Quá giỏi: Cận cảnh tàu ngầm Indonesia tự lắp ráp trong nước

Quá giỏi: Cận cảnh tàu ngầm Indonesia tự lắp ráp trong nước

Với việc tự lắp ráp được tàu ngầm, Indonesia đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á có khả năng tự lắp ráp loại vũ khí cực kỳ tối tân này.
 

Indonesia vừa cho nhập biên tàu ngầm nội địa đầu tiên do nước này tự lắp ráp và chế tạo trong nước, mang tên KRI Alugoro. Đây là tàu ngầm thứ hai theo  lớp Nagapasa của quốc gia này.
Indonesia vừa cho nhập biên tàu ngầm nội địa đầu tiên do nước này tự lắp ráp và chế tạo trong nước, mang tên KRI Alugoro. Đây là tàu ngầm thứ hai theo lớp Nagapasa của quốc gia này.
Dự án chế tạo tàu ngầm KRI Alugoro nằm trong chương trình nâng cấp lớp tàu ngầm Chang Bogo, được Hàn Quốc và Indonesia hợp tác cùng nhau từ năm 2011.
Dự án chế tạo tàu ngầm KRI Alugoro nằm trong chương trình nâng cấp lớp tàu ngầm Chang Bogo, được Hàn Quốc và Indonesia hợp tác cùng nhau từ năm 2011.
Bản thân Chang Bogo cũng không phải tàu ngầm do Hàn Quốc phát triển, mà chỉ là phiên bản cải tiến dựa trên tàu ngầm Type 209 do Đức thiết kế.
Bản thân Chang Bogo cũng không phải tàu ngầm do Hàn Quốc phát triển, mà chỉ là phiên bản cải tiến dựa trên tàu ngầm Type 209 do Đức thiết kế.
Trải qua quá trình chuyển giao công nghệ tới hai lần, cuối cùng Hải quân Indonesia cũng nhận được công nghệ lắp ráp loại tàu ngầm này, đặt định danh mới là lớp Nagapasa.
Trải qua quá trình chuyển giao công nghệ tới hai lần, cuối cùng Hải quân Indonesia cũng nhận được công nghệ lắp ráp loại tàu ngầm này, đặt định danh mới là lớp Nagapasa.
Tàu ngầm lớp Nagapasa của Hải quân Indonesia có thiết kế rất nhỏ gọn, giãn nước tối đa chỉ 1400 tấn khi nổi, dài 61 mét, lườn rộng 6,3 mét và mớm nước khi nổi tối đa 5,5 mét.
Tàu ngầm lớp Nagapasa của Hải quân Indonesia có thiết kế rất nhỏ gọn, giãn nước tối đa chỉ 1400 tấn khi nổi, dài 61 mét, lườn rộng 6,3 mét và mớm nước khi nổi tối đa 5,5 mét.
Loại tàu ngầm này sử dụng bốn động cơ diesel để phát điện, cung cấp tổng cộng 5000 mã lực công suất. Dự trữ nhiên liệu trên tàu giúp nó có thể thực hiện hải trình tối đa 20.000 km ở tốc độ 19km/h khi nổi.
Loại tàu ngầm này sử dụng bốn động cơ diesel để phát điện, cung cấp tổng cộng 5000 mã lực công suất. Dự trữ nhiên liệu trên tàu giúp nó có thể thực hiện hải trình tối đa 20.000 km ở tốc độ 19km/h khi nổi.
Thiết kế cực kỳ thông minh của các tàu ngầm lớp Nagapasa giúp nó chưa được đủ lương thực, thực phẩm cho hơn 40 thành viên thủy thủ đoàn, thực hiện hải trình liên tục 50 ngày trên biển mà không cần tiếp tế.
Thiết kế cực kỳ thông minh của các tàu ngầm lớp Nagapasa giúp nó chưa được đủ lương thực, thực phẩm cho hơn 40 thành viên thủy thủ đoàn, thực hiện hải trình liên tục 50 ngày trên biển mà không cần tiếp tế.
