Quá lạ trái cây Trung Quốc đắt đỏ, dân Việt vẫn ‘xếp hàng’ mua

Trước kia chỉ cần nghe đến trái cây Trung Quốc, người tiêu dùng Việt sẽ e ngại lắc đầu không mua. Bây giờ, không những phải trả một mức giá giá vô cùng đắt đỏ, người dân còn phải “xếp hàng” chờ mua.

Quá lạ trái cây Trung Quốc đắt đỏ, dân Việt vẫn ‘xếp hàng’ mua

Trái cây Trung Quốc đắt hơn cả hàng Mỹ

Các loại táo, đào, nho, lựu, dưa, mận, lê,... là những mặt hàng trái cây Trung Quốc vô cùng quen thuộc với người tiêu dùng Việt. Mùa nào thức ấy, hàng Trung Quốc đổ bộ sang chợ Việt. Trung Quốc cũng là nhà cung cấp trái cây lớn nhất vào thị trường Việt nhiều năm qua.

Tại chợ truyền thống, trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc luôn được chất đống, bày bán la liệt với mức giá rẻ, dao động từ 10.000-20.000 đồng/kg, thậm chí có loại khi rộ mua giá chỉ vài nghìn đồng/kg.

Do có giá rẻ, cộng với một số thông tin liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép nên nhiều người tiêu dùng Việt tỏ ra e ngại, không muốn mua về ăn. Đây cũng là lý do, cách đây 4-5 năm trở về trước, các loại trái cây Trung Quốc thường được tiểu thương gắn mắc là “đặc sản Việt Nam”, hoặc hàng “nhập khẩu Mỹ”...

Nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường Việt bắt đầu xuất hiện những loại trái cây Trung Quốc được quảng cáo “hàng nội địa”, chất lượng đảm bảo. Kèm theo đó, mức giá bán cũng tương đối cao. Người tiêu dùng hiếu kỳ mua về ăn để trải nghiệm. Những loại trái cây này bất ngờ đắt hàng.

Qua la trai cay Trung Quoc dat do, dan Viet van ‘xep hang’ mua

Trái cây Trung Quốc được rao bán với giá khá đắt đỏ.

Từ cuối năm ngoái đến nay, không chỉ hàng nội địa, trái cây Vip Trung Quốc còn tấn công thị trường Việt. Cũng bởi là hàng Vip nên chúng có giá cao ngất ngưởng.

Ghi nhận của PV. VietNamNet thời điểm hiện tại, một thùng đào tiên Bắc Kinh loại Vip 9 quả, trọng lượng 2,7-3kg có giá bán lên tới 480.000 đồng, còn nếu khách mua lẻ giá 185.000 đồng/kg.

Đào dẹt Trung Quốc giá còn đắt đỏ hơn. Người tiêu dùng Việt muốn thưởng thức loại đào này phải chi tới 520.000 đồng để mua một thùng 8 quả, tức gần 300.000 đồng/kg.

Tương tự, hồng táo Trung Quốc dịp này được rao bán tràn ngập “chợ mạng”, song đều là hàng Vip hoặc cao cấp. Đơn cử, tại một hệ thống cửa hàng trái cây nhập khẩu cao cấp ở Hà Nội, hồng táo tròn giá 550.000 đồng/kg, hồng táo dẹt 460.000 đồng/kg. Hàng chỉ bán nguyên thùng, không bán lẻ theo cân. Tức, nếu mua ăn hoặc làm quà biếu tặng, người tiêu dùng phải chi khoảng 690.000-825.000 đồng/thùng tuỳ loại.

Ngoài hàng Vip, trên thị trường giá trái cây Trung Quốc cũng tương đối đắt đỏ. Ví như đào mỏ quạ giá dao động từ 60.000-120.000 đồng/kg, hồng táo loại thường 150.000-250.000 đồng/kg, dưa lưới vàng giá 40.000-70.000 đồng/kg, nho Trung Quốc giá từ 60.000-80.000 đồng/kg, lựu 60.000-70.000 đồng/kg…

Với mức giá trên, các đầu mối buôn bán trái cây thừa nhận, hàng Trung Quốc giá còn đắt đỏ hơn mặt bằng trái cây Mỹ, Úc, New Zealand,... có bán trên thị trường hiện nay.

Dân “xếp hàng” chờ mua

Chị Lê Thị Chung ở Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội) thừa nhận, loại đào dẹt Trung Quốc giá không chỉ đắt đỏ mà chị còn phải “xếp hàng” chờ mua tới 4 ngày.

