PTT Phạm Bình Minh: GDP có thể giảm 6.000 tỷ vì khủng hoảng Mỹ - Trung

(Kiến Thức) - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm nay nhận định, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trước mắt tác động đến một số mặt hàng xuất khẩu, ảnh hưởng đến nguồn cung vật liệu, có thể làm giảm 6.000 tỷ đồng GDP trong tới đây.

Cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung chắc chắn ảnh hưởng kinh tế Việt Nam
Sáng 6/6, chất vấn Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đề cập đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang vào hồi quyết liệt và đặt câu hỏi với Phó Thủ tướng về quan điểm của chúng ta, hành động của chúng ta thế nào cho phù hợp?
Trả lời câu hỏi trên, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, đây là sự quan tâm không chỉ trong nước mà còn của cả thế giới.
“Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tác động đến thế giới và khu vực. Một trong 4 đám mây bao phủ nền kinh tế là cuộc cạnh tranh thương mại giữa hai quốc gia này. Nếu cuộc cạnh tranh này tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, thương mại toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm, cung cầu bị ảnh hưởng”, Phó Thủ tướng cho biết.
PTT Pham Binh Minh: GDP co the giam 6.000 ty vi khung hoang My - Trung
 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh.
Các tổ chức thương mại, kinh tế thế giới đều đánh giá rằng nếu cuộc chiến này kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu, dự báo tăng trưởng từ 3,5% có thể giảm xuống còn 3,2%.
Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn, bất cứ tác động ảnh hưởng của kinh tế thế giới đều tác động ảnh hưởng đến kinh tế nước ta.
“Ngay khi chiến tranh thương mại xảy ra năm 2018, Thủ tướng đã chỉ đạo nghiên cứu đánh giá tình hình. Cạnh tranh thương mại đang ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, thương mại thế giới và về lâu dài tác động trực tiếp đến nước ta. Trước mắt là tác động đến một số mặt hàng xuất khẩu, ảnh hưởng đến nguồn cung vật liệu cho chúng ta. Cụ thể có thể làm giảm 6.000 tỷ đồng GDP trong tới đây.”, Phó Thủ tướng nói.
Về giải pháp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam đã xây dựng nhiều kịch bản, đề án, biện pháp cần thiết để bảo đảm kinh tế tiếp tục phát triển.
“Chúng ta tiếp tục mục tiêu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tránh tác động đến tỷ giá, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu, cải thiện môi trường đầu tư. Tình hình hiện nay cũng mở ra xu hướng chuyển dịch đầu tư nước ngoài. Có sự chọn lọc đầu tư vào lĩnh vực chúng ta ưu tiên, phát triển chất lượng, bảo đảm công nghệ, môi trường. Hết sức cảnh giác hàng hóa thông qua Việt Nam xuất khẩu phải có biện pháp phòng vệ tránh gian lận thương mại”, Phó Thủ tướng nói.
Xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu, giả mạo xuất xứ Việt Nam
Trả lời câu hỏi của đại biểu Hoàng Văn Liên về hàng hóa không rõ nguồn gốc, có một số loai hàng hóa sản xuất ở nước ngoài lấy nhãn hiệu Việt Nam, Phó Thủ tướng cho biết, vừa qua, báo chí phản ánh nhiều và lực lượng chức năng cũng phát hiện, bắt giữ nhiều loại hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài.
“Các đối tượng nhập giả mạo nhãn hiệu của Việt Nam, của nước ngoài, dán sẵn tem, nhãn mác ở nước ngoài, sau đó thông qua nhiều hình thức khác nhau để thẩm lậu vào trong nước. Cơ quan chức năng đã bắt giữ nhiều vụ việc”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cho biết, đến nay, các hiện tượng, hành vi này đã ảnh hưởng đến thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam, quyền lợi người tiêu dùng, thậm chí có nguy cơ khiến hàng hóa trong nước bị xem xét khi xuất khẩu vào một số thị trường nước ngoài vì không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế nước ta.
PTT Pham Binh Minh: GDP co the giam 6.000 ty vi khung hoang My - Trung-Hinh-2

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Liên.

