách bởi chủ quán chỉ bán chừng một tiếng đồng hồ là hết veo. Khách muốn ăn cũng phải canh chừng bởi nếu đến muộn, thức ăn hết nhẵn.
Nếu ghé qua quán vào lúc 3h chiều mỗi ngày, bạn sẽ thấy tấp nập khách gửi xe. Bãi giữ xe ngay hẻm vào quán luôn, thoáng mát rộng rãi, có người trông chừng nên dù đông đúc, khách ăn vẫn yên tâm.
Thit vịt ở quán rất thơm, thịt mềm. Ảnh: diadiemanuong
 Thit vịt ở quán rất thơm, thịt mềm. Ảnh: diadiemanuong
Không gian quán rộng rãi, bàn ghế được xếp gọn gàng. Chủ quán cho biết việc bán mỗi giờ một ngày là do chị chủ động, cứ bán hết vài chục con vịt là chị nghỉ. Từ quy định "khắc nghiệt" này mà khách cũng phải đến đúng giờ, hoặc đặt bàn trước. Món vịt của quán được khách ưa thích bởi miếng thịt thơm và mềm. Ngoài thịt, quán còn bán lòng vịt, huyết vịt, gỏi...
Ai không thích ăn gỏi riêng thì chỉ cần gọi tô bún măng vịt thôi cũng đã đủ no nê. Đây cũng chính là món ăn được nhiều thực khách ưa thích nhất. Một tô chỉ gồm bún, măng, thịt vịt, nước dùng và hành lá xắt nhỏ. Theo nhiều thực khách sành ăn, nước dùng và nước mắm của quán được nấu theo vị miền Nam, chính vì thế những người không thích ăn vị ngọt sẽ cảm thấy không quen. Riêng với những người miền Nam vốn quen cách nếm thiên ngọt thì tô bún măng ở đây hoàn toàn hợp khẩu vị.
Nước dùng được nấu rất chuẩn vị, ngọt nước thịt hầm, thơm và đậm đà, không cần phải nêm thêm gì nữa.
Nước dùng của bún vịt ở đây rất đậm vị.
 Nước dùng của bún vịt ở đây rất đậm vị.
Phần thịt vịt ở đây chọn ít mỡ, lớp da mỏng. Vịt rất thơm, chắc thịt, mềm không hề bị dai. Và đặc biệt bạn đừng bỏ qua nước mắm gừng chấm vịt ăn kèm được pha chế ngon, đậm đà và rất kích thích vị giác.
Phụ kiện kèm theo là gỏi được trộn từ hành tím, hành tây, bắp cải bào, cà rốt bào và rau thơm xắt nhuyễn. Chỉ cần cho rau lên đĩa, rưới miếng nước giấm đường, tí muối, trộn đều rồi rắc thêm chút hành phi là có được đĩa gỏi ăn kèm.
Nếu thích ăn lòng, bạn phải đặt trước vì đây là món yêu thích của nhiều người, rất nhanh “cháy hàng”. Lòng được chế biến kỹ, chín mềm và được xắt miếng vừa ăn. Theo nhiều khách, gỏi ăn kèm còn nhạt nhưng chấm cùng mắm gừng sẽ vừa miệng hơn.

6 món ngon không thể không ăn trong Tết Đoan Ngọ

(Kiến Thức) - Rượu nếp, thịt vịt, bánh tro, chè kê... là những món ăn ngày Tết Đoan Ngọ ở hầu khắp các vùng quê Việt Nam.