So với các loại tàu ngầm điện - diesel thông thường, Nagapasa cũng có khả năng lặn sâu khủng khiếp, tối đa có thể lên tới 500 mét. Ở độ sâu này, tàu ngầm lớp Nagapasa sẽ hoàn toàn "tàng hình" trước các biện pháp tìm kiếm của tàu săn ngầm.
So với các loại tàu ngầm điện - diesel thông thường, Nagapasa cũng có khả năng lặn sâu khủng khiếp, tối đa có thể lên tới 500 mét. Ở độ sâu này, tàu ngầm lớp Nagapasa sẽ hoàn toàn "tàng hình" trước các biện pháp tìm kiếm của tàu săn ngầm.
Dù có kích thước khá khiêm tốn, tuy nhiên tàu ngầm lớp Nagapasa của Indonesia được trang bị tới 8 ống phóng lôi cỡ 533mm, mang theo được tối đa 14 quả ngư lôi loại Black Shark - Cá Mập Đen.
Dù có kích thước khá khiêm tốn, tuy nhiên tàu ngầm lớp Nagapasa của Indonesia được trang bị tới 8 ống phóng lôi cỡ 533mm, mang theo được tối đa 14 quả ngư lôi loại Black Shark - Cá Mập Đen.
Đây là loại ngư lôi hiện đại do Italia sản xuất từ năm 2004, ngư lôi có chiều dài 6,3 mét, tầm bắn tối đa lên tới 50 km, được trang bị đầu đạn nổ mạnh, đủ sức nhấn chìm hộ vệ hạm của đối phương chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
Đây là loại ngư lôi hiện đại do Italia sản xuất từ năm 2004, ngư lôi có chiều dài 6,3 mét, tầm bắn tối đa lên tới 50 km, được trang bị đầu đạn nổ mạnh, đủ sức nhấn chìm hộ vệ hạm của đối phương chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
Tính tới năm 2019, Indonesia đã lên kế hoạch đóng mới tổng cộng 6 tàu ngầm loại này. Cùng với lớp tàu ngầm Cakra mà Indonesia đang sở hữu hai chiếc, quốc gia này sẽ sớm có lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất Đông Nam Á.
Tính tới năm 2019, Indonesia đã lên kế hoạch đóng mới tổng cộng 6 tàu ngầm loại này. Cùng với lớp tàu ngầm Cakra mà Indonesia đang sở hữu hai chiếc, quốc gia này sẽ sớm có lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất Đông Nam Á.
Theo các tài liệu được công bố trước đó, số tiền mà Indonesia chi ra để sở hữu ba tàu ngầm lớp Nagapasa từ năm 2011, lên tới 1,07 tỷ USD.
Theo các tài liệu được công bố trước đó, số tiền mà Indonesia chi ra để sở hữu ba tàu ngầm lớp Nagapasa từ năm 2011, lên tới 1,07 tỷ USD.
Tới năm 2019, Hàn Quốc tiếp tục ký thỏa thuận bán và chuyển giao công nghệ hoàn thiện ba tàu ngầm Nagapasa nữa cho phía Indonesia, với tổng giá trị hợp đồng là 1,02 tỷ USD, trong đó có một phần được chuyển đổi thành khoản vay.
Tới năm 2019, Hàn Quốc tiếp tục ký thỏa thuận bán và chuyển giao công nghệ hoàn thiện ba tàu ngầm Nagapasa nữa cho phía Indonesia, với tổng giá trị hợp đồng là 1,02 tỷ USD, trong đó có một phần được chuyển đổi thành khoản vay.
Tuy nhiên cũng đã xuất hiện nhiều thông tin cho biết, chính phủ Indonesia đang cân nhắc lại hợp đồng thứ hai này. Nguồn ảnh: BMDP.
Tuy nhiên cũng đã xuất hiện nhiều thông tin cho biết, chính phủ Indonesia đang cân nhắc lại hợp đồng thứ hai này. Nguồn ảnh: BMDP.
Cận cảnh quá trình tàu ngầm lớp Nagapasa được Indonesia tự lắp ráp trong nước. Nguồn: SKMC.

GALLERY MỚI NHẤT