Trước kia, chị ra chợ thấy trái cây Trung Quốc thì rất e ngại, thường không mua vì sợ chất lượng không đảm bảo dù giá thời điểm đó siêu rẻ. Nhưng 2 năm trở lại đây, chị chọn mua ăn nhiều hơn, thậm chí mua làm quà biếu.

Không phải bởi riêng chất lượng mà mẫu mã của các loại trái cây Trung Quốc cũng khác hẳn trước kia. Như đào dẹt chị vừa mua, một hộp có 8 quả đều được bao bọc trong lưới xốp cẩn thận, có tem nhãn. Cả 8 quả mẫu mã đều y hệt nhau. Ăn khi chín tới cứng quả, thơm ngọt, còn khi chín hẳn thì mềm tay, ngọt đậm và thơm nức.

Chị Đinh Thị Kiều Liên - đầu mối bán trái cây ở Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân, Hà Nội) - cho biết, hơn một năm trở lại đây, giá trái cây Trung Quốc thiết lập mặt bằng mới. Ngoài những mặt hàng đóng thùng, rành được nhập về bày bán tại chợ hay online với giá 30.000-100.000 đồng/kg, trên thị trường còn xuất hiện hàng Vip giá vô cùng đắt đỏ nhưng tương đối đắt khách.

“Như hồng táo tôi chỉ nhập hàng cao cấp. Đến nay hàng mới vào chính vụ thu hoạch nhưng lượng hàng bán ra đã lên tới trên dưới 5.000 thùng”, chị nói. Còn đào dẹt vàng của Trung Quốc, giá tới 500.000 đồng/thùng 8 quả, chị mới nhập về được 3 chuyến, mỗi chuyến cũng lên tới gần 300 thùng.

Qua la trai cay Trung Quoc dat do, dan Viet van ‘xep hang’ mua-Hinh-2

Trái cây Việt cũng cần nâng chuẩn về chất lượng, bao bì đóng gói để phục vụ khách hàng ở phân khúc cao cấp (ảnh: Hoàng Hà)

Vì là hàng cao cấp, đều liên hệ thẳng với phía các nhà vườn bên kia nên khách muốn ăn đều phải đặt trước vài ngày. Hàng sẽ về theo chuyến, có thể tuần về 2 chuyến, nhưng khi rộ thì về tuần 3 chuyến, chị cho hay.

Các đầu mối bán trái cây Trung Quốc cao cấp cũng thừa nhận, đào, hồng táo,... đang vào vụ, khách Việt khá chuộng ăn. Lượng hàng bán ra mỗi ngày lên đến đầu tạ, thậm chí gần tấn hàng.

Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, cho biết, Trung Quốc là nước nhập khẩu và xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới. Lượng trái cây Việt Nam nhập từ Trung Quốc càng ngày càng tăng.

Nửa đầu năm nay, nước ta chi tới gần 900 triệu USD nhập khẩu rau quả, trong đó giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 315 triệu USD, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2021. Rau quả Trung Quốc cũng chiếm 35,62% thị phần rau quả nhập khẩu về Việt Nam.

Song, trước kia hàng Trung Quốc về nước ta là hàng đại trà, thường được bán nhiều ở ngoài chợ với giá rất rẻ. Những năm gần đây, họ bắt đầu nâng chuẩn chất lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu ăn ngon, an toàn của người dân trong nước cũng như xuất khẩu.

“Họ trồng được rất nhiều loại trái cây, mẫu mã đẹp, chất lượng chẳng kém gì hàng Mỹ nên dần lấy được lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước”, ông nói.

Theo ông Nguyên, ở bất cứ thị trường nào đều được chia thành những phân khúc khác nhau, từ bình dân đến cao cấp. Những người có điều kiện về kinh tế luôn muốn trải nghiệm những loại trái cây mới lạ, ngon, chất lượng đảm bảo và mẫu mã đẹp. Bởi họ không chỉ ăn mà còn mua làm quà biếu tặng. Điều này có thể thấy được qua sự thay đổi của trái cây Trung Quốc có bán tại thị trường Việt Nam, từ món hàng giá rẻ nay thành hàng phục vụ phân khúc cao.

Ông nhận định, phân khúc thị trường cao cấp còn nhiều tiềm năng. Song, ở nước ta chỉ có một vài doanh nghiệp liên kết sản xuất nhắm vào mảng này, còn để trái cây nhập khẩu chiếm thị phần.

Qua la trai cay Trung Quoc dat do, dan Viet van ‘xep hang’ mua-Hinh-3

Chi 900 triệu USD nhập khẩu rau quả, hàng ngoại giá rẻ chưa từng cóChỉ trong vòng 6 tháng, Việt Nam chi gần 900 triệu USD nhập khẩu rau quả. Theo đó, nhiều loại trái cây ngoại được chất đống tại siêu thị, rao bán la liệt trên “chợ mạng” với giá rẻ chưa từng có.