6 món ngon không thể không ăn trong Tết Đoan Ngọ
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo
Rượu nếp. Theo quan niệm dân gian, ngày 5/5 âm lịch là ngày giết sâu bọ. Chính vì vậy rượu nếp đã trở thành một trong những món ngon ngày Tết Đoan Ngọ. Vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng. Ảnh: photobucket 
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-2
 Mỗi miền lại có những đặc trưng riêng về thời gian và cách ủ rượu nếp. Trong khi cơm rượu nếp miền Bắc để rời từng hạt thì cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối, và cơm rượu miền Nam được viên tròn. Ảnh: zing
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-3
 Bánh tro. Bánh tro còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng... Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc. Nhân bánh có thể mặn hoặc ngọt, đôi khi không nhân. Ảnh: mytour.
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-4
 Bánh tro thường ăn với đường hoặc mật. Mỗi vùng có một kiểu gói bánh khác nhau. Có nơi gói hình thuôn dài, có nơi gói hình chóp tam giác… Bánh mềm mại vị nhạt tính mát, có màu từ nhạt đến nâu sẫm phụ thuộc loại nước tro sử dụng. Bánh là món ăn mát lành, chống ngấy rất tốt. Ảnh: mav.
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-5
 Thịt vịt. Không phổ biến như rượu nếp nhưng thịt vịt là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết "giết sâu bọ" của người dân một số vùng trên đất nước ta. Theo quan niệm, vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể trong những ngày oi bức. Ảnh: danviet
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-6
Vịt được chế biến thành nhiều món như vịt luộc chấm mắm gừng, vịt kho, bún măng vịt, vịt om sấu. Trong đó tiết canh vịt phổ biến hơn cả. Ảnh: 2nau 
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-7
 Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa rất hấp dẫn. Chè có vị béo của đậu xanh, vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa. Ảnh: kenhsuckhoe
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-8
 Chè kê là món ăn đặc trưng ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Hạt kê sau khi xay cho tróc vỏ đem vào ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt. Thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ. Ảnh: ivivu
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-9
Chè kê ở Huế thường ăn kèm với bánh tráng mè. Lúc ăn không cần muỗng mà dùng bánh tráng để xúc. Vị giòn của bánh tráng hòa lẫn với vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của kê và thơm cay thoang thoảng của gừng tươi. Ảnh: giacngo 
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-10
Hoa quả. Trong dịp Tết Đoan Ngọ, thì các loại hoa quả mùa hè được đặc biệt chú trọng. Các loại hoa quả như vải, mận, đào, chôm chôm, xoài, dưa hấu... không thể thiếu trong mỗi dịp tết "giết sâu bọ". Nếu thiếu mận, vải, đào thì ngày Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó. Ảnh: trithuctre 

7 món ăn trưa ở Sài Gòn khiến khách Tây thèm thuồng

(Kiến Thức) - Món ăn trưa khách Tây mê nhất Sài Gòn là bún măng vịt, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu mì chay ... Nhiều du khách đều coi đây là trải nghiệm tuyệt vời.

7 món ăn trưa ở Sài Gòn khiến khách Tây thèm thuồng
7 mon an trua o Sai Gon khien khach Tay them thuong
 Bún bò Huế  là món ăn trưa khách Tây mê nhất Sài Gòn. Họ đánh giá đây là một món ăn tổng hợp rất nhiều nguyên liệu: bún, bắp bò, nạm bò, gân bò, xương ống, sả, gừng, tỏi, hành tây, giò heo.
7 mon an trua o Sai Gon khien khach Tay them thuong-Hinh-2
 Trước khi thưởng thức bát bún bò Huế đặc biệt bạn sẽ cảm nhận được mùi hương thơm phức từ sả bốc lên trong bát bún. Bún bò Huế là một món ăn rất cầu kỳ, nước chan mang đậm phong cách Việt, chính điều này hấp dẫn du khách.

Cách làm bún măng ngan đơn giản ngon như ngoài hàng

(Kiến Thức) - Bạn có thể làm món bún măng ngan ở nhà chỉ bằng vài bước đơn giản nhưng vẫn ngon như ở ngoài hàng.

Cách làm bún măng ngan đơn giản ngon như ngoài hàng
Cach lam bun mang ngan don gian ngon nhu ngoai hang

Nguyên liệu để làm bún măng ngan gồm có: Thịt lườn ngan, xương lợn, măng tươi, bún, chanh, tỏi, ớt, hành lá, mùi tàu, rau thơm. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.