PZL W-3: trực thăng “lỡ hẹn” với Không quân Việt Nam

PZL W-3: trực thăng “lỡ hẹn” với Không quân Việt Nam

(Kiến Thức) - Việt Nam được cho là đã từng lên kế hoạch mua 8 máy bay trực thăng hải quân W-3RM của hãng PZL-Swidnik, Ba Lan.

Theo tài liệu nghiên cứu chương trình hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Việt Nam của Học giả Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia), tháng 2/2005, Việt Nam đã quyết định mua 4 trực thăng hải quân PZL Swidnik W-3RM Anakonda từ Ba Lan.
Theo tài liệu nghiên cứu chương trình hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Việt Nam của Học giả Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia), tháng 2/2005, Việt Nam đã quyết định mua 4 trực thăng hải quân PZL Swidnik W-3RM Anakonda từ Ba Lan.
W-3RM Anakonda là biến thể trực thăng đa năng W-3 Sokol do hãng PZL-Swidnik (Ba Lan) chế tạo, chuyên dùng trong lực lượng hải quân cho các nhiệm vụ chính là tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển.
W-3RM Anakonda là biến thể trực thăng đa năng W-3 Sokol do hãng PZL-Swidnik (Ba Lan) chế tạo, chuyên dùng trong lực lượng hải quân cho các nhiệm vụ chính là tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Ngoài một số thay đổi để phù hợp với hoạt động tìm kiếm cứu nạn thì W-3RM về cơ bản giống với mẫu nguyên gốc W-3. Nó có chiều dài 14,21m, cao 5,14m, trọng lượng cất cánh tối đa 6,4 tấn.
Ngoài một số thay đổi để phù hợp với hoạt động tìm kiếm cứu nạn thì W-3RM về cơ bản giống với mẫu nguyên gốc W-3. Nó có chiều dài 14,21m, cao 5,14m, trọng lượng cất cánh tối đa 6,4 tấn.
W-3 trang bị 2 động cơ tuốc bin trục WSK PZL-Rzeszow PZL-10W cho tốc độ tối đa 235km/h, trần bay 4.520m, vận tốc leo cao 8,5m/giây, với thùng nhiên liệu phụ thì nó hoạt động ở tầm xa tối đa 1.180km, bay liên tục trên không 4 giờ.
W-3 trang bị 2 động cơ tuốc bin trục WSK PZL-Rzeszow PZL-10W cho tốc độ tối đa 235km/h, trần bay 4.520m, vận tốc leo cao 8,5m/giây, với thùng nhiên liệu phụ thì nó hoạt động ở tầm xa tối đa 1.180km, bay liên tục trên không 4 giờ.
Biến thể W-3RM dự định xuất khẩu cho Việt Nam được trang bị hệ thống trinh sát hồng ngoại nhìn phía trước (FLIR) Wescam.
Biến thể W-3RM dự định xuất khẩu cho Việt Nam được trang bị hệ thống trinh sát hồng ngoại nhìn phía trước (FLIR) Wescam.
Buồng lái trực thăng đa năng W-3 khá hiện đại với hệ thống màn hình hiển thị đa năng tích hợp, hệ thống màn hình HUD, hệ thống lái tự động. Ngoài ra, trên máy bay còn trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS, hệ thống định vị hàng không chiến thuật, bản đồ kỹ thuật số, hệ thống liên lạc…
Buồng lái trực thăng đa năng W-3 khá hiện đại với hệ thống màn hình hiển thị đa năng tích hợp, hệ thống màn hình HUD, hệ thống lái tự động. Ngoài ra, trên máy bay còn trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS, hệ thống định vị hàng không chiến thuật, bản đồ kỹ thuật số, hệ thống liên lạc…
Biến thể W-3RM được trang bị hệ thống dây tời để phục vụ hoạt động cứu hộ cứu nạn người gặp nạn trên biển.
Biến thể W-3RM được trang bị hệ thống dây tời để phục vụ hoạt động cứu hộ cứu nạn người gặp nạn trên biển.
W-3RM có thể chở 12 hành khách hoặc 4 cáng cứu thương và một nhân viên y tế.
W-3RM có thể chở 12 hành khách hoặc 4 cáng cứu thương và một nhân viên y tế.
Ngoài kế hoạch mua 4 W-3RM, Việt Nam được cho là cũng có khả năng đàm phán mua thêm 4 chiếc W-3 cấu hình chở VIP.
Ngoài kế hoạch mua 4 W-3RM, Việt Nam được cho là cũng có khả năng đàm phán mua thêm 4 chiếc W-3 cấu hình chở VIP.
Tuy nhiên, kế hoạch này đã không bao giờ được thực hiện, Việt Nam đã từ bỏ thương vụ mua các máy bay trực thăng W-3 và vẫn tiếp tục sử dụng dòng trực thăng Mi-8/17 truyền thống và mua thêm những chiếc EC-225 Super Puma của Pháp trang bị cho hải quân.
Tuy nhiên, kế hoạch này đã không bao giờ được thực hiện, Việt Nam đã từ bỏ thương vụ mua các máy bay trực thăng W-3 và vẫn tiếp tục sử dụng dòng trực thăng Mi-8/17 truyền thống và mua thêm những chiếc EC-225 Super Puma của Pháp trang bị cho hải quân.
Việc Việt Nam quyết định không mua W-3 Sokol có thể vì đã nhận ra những điểm yếu của loại máy bay này. Ở Đông Nam Á, Philippines đã mua một số lượng nhỏ W-3 Sokol dùng cho chiến đấu và đang “ca thán” vì nhược điểm cửa quá nhỏ khiến “nếu chở lính thì máy bay không thể mang vũ khí và ngược lại”.
Việc Việt Nam quyết định không mua W-3 Sokol có thể vì đã nhận ra những điểm yếu của loại máy bay này. Ở Đông Nam Á, Philippines đã mua một số lượng nhỏ W-3 Sokol dùng cho chiến đấu và đang “ca thán” vì nhược điểm cửa quá nhỏ khiến “nếu chở lính thì máy bay không thể mang vũ khí và ngược lại”.

GALLERY MỚI NHẤT