Con trai bất ngờ chỉ vào người phụ nữ bán trái cây ven đường và nói điều khiến tôi chết lặng

Ngày hôm đó, tôi đưa con trai đến gặp bạn gái. Khi đang đi trên đường, thằng bé bất ngờ chỉ vào một người bán trái cây bên đường và gọi mẹ.

Con trai bất ngờ chỉ vào người phụ nữ bán trái cây ven đường và nói điều khiến tôi chết lặng

Tôi với vợ cũ yêu nhau hai năm rồi mới kết hôn. Trong suốt quãng thời gian đó, cả hai chưa bao giờ xảy ra cãi vã vì những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống. Có lẽ, vì chúng tôi đều biết rằng khi hai người cãi nhau là lúc mâu thuẫn phát sinh, nên thay vì giận dỗi thì hai đứa sẽ gom lại những vấn đề khúc mắc sau mỗi lần cãi vã và rút kinh nghiệm để sau này không xảy ra chuyện tương tự như vậy nữa. Nhờ vậy, tình cảm của chúng tôi ngày một tốt hơn và rất hạnh phúc.

Và rồi hai chúng tôi quyết định kết hôn. Thời gian đầu tình cảm của hai đứa vẫn rất tốt như hồi còn yêu nhau, chúng tôi chưa bao giờ cãi nhau về những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống. Nhưng cuộc sống chẳng biết trước được chữ ngờ và đôi khi chẳng thể diễn ra như những gì bản thân mình mong đợi.

Ấn tượng Bản đồ số hoá trái cây Việt Nam tại festival nông sản Sơn La

Mới đây, Bản đồ số hoá trái cây Việt Nam xuất hiện tại festival nông sản lớn nhất cả nước tổ chức tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Ấn tượng Bản đồ số hoá trái cây Việt Nam tại festival nông sản Sơn La
Cũng tại đây, chị Nguyễn Ngọc Huyền – Chủ tịch tập đoàn Mia Group trình bày ý tưởng giai đoạn 2 cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao.
Giai đoạn 1: Tìm hiểu trái cây Việt Nam chỉ với một cú nhấp chuột
Dự án “Bản đồ trái cây Việt Nam” được xây dựng và phát triển từ tình yêu trái cây và nông sản Việt của chị Nguyễn Ngọc Huyền – Chủ tịch tập đoàn Mia Goup. Là một người có kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực trái cây nhập khẩu phân khúc cao cấp nhất thị trường, chị đã tham dự rất nhiều mô hình canh tác cũng như những hội chợ trái cây lớn nhỏ khác nhau trên thế giới, nhằm học hỏi và phát triển hướng đi mới cho trái cây Việt Nam.
Chị Huyền chia sẻ cho biết, mong ước lớn nhất và cũng là lý do thôi thúc chị thực hiện Bản Đồ Trái Cây Việt Nam đó chính là có thể giới thiệu đến bạn bè quốc tế về trái cây Việt Nam chỉ thông qua một cú nhấp chuột. Bản đồ chúng tôi không phải bản đồ 2D, bản đồ trên giấy mà là bản đồ công nghệ, bản đồ số hóa, nên khi sử dụng bằng bất cứ phương tiện điện tử nào như máy tính, điện thoại,… chúng ta đều có thể truy cập được ngay để thấy được bức tranh toàn cảnh của Việt Nam như thế nào.
An tuong Ban do so hoa trai cay Viet Nam tai festival nong san Son La
Hình 1: Khu vực triển lãm Bản Đồ Trái Cây Việt Nam 
"Trên cơ sở đó, 63 tỉnh thành, mỗi một địa phương có đặc sản gì, chỉ dẫn địa lý gì, vùng trồng như thế nào, sản lượng bao nhiêu từ Bắc, Trung, Nam, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Đông Nam bộ, Tây Nam bộ,… đều được hiện ra. Mọi người sẽ thấy một bức tranh khái quát, Việt Nam có những loại trái cây rất ngon, mỗi người dân đều tự hào về sản phẩm trái cây của quê hương của mình", chị Huyền nói.

Loại cá nhà nghèo từng bị chê lên chê xuống

Loại cá này có nhất ở vùng biển Phú Yên, Quảng Ngãi, Đà Nẵng.

Loại cá nhà nghèo từng bị chê lên chê xuống
Loai ca nha ngheo tung bi che len che xuong

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.