Phương Tây “đau đầu” về công nghệ hạt nhân Triều Tiên

Phương Tây “đau đầu” về công nghệ hạt nhân Triều Tiên
Ảnh chụp vệ tinh bãi thử hạt nhân Triều Tiên.
 Ảnh chụp vệ tinh bãi thử hạt nhân Triều Tiên.

Từng thực hiện 2 vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009, Triều Tiên đã làm dấy lên quan ngại của phương Tây về dấu vết uranium vì điều này sẽ cho phép Bình Nhưỡng tăng đáng kể kho vũ khí giết người hàng loạt.
"Chúng tôi rất muốn biết liệu đó là plutonium hay uranium làm giàu cao. Nhưng rốt cục, chúng tôi chẳng phát hiện được gì", nhà khoa học hạt nhân Mỹ Siegfried Hecker, người từng đến Triều Tiên, nhấn mạnh. Ông này ám chỉ những phân tích thất bại về các dấu tích phóng xạ trong vụ thử hạt nhân thứ 3 của Bình Nhưỡng.
Một cơ quan giám sát thử nghiệm hạt nhân toàn cầu hồi tháng 4/2013 tuyên bố đã phát hiện phóng xạ khí xenon có thể có nguồn gốc từ vụ thử hạt nhân dưới lòng đất ngày 12/2 của Triều Tiên. Tuy nhiên, khí xenon cũng được sản sinh trong phản ứng phân hạch, phản ứng nguyên tử xảy ra cả ở các vụ thử vũ khí hạt nhân lẫn trong lò phản ứng.
Các chuyên gia cho biết, việc phân biệt plutonium và uranium chỉ hiệu quả nếu các nghiên cứu được tiến hành sớm sau một vụ thử hạt nhân và lượng khí bị thải ra đủ lớn để phân tích.
Theo nhà phân tích Mika Nikkinen của Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO), một cơ chế giám sát có trụ sở ở Vienna, chất liệu phóng xạ dùng trong vụ thử hạt nhân hồi tháng 2 của Triều Tiên sẽ không bao giờ được khám phá trừ phi “ai đó có khả năng tiếp cận căn cứ thử hạt nhân và thấy những gì cần thấy ở đây”. CTBTO có 290 trạm quan sát trên toàn thế giới nhằm theo dõi và phát hiện dấu hiệu của các vụ thử hạt nhân bao gồm cả các sóng địa chấn lẫn dấu vết phóng xạ.
Anders Ringbom, Phó giám đốc nghiên cứu tại Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển, cũng cho rằng không thể xác định vật liệu phân hạch trong vụ thử hạt nhân lần thứ 3 của Triều Tiên, dựa trên cơ sở các chất khí phát hiện được cách đây 2 tháng.
Triều Tiên đã từ bỏ sản xuất plutonium cách đây 6 năm do sức ép nhưng sau đó nước này thừa nhận đã tiến hành làm giàu uranium, có thể được sử dụng để sản xuất bom nguyên tử nếu được tinh chế ở cấp độ vũ khí. Triều Tiên được cho là dễ dàng có khả năng sản xuất một lượng lớn uranium làm giàu cao độ.
Nhà khoa học hạt nhân Mỹ Siegfried Hecker Hecker - cựu giám đốc của Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ) - ước tính Triều Tiên đã có đủ plutonium để chế tạo từ 4 đến 8 vũ khí hạt nhân. Thậm chí, theo ông, có khả năng Triều Tiên đã "làm chủ được cả loại vũ khí hạt nhân sử dụng plutonium lẫn loại vũ khí hạt nhân sử dụng uranium làm giàu cao độ”.
Vụ thử hạt nhân hồi tháng 2 của Triều Tiên được cho là mạnh hơn nhiều so với vụ nổ cách đây 4 năm. Trong khi đó, Bình Nhưỡng tuyên bố đã đạt được tiến bộ trong việc thu nhỏ vũ khí hạt nhân để gắn vào đầu đạn tên lửa.


TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.