 
Theo Phó Thủ tướng, nguyên nhân do hàng hóa Việt Nam ngày càng nâng cao chất lượng, tạo sự tin dùng của các thị trường bên ngoài, nên một số đối tượng lợi dụng nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam để xuất khẩu hàng kém chất lượng.
Giải pháp trong thời gian tới là tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khu vực cửa khẩu, biên giới không để hàng hóa nước ngoài dán mác Việt Nam thẩm lậu.
“Tăng cường điều tra cơ bản, kiểm tra các kho tàng, bến bãi, địa điểm kinh doanh. Xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh, phân phối hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam. Đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân, doanh nghiệp không bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm xâm phạm thương hiệu Việt Nam và quyền lợi người tiêu dùng.
Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Công thương xây dựng Đề án chống gia lận xuất xứ, đánh giá toàn diện và đề xuất cho Chính phủ các giải pháp; xây dựng nghị định thay thế nghị định 185/2013, trong đó có việc xử lý các hành vi vi phạm về xuất xử hàng hóa, xuất nhập khẩu, theo hướng tăng nặng mức hình thức, mức xử phạt mang tính răn đe với hành vi lợi dụng hàng hóa Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường khác.
Còn một số vướng mắc trong thực hiện các FTA
Trả lời chất vấn đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng, về các hiệp định FTA, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Quốc hội đã phê chuẩn CPTPP, Việt Nam tham gia Hiệp định cùng với 11 nước.
“Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam, ngày 14/1/2019, Thủ tướng đã ban hành kế hoạch thực hiện CPTPP, trong đó xác định nhiệm vụ triển khai các cam kết Hiệp định này và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định. Đến nay, 21 bộ, ngành, và 54 địa phương đã ban hành kế hoạch thực hiện CPTPP”, Phó Thủ tướng nói và cho biết, Chính phủ đang xây dựng, sửa đổi bổ sung 8 luật có liên quan thực hiện cam kết Hiệp đinh, 4 nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Quản lý ngoại thương và an toàn kỹ thuật.
“Đến nay, trong 4-5 tháng việc thực hiện CPTPP, thương mại của chúng ta với một số nước là thành viên của CPTPP tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái… Điều đó cho thấy tác động tích cực CPTPP, đã bắt đầu phát huy tác dụng” - Khẳng định điều này, Phó Thủ tướng nêu rõ, quan trọng là doanh nghiệp của chúng ta cần tận dụng cơ hội CPTPP để thúc đẩy xuất nhập khẩu với các nước mà chúng ta vừa ký Hiệp định này.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nêu rõ, còn một số vướng mắc trong thực hiện các FTA. Trong đó, FTA thế hệ mới, có các tiêu chuẩn cao ngay cả lĩnh vực dệt may - lĩnh vực thế mạnh thì cũng có quy định rất chặt chẽ về xuất xứ hàng hóa.
Việc tận dụng về thuế giảm về không hoặc thấp của dệt may thì chúng ta phải bảo đảm hàng hóa được xuất xứ. Đây cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp của chúng ta. Cùng với đó, Việt Nam cũng phải đối phó với hàng hóa nước ngoài gian lận xuất xứ để hưởng các ưu đãi của các FTA, trong đó có CPTPP. Vấn đề tranh chấp về đầu tư trong các FTA thế hệ mới, nhất là CPTPP, có những điều khoản cho phép doanh nghiệp đầu tư khởi kiện Chính phủ. Đây là một thách thức, đòi hỏi phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý, các văn bản thực thi CPTPP. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền các cam kết - điều này rất quan trọng, doanh nghiệp cần hiểu rõ những thuận lợi và thách thức trong thực hiện các hiệp định, đặc biệt là thực thi các cam kết của CPTPP. CPTPP có hiệu lực ngay, gần 66 mặt hàng của Việt Nam thuế giảm xuống còn 0%… - đây cũng là thách thức khi hàng hóa nước ngoài vào thị trường Việt Nam.
Do đó, đòi hỏi nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cạn tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết.
Việt Nam bị Mỹ đưa vào danh sách cần giám sát
Trả lời câu hỏi của Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) về việc Việt Nam bị Mỹ đưa vào danh sách cần giám sát, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, ngày 29/5/2019, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố báo cáo về các chính sách kinh tế vĩ mô, thương mại và tỷ giá của các nước đối tác có quan hệ thương mại lớn với Mỹ và đưa ra danh sách 9 quốc gia cần được theo dõi, giám sát trong đó có Việt Nam.
Thống đốc Lê Minh Hưng giải thích theo quy định của Mỹ, có 3 tiêu chí đánh giá quốc gia có quan hệ thương mại lớn với nước này gồm: Có thặng dư thương mại với Mỹ là trên 20 tỷ USD; có thặng dư cán cân vãng lai trên 2% GDP; có can thiệp vào ngoại hối một chiều, mua ròng ngoại tệ trong 6 tháng liên tục khoảng 2% GDP.
“Chúng ta thoả mãn 2 tiêu chí đầu tiên của Hoa Kỳ, tức là có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ là trên 20 tỷ USD; có thặng dư cán cân vãng lai trên 2% GDP. Còn can thiệp ngoại hối một chiều thì chúng ta thấp hơn ngưỡng của Hoa Kỳ đưa ra”, ông Hưng cho hay.
Ông cũng cho biết báo cáo của Mỹ kết luận là không có quốc gia nào trong danh sách này thực hiện thao túng tiền tệ. Chúng ta cũng khẳng định việc điều hành chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, không dùng chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ, tỷ giá để tạo cạnh tranh, tạo lợi thế thương mại một cách không công bằng. Báo cáo này chỉ đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Chính phủ, cho một số bộ, ngành, trong đó có ngân hàng nhà nước. Khuyến nghị của Mỹ đưa ra cũng tương đồng với kiến nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế hàng năm vào đánh giá chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Nguy cơ nào từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?

