Pullman Quảng Bình chậm tiến độ: Năng lực CĐT Du lịch Hà Nội - Quảng Bình sao?

Chủ đầu tư dự án Pullman Quảng Bình - Công ty Du lịch Hà Nội - Quảng Bình được thành lập tháng 9/2016, có vốn điều lệ 239 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông.

Dự án khách sạn 5 sao Pullman Quảng Bình được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận cho Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội - Quảng Bình làm chủ đầu tư theo quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 27/7/2016.
Ban đầu dự án được đăng ký với tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2019. Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh, tháng 9/2019, dự án được đăng ký tăng vốn đầu tư lên 1.100 tỷ đồng, thời gian hoàn thành dự án đến ngày 3/12/2019.
Thế nhưng, từ cuối 2019 đến nay, sau khi hoàn thành phần thô dự án Pullman Quảng Bình bất ngờ dừng thi công.
Pullman Quang Binh cham tien do: Nang luc CDT Du lich Ha Noi - Quang Binh sao?
Sau khi hoàn thành phần thô dự án Pullman Quảng Bình bất ngờ dừng thi công. (Ảnh: DNVN).
Về chủ đầu tư dự án - Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội - Quảng Bình được thành lập tháng 9/2016, có địa chỉ trụ sở tại số 47 Nguyễn Hữu Cảnh, phường Hải Đình, TP.Đồng Hới.
Doanh nghiệp này có vốn điều lệ 239 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông là Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourist; chiếm 51%), Công ty CP Việt Group (27%), ông Nguyễn Đức Thanh (22%).
Thông tin trên Nhadautu.vn cho hay, về bản chất, đây là thương vụ hợp tác giữa ông lớn nhà nước Hà Nội Tourist và đại gia địa phương Việt Group, bởi ông Nguyễn Đức Thanh - cổ đông cá nhân duy nhất trong dự án là chủ sở hữu của Việt Group.
Trong khi đó, Hanoi Tourist là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, quản lý khách sạn ở khu vực phía Bắc, với loạt khách sạn 5 sao như Sofitel Legend Metropole Hanoi, Hotel de L’Opera Hanoi, Pullman Hà Nội, InterContinental Hanoi Westlake; Hilton…
Đến cuối năm 2019, Hanoi Tourist có vốn chủ sở hữu 2.856 tỷ đồng, tổng tài sản Công ty mẹ 3.220 tỷ đồng. Doanh thu trong năm (Công ty mẹ) đạt 529,5 tỷ đồng, lãi sau thuế 206 tỷ đồng.
Còn về Công ty CP Việt Group được thành lập năm 2014 với tên gọi ban đầu là Công ty CP Thi công Cơ giới 318. Mức vốn là 10 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Đức Thanh, ông Lê Việt Hà và bà Trương Thị Thanh Nga.
Doanh nghiệp này đăng ký ngành nghề xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.
Sau khi đổi tên thành Việt Group như hiện nay, doanh nghiệp này liên tục tăng vốn lên 65 tỷ đồng, 220 tỷ đồng và hiện nay là 500 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực lưu trú, nghỉ dưỡng, Việt Group là chủ dự án Movenpick Central vốn đầu tư 996 tỷ đồng và dự án Radisson Hotel Quảng Bình vốn 500 tỷ đồng cùng trên đường Quách Xuân Kỳ, TP. Đồng Hới.
Đáng chú ý, cách đây không lâu, Việt Group được Quảng Bình chấp thuận đầu tư dự án Vietgroup Central tại thị xã Ba Đồn với quy mô 1 toà tháp khách sạn tiêu chuẩn 4 sao quốc tế, khu căn hộ cao cấp, shophouse…
Dù vậy, kết quả kinh doanh của Việt Group không mấy khả quan. Cụ thể, doanh thu giai đoạn 2016-2018 của Công ty suy giảm mạnh, từ 139,6 tỷ đồng về 82 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Việt Group rất thấp, chỉ vài triệu đồng mỗi năm, năm 2018 đạt mức cao nhất trong cả giai đoạn 2016-2019 cũng chỉ là 7,7 triệu đồng.
Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản (Công ty mẹ) của Việt Group là 628 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 500 tỷ đồng. Trong năm, doanh nghiệp này (Công ty mẹ) không phát sinh doanh thu và lợi nhuận.

Ẩn số về bà chủ 2 khách sạn Hilton... tài sản kếch xù

Sinh năm 1955, là người Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân). Bà Nga đã học qua nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Ú́c và là người Việt Nam đầu tiên được mời học ở George Town (Mỹ), do quỹ tài trợ của bà Hillary Clinton, phu nhân cựu Tổng thống Bill Clinton, dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế. Chồng bà là Tiến sĩ, được mời ở lại làm việc tại Đức, nhưng ông bà đã quyết định trở về Việt Nam. 

Ngả mũ trước những “nữ chúa” bất động sản Việt Nam

Khi mà thị trường bất động sản đang đóng băng, thì nhiều doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này vẫn sống khỏe và sống tốt. Để đưa doanh nghiệp của mình không những đứng vững trong thị trường mà còn có những bước phát triển nổi trội, các CEO ngoài tài kinh doanh còn phải rất bản lĩnh trước sóng gió. Trong số những CEO nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các nữ lãnh đạo doanh nghiệp này. Họ được mệnh danh là những "bà trùm" bất động sản Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.