(Kiến Thức) - Giới phân tích đã đưa ra những nhận định riêng về khả năng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lại bùng nổ, sau khi Tổng thống Donald Trump hồi đầu tuần thông báo sẽ nâng thuế suất 10% đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc lên 25% vào ngày 10/5.

Trưa 5/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo trên Twitter sẽ nâng thuế suất 10% đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc lên 25% vào ngày 10/5. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng dọa sẽ áp thuế 25% đối với 325 tỉ USD giá trị hàng hóa còn lại của đối phương trong “thời gian ngắn”.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung: Bắc Kinh phản đòn?

(Kiến Thức) - Không tỏ ra yếu thế trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Bắc Kinh liên tục đưa ra những biện pháp phản đòn Washington khiến mối quan hệ bế tắc giữa hai nước vẫn chưa thể tìm được lối thoát.

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?
 Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn kể từ khi vòng đàm phán thương mại thứ 11 giữa Mỹ và Trung Quốc tại Washington kết thúc ngày 10/5 (theo giờ Mỹ) mà hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào. Trước những động thái trừng phạt từ phía Washington, Bắc Kinh không tỏ ra yếu thế, liên tục đưa ra các biện pháp phản đòn. Ảnh: SCMP.

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-2
 Trung Quốc cáo buộc Mỹ là nhà đàm phán không đáng tin cậy, phá hỏng cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước. Phía Bắc Kinh tuyên bố, chiến tranh thương mại sẽ chỉ gây tổn hại đến nền kinh tế Mỹ. Ảnh: NAR.

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-3
 Ngày 2/6, Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố sách trắng, đề cập đến lập trường của Trung Quốc về đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Nội dung sách trắng khẳng định, Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại, nhưng cũng không sợ chiến tranh thương mại và sẽ chiến đấu nếu cần thiết. Ảnh: CD. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-4
 Lập trường cứng rắn của Trung Quốc có thể được thấy rõ kể từ sau khi vòng đàm phán thương mại thứ 11 với Mỹ sụp đổ hôm 10/5. Ảnh: HER. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-5
 Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó đã ra lệnh khởi động quá trình tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá khoảng 300 tỷ USD. Động thái này diễn ra cùng ngày sau khi Mỹ chính thức áp mức thuế 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: WB.

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-6
Đáp trả, ngày 13/5, Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ áp thuế nhập khẩu từ 5%-25% đối với 5.140 sản phẩm từ Mỹ, với trị giá khoảng 60 tỉ USD. Quyết định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6 vừa qua. Ảnh: ST. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-7
Đến ngày 16/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp tuyên bố trình trạng khẩn cấp quốc gia, trong đó cấm các công ty công nghệ trong nước mua hoặc sử dụng thiết bị viễn thông nước ngoài mà Washington cho là tiềm ẩn nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Ảnh: Independent. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-8
 Ngoài Tập đoàn Huawei, có 143 cá nhân và tổ chức khác của Trung Quốc nằm trong "danh sách đen" mà Mỹ cho rằng gây rủi ro tới an ninh quốc gia nước này. Ảnh: FP. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-9
 Hôm 20/5, Google đã đình chỉ giấy phép và thỏa thuận chia sẻ với Tập đoàn Huawei, bao gồm việc chuyển giao sản phẩm phần cứng và phần mềm. Điều này đồng nghĩa với việc những sản phẩm chạy Android của hãng điện thoại Trung Quốc sẽ mất quyền truy cập vào các bản cập nhật của hệ điều hành Android. Ảnh: PBS.

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-10
 Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa hạ nhiệt, ngày 29/5 vừa qua, Trung Quốc cân nhắc áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm, một thành phần quan trọng trong nhiều sản phẩm công nghệ cao, sang Mỹ nhằm đáp trả Washington. Ảnh: CFP. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-11
 “Theo những gì tôi biết, Trung Quốc đang nghiêm túc cân nhắc việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Trung Quốc cũng có thể sử dụng các biện pháp đáp trả khác trong tương lai”, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hu Xijin cho hay. Ảnh: NYP. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-12
 Chưa hết, ngày 31/5, Trung Quốc thông báo sẽ lập danh sách đen các công ty nước ngoài để trả đũa vụ Huawei. Theo đó, các công ty nằm trong danh sách "thực thể không đáng tin cậy" và "gây tổn hại quyền và lợi ích" của Huawei sẽ buộc phải ngừng cung cấp cho doanh nghiệp Trung Quốc này. Ảnh: TM. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-13
"Quyết định lập danh sách đen của Trung Quốc là một biện pháp 'ăn miếng trả miếng' để thể hiện rằng Trung Quốc có thể nhắm vào các công ty Mỹ", Rajiv Biswas, đến từ công ty IHS Markit, nói. Ảnh: CNN. 

Mời độc giả xem thêm video: Nguy cơ từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung (Nguồn: CNBC